Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2011

Thế kỷ Thái bình dương của Hoa Kỳ

Tác giả: Hilary Clinton




Tương lai nền chính trị sẽ được định đoạt ở châu Á, nhưng không phải Afghannistan hay Iraq và Hoa kỳ phải luôn có mặt tại trung tâm mọi diễn biến.

Khi mà cuộc chiến ở Iraq đang dần lùi xa và Hoa kỳ bắt đầu rút quân ra khỏi Afghanistan thì cũng là lúc mà đất nước này đang đứng trước một thời điểm quan trọng.

Hơn 10 năm qua, chúng ta đã dành những nguồn lực khổng lồ cho hai chiến trường đó và trong 10 năm tới chúng ta cần phải thông minh và có hệ thống khi lựa chọn địa điểm đầu tư thời gian và sức lực để làm sao chúng ta vẫn ở trong thế thượng phong nhằm duy trì quyền lãnh đạo, bảo vệ lợi ích và thăng tiến những giá trị của Mỹ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật điều hành đất nước trong thập kỷ tới , bởi vậy sẽ là tập trung tăng cường đầu tư một cách đáng kể vào khu vực Châu á- Thái bình dương trên tất cả các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, chiến lược dài hạn v.v...




Châu á- Thái bình dương đang trở thành người dẫn dắt chủ yếu nền chính trị toàn cầu. Trải dài từ bán đảo Ấn độ cho tới bờ Tây Hoa kỳ , khu vực này nối liền hai biển lớn - Ấn độ dương và Thái bình dương , nơi mà tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế cũng như các giá trị chiến lược khác ngày một gia tăng.

Nơi đây có tới gần một nửa dân số thế giới sinh sống với những cỗ máy chủ đạo của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là nơi thải ra nhiều khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính nhất. Đó cũng là quê hương các đồng minh chủ yếu của Hoa kỳ và một số thế lực đang lên chẳng hạn như TQ, Ấn độ và Indonesia.

Trong giai đoạn mà khu vực Châu Á - Thái bình dương đang xây dựng một nền an ninh cũng như cơ cấu kinh tế hoàn thiện hơn nhằm hỗ trợ cho phát triển ổn định và thịnh vượng thì những cam kết của Hoa kỳ lại càng có ý nghĩa hệ trọng. Điều này sẽ giúp củng cố cấu trúc mong đợi đó và bảo đảm đem lại những thành quả từ những nỗ lực lãnh đạo liên tục của Hoa kỳ trong thế kỷ XXI. Cũng tương tự như các cam kết của chúng ta sau Thế chiến II đã giúp thiết lập nên những mạng lưới các thể chế và các mối tương tác toàn diện vượt Đại Tây dương , bền vững với thời gian và rõ ràng là đã đem lại lợi ích gấp nhiều lần chi phí bỏ ra. Và chúng ta sẽ tiếp tục hành động như vậy.

Đã tới lúc Hoa kỳ cần thực hiện một sự đầu tư tương tự như vậy với tư cách là một cường quốc bên bờ Thái bình dương, đó chính là đường lối chiến lược của chính quyền của Tổng thống Barack Obama và chính sách này đã bắt đầu mang lại kết quả.

Với Iraq và Afghanistan còn đang trong giai đoạn chuyển đổi cùng những thách thức kinh tế nghiêm trọng trong nước, đã có những người trong chính giới Mỹ kêu gọi chúng tôi hãy thu dọn về nhà. Họ tìm kiếm một sự giảm bớt vai trò tham dự của chúng ta trên trường quốc tế để dồn sức giải quyết ưu tiên các vấn đề trong nước.

Những ý kiến vận động kiểu này cũng dễ hiểu, tuy nhiên lại sai lầm bởi lẽ chính những ai nói rằng chúng ta không thể tham dự thêm nữa vào đời sống quốc tế lại phải đối mặt với điều ngược lại - đó là dù có muốn thì chúng ta cũng không thể nào lùi lại được. Từ việc mở ra những thị trường mới cho các doanh nghiệp Hoa kỳ , đến hoạt động ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và giữ trật tự an toàn , tự do thông thương trên các tuyến hàng hải quốc tế đã cho thấy hoạt động của chúng ta ở nước ngoài là then chốt đối với thịnh vượng và an ninh nội địa . Đã hơn 6 thập kỷ Hoa kỳ luôn phải chống chọi với lực hút " về nhà đi thôi" qua các cuộc tranh luận căng thẳng và cả lối tư duy " thắng - thua" ( nguyên văn là zero- sum logic - ND ) xuất phát từ đây, và một lần nữa , chúng ta vẫn phải tiếp tục hành động như đã hành động trong quá khứ.
Bên ngoài biên giới Hoa kỳ , người dân rất quan tâm muốn biết rõ mục tiêu tiếp tục tham gia lãnh đạo thế giới của chúng ta. Ở Á châu mọi người hỏi rằng liệu Hoa kỳ có thực sự sẽ ở lại đây không hay đang bị rối trí bởi những sự kiện ở đâu đó, và liệu chúng ta có khả năng đưa ra cũng như giữ vững các cam kết đáng tin cậy về kinh tế và chiến lược dài hạn, và liệu Hoa kỳ có thể đi từ cam kết đến hành động thực tế hay không. Câu trả lời của chúng ta là : chúng tôi có thể làm và chúng tôi sẽ làm.

Hỗ trợ cho tăng trưởng và sự năng động của châu Á là nhiệm vụ trọng tâm đối với quyền lợi kinh tế mang tính chiến lược của Hoa kỳ và đó là một trong những ưu tiên quan trọng của Tổng thống Obama. Các thị trường mở Á châu mang lại những cơ hội chưa từng có trong lịch sử ở các lĩnh vực như đầu tư, thương mại và tiếp cận công nghệ cao. Sự phục hồi kinh tế trong nước sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu và khả năng đặt quan hệ kinh doanh của các công ty Mỹ đối với thị trường tiêu dùng to lớn đang trỗi dậy ở Á châu.

Đứng về nhận thức chiến lược, duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực Châu Á- Thái bình dương càng ngày trở nên có ý nghĩa quyết định đối với tiến bộ toàn cầu, cho dù đó là việc bảo vệ tự do thông thương đi lại trên Biển Đông ( biển Nam Trung Hoa - nguyên văn) hay ngăn cản Bắc Triều tiên phát triển vũ khí hạt nhân , đảm bảo sự minh bạch, công khai các hoạt động quân sự của một số quốc gia lớn trong khu vực.
Bởi lẽ châu Á rất quan trọng đối với tương lai của Hoa kỳ nên một nước Mỹ dấn thân cũng sẽ có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của Á châu. Hơn bao giờ hết trong lịch sử hiện đại ,khu vực này đang mong đợi chúng ta tham gia lãnh đạo và cùng kinh doanh. Chúng ta là là một cường quốc duy nhất có một mạng lưới các đồng minh mạnh mẽ trong khu vực, lại không hề có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải , đã từng nhiều năm liền cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công cộng ( ví dụ như giữ gìn an ninh hàng hải chống cướp biển, dự báo bão, sóng thần , động đất, cứu hộ v.v...- ND ).
Cùng với các đồng minh, chúng ta đã cam kết về an ninh khu vực trong mấy thập niên - chẳng hạn như cùng tuần tra bảo vệ an ninh đường giao thông trên biển giúp gìn giữ ổn định và tạo môi trường cho tăng trưởng. Chúng ta đã hỗ trợ hàng tỷ con người trong khu vực này hội nhập với nền kinh tế toàn cầu bằng việc thúc đẩy nâng cao hiệu năng của nền kinh tế, trao quyền cho xã hội và mở rộng hơn các mối liên kết giữa người dân với nhau.

Hoa kỳ hiện là đối tác đầu tư và thương mại chủ yếu , đồng thời là nguồn của các sáng chế và đổi mới đang mang lại lợi ích cho người lao động cũng như các doanh nghiệp ở cả hai bờ Thái bình dương. Hàng năm có khoảng 350.000 sinh viên Châu Á theo học tại Hoa kỳ và đây cũng chính là quán quân của thị trường tự do và là nơi bảo vệ mạnh mẽ các quyền con người mang tính phổ quát.
Tổng thống Obama đã chỉ đạo kết nối toàn bộ chính phủ Hoa kỳ để thực hiện các nỗ lực bền bỉ và đa diện nhằm bao quát hết vai trò không ai thay thế được tại Thái bình dương. Thông thường thì đó là những nỗ lực thầm lặng. Có rất nhiều công việc của chúng ta không được phô diễn ra bên ngoài, vì bản chất công việc - đó là việc đầu tư lâu dài bao giờ cũng ít ồn ào hơn là những cuộc khủng hoảng hiện đang tiếp diễn, và vì lý do của cuộc cạnh tranh với những khu vực khác trên thế giới.

Với tư cách là Ngoại trưởng, tôi đã phá vỡ truyền thống và chọn Châu Á là điểm đến cho chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài . Từ đó tới nay tôi đã 7 lần tới nơi đây và có diễm phúc được chứng kiến tận mắt quá trình chuyển đổi nhanh chóng đang diễn ra như thế nào, khẳng định rằng tương lai của Hoa kỳ gắn kết chặt chẽ với tương lai của Châu á- Thái bình dương.

Sự trở lại Châu Á mang tính chiến lược của Mỹ một cách logic rất phù hợp với những nỗ lực nhằm bảo đảm và củng cố sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa kỳ.

Thành công của sự trở lại này đòi hỏi phải duy trì và ưu tiên hơn nữa sự đồng thuận của hai đảng phái chính trị về tầm quan trọng của Châu á- Thái bình dương đối với lợi ích quốc gia của chúng ta. Trong những thập niên qua,chúng ta đã tìm phương thức thiết lập nên truyền thống mạnh mẽ mà theo đó các Tổng thống và ngoại trưởng thuộc cả hai đảng ( Dân chủ và Cộng hòa - ND ) đều tham dự vào những vấn đề của khu vực này. Điều này đòi hỏi phải có sự thực thi thông minh chiến lược khu vực đã được vạch ra nhằm đáp ứng các lựa chọn toàn cầu của Hoa kỳ.

Vậy chiến lược khu vực thực chất là gì ? Trước tiên, đó là những tuyên bố đảm bảo các cam kết mà tôi gọi là chính sách ngoại giao " dàn trận trước". Điều này có nghĩa là tiếp tục phái đến tất cả các quốc gia cũng như mọi nơi, mọi nẻo ở Châu á- Thái bình dương tất cả lực lượng thuộc mọi cấp độ của ngành ngoại giao Mỹ- từ quan chức cao cấp nhất, các chuyên viên phát triển, các nhóm liên ngành cùng lực lượng thường trực. Chiến lược của chúng ta sẽ phải tính đến , đồng thời kịp thời thích ứng với mọi biến chuyển đầy kịch tính diễn ra khắp Châu Á. Trên quan điểm đó, công tác ngoại giao của chúng ta sẽ tiến hành theo 6 hướng cơ bản sau :

1. Củng cố các mối tương tác an ninh song phương với các đồng minh.
2. Làm sâu sắc hơn các quan hệ công tác với những cường quốc mới nổi, kể cả TQ
3. Tham dự cùng các thể chế đa phương trong khu vực,
4. mở rộng thương mại và đầu tư.
5. Tạo dựng hiện diện quân sự có sự ủng hộ rộng rãi.( nguyên văn :Broad-base military presence)
6. Đề cao dân chủ và nhân quyền

Do vị trí địa lý có một không hai mà Hoa kỳ đồng thời là một cường quốc ở cả Đại Tây dương và Thái bình dương. Chúng ta tự hào vì sự hợp tác với Châu Âu và còn vì tất cả những gì mà họ đã mang lại. Giờ đây thách thức đối với chúng ta là xây dựng mạng lưới hợp tác cùng các thể chế trong toàn vùng Thái bình dương , bền vững và phù hợp với lợi ích và các giá trị của Hoa kỳ như mạng lưới mà chúng ta đã xây dựng trên khắp khu vực Đại Tây dương. Đó là tiêu chí cho các nỗ lực của chúng ta trong các lĩnh vực nêu trên.

Các hiệp ước đồng minh của chúng ta ký với Nhật bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái lan là điểm tựa đối với chiến lược quay trở lại Châu Á- Thái bình dương. Chúng đã góp phần bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực trong suốt hơn nửa thế kỷ, định hình môi trường thuận lợi cho sự thăng tiến vượt bậc về kinh tế của cả khu vực, đồng thời là cơ sở cho sự hiện diện của Hoa kỳ ,nâng cao vai trò lãnh đạo của chúng ta trong khu vực ngay cả trong những thời khắc thử thách về an ninh.

Ngay cả khi các hiệp ước đồng minh đã rất thành công thì chúng ta cũng không thể duy trì hiện tình một cách đơn giản - mà chúng ta cần cập nhật chúng theo sự thay đổi của thế giới. Trong những nỗ lực theo định hướng này, chính quyền của Tổng thống Obama đã tuân theo 3 nguyên tắc cốt lõi sau :

1. Chúng ta phải duy trì sự đồng thuận chính trị về các mục tiêu cốt lõi của các đồng minh .
2. Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh đủ nhanh nhạy và có khả năng thích ứng để làm sao họ có thể ứng phó với các thử thách một cách thành công, đồng thời biết nắm bắt các cơ hội mới.
3. Chúng ta phải đảm bảo rằng năng lực quốc phòng và hạ tầng viễn thông của các đồng minh luôn đủ khả năng tác chiến và hậu cần để có thể ngăn cản sự khiêu khích đa dạng từ phía các tác nhân với tư cách là một quốc gia hoặc không là quốc gia ( ví dụ như các tổ chức khủng bố...- ND)

Quan hệ đồng minh với Nhật bản , được ví như viên đá tảng làm nền móng cho hòa bình và ổn định trong khu vực đang cho thấy chính quyền Obama thực hiện những nguyên tắc trên trong cuộc sống như thế nào. Chúng ta chia sẻ tầm nhìn về một trật tự ổn định trong khu vực với những luật lệ giao thông rõ ràng - từ sự tự do thông thương trên biển cho tới thị trường tự do và cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta đã thỏa thuận về một số sắp đặt mới bao gồm việc chính phủ Nhật bản đóng góp hơn 5 tỷ USD để bảo đảm cho sự hiện diện lâu dài của các lực lượng vũ trang Hoa kỳ ở Nhật, trong khi đó vẫn tăng cường triển khai các hoạt động hợp tác tình báo, thăm dò, trinh sát do thám nhằm phát hiện và đối phó kịp thời các thách thức an ninh khu vực, cũng như việc chia sẻ thông tin nhằm vào các mối đe dọa trên mạng .

Chúng ta đã ký thỏa thuận về " không gian mở" ( Open Skies) cho phép tăng cường mối giao lưu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và người dân với người dân, đã khởi động cuộc đối thoại chiến lược về Châu Á- Thái bình dương và cùng sát cánh hợp tác trên cương vị là hai nhà tài trợ lớn nhất tại Afghanistan.

Cũng tương tự như vậy, quan hệ đồng minh của chúng ta với Hàn quốc đã trở nên mạnh mẽ và được phối hợp hành động tốt hơn, chúng ta sẽ tiếp tục phát triển các năng lực của cả hai bên để ngăn chặn và đáp trả sự khiêu khích của Bắc Triều tiên. Chúng ta đã thỏa thuận về một kế hoạch đảm bảo quá trình chuyển giao thành công việc chỉ huy tác chiến khi xảy ra chiến sự , đồng thời mong đợi thỏa thuận tự do thương mại Hoa kỳ- Hàn quốc sẽ được thông qua.

Quan hệ đồng minh giữa chúng ta đã bước lên diễn đàn quốc tế qua việc cùng hợp tác tham gia G-20 và cuộc gặp thượng đỉnh về an ninh hạt nhân cũng như các nỗ lực chung ở Haiti và Afghanistan.

Chúng ta cũng mở rộng quan hệ đồng minh với Úc từ hợp tác trong khu vực Thái bình dương cho đến Ấn độ - Thái bình dương và thực tế đây là sự hợp tác mang tính toàn cầu. Trong việc giải quyết các vấn đề từ an ninh mạng cho tới Afghanistan hay sự nổi dậy gần đây ở một số quốc gia Ả rập và củng cố cấu trúc an ninh khu vực Châu Á- Thái bình dương, Úc đã đưa ra những ý kiến tư vấn và sự cam kết không thể thiếu được.
Tại Đông Nam Á chúng ta đang làm mới và tăng cường mối quan hệ đồng minh với Philippines và Thái lan, ví dụ như đã tăng số lượng các chuyến viếng thăm của tàu chiến tới Phillipines, cùng hợp tác đào tạo lực lượng chống khủng bố Filipino trong khuôn khổ Chiến Dịch Lực lượng Biệt kích Hỗn hợp Đặc biệt ở Mindanao. Tại Thái lan - đồng minh lâu đời nhất của Hoa kỳ ở Châu Á, chúng ta đang cùng thiết lập nên trung tâm trợ giúp nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai tầm cỡ khu vực.

Cứ mỗi lần nước Mỹ thất bại thì chúng ta đều đã lại vượt qua bằng sự sáng tạo và đổi mới. Năng lực quay trở lại cuộc chơi một cách mạnh mẽ hơn của Hoa kỳ là không ai sánh kịp trong lịch sử đương đại. Ngọn nguồn của sức mạnh đó được tuôn trào từ mô hình xã hội tự do- dân chủ và tự do kinh doanh, đó là thứ mô hình cho đến nay vẫn là cội nguồn của sự phồn vinh và tiến bộ mãnh liệt nhất mà nhân loại biết đến.
Ngay cả khi tăng cường các quan hệ song phương chúng ta vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương bởi lẽ chúng ta tin tưởng rằng việc đề cập tới những thách thức xuyên quốc gia phức tạp hiện nay mà Châu Á đang phải đối mặt đòi hỏi một số các thể chế có năng lực tổ chức các hành động tập thể. Một cấu trúc khu vực mang tính chất thiết thực, chặt chẽ ở Á châu sẽ góp phần củng cố hệ thống quy tắc và trách nhiệm, từ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tới bảo đảm quyền tự do dịch chuyển trên biển là cơ sở cho một trật tự quốc tế hiệu quả.

Theo quan điểm đa phương thì một hành vi có trách nhiệm luôn được đánh giá là hợp pháp và đáng tôn trọng, và chúng ta có thể cùng hành động để kiềm chế những kẻ phá hoại hòa bình, làm xói mòn sự ổn định và thịnh vượng.

Bởi vậy Hoa kỳ đã tham gia đầy đủ vào các thể chế đa phương của khu vực, ví dụ như diễn đàn ASEAN, APEC , và điều đáng lưu tâm là sự tham gia của chúng ta vào các thể chế khu vực chỉ có thể bổ sung mà không thay thế các mối liên hệ song phương của chúng ta. Hiện nay trong khu vực đang có nhu cầu muốn Hoa kỳ đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra chương trình nghị sự của các thể chế đó .Tất nhiên, Hoa kỳ cũng có lợi ích khi các thể chế đó tỏ ra hiệu quả và có trách nhiệm.

Bởi vậy Tổng thống Obama sẽ tham gia vào cuộc gặp thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên vào tháng 11 tới và để dọn đường, Hoa kỳ đã mở văn phòng phái đoàn của mình tại ASEAN ở Jakarta và ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN.

Tâm điểm chú ý của chúng ta là phát triển một chương trình nghị sự hướng nhiều hơn tới kết quả cụ thể và góp phần như một công cụ để thực hiện các nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông ( nguyên văn biển Nam Trung Hoa ).Trong năm 2010, tại Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà nội , Hoa kỳ đã hỗ trợ hình thành một nỗ lực chung tầm cỡ khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận và đi lại tự do qua Biển Đông ( Nam Trung Hoa ), đồng thời ủng hộ các nguyên tắc quốc tế cơ bản trong việc xác định các yêu sách về lãnh thổ, lãnh hải trong vùng biển Đông ( Nam Trung Hoa).Đó là một sự đảm bảo có ý nghĩa khi có tới một nửa lượng hàng hóa thương mại của thế giới thường xuyên lưu chuyển qua vùng nước này.

Năm vừa qua, chúng ta đã đi được một bước dài trong việc bảo vệ lợi ích sống còn của Hoa kỳ liên quan đến sự ổn định và tự do hàng hải , đồng thời đã có những bước đi đầu trên con đường ngoại giao đa phương bền vững cùng các bên có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông ( Nam Trung Hoa), nhằm tìm giải pháp hòa bình , tuân thủ các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế.

Hoa kỳ cũng hành động để củng cố vai trò của APEC như một thể chế quan trọng hàng đầu của khu vực , hướng tới mục tiêu tăng cường hội nhập kinh tế và giao thương trong vùng Thái bình dương.

Sau lời kêu gọi mạnh mẽ hồi năm ngoái của một nhóm ủng hộ thành lập khu vực mậu dịch tự do ở Châu Á - Thái bình dương, Tổng thống Obama sẽ chủ trì cuộc gặp thượng đỉnh nguyên thủ các quốc gia APEC được tổ chức vào tháng 11-2011 tại Hawaii. Chúng ta cam kết làm bền vững hơn nữa APEC với tư cách là một thể chế kinh tế hàng đầu khu vực Châu Á- Thái bình dương, đưa ra một chương trình nghị sự về kinh tế theo cách làm sao để có thể tập hợp được cả các nền kinh tế phát triển cùng các nền kinh tế mới nổi lên, hướng tới mục tiêu là khuyến khích tự do thương mại, đầu tư , đồng thời xây dựng và cải thiện tăng cường năng lực của các chế độ điều hành.

APEC với hoạt động của mình sẽ hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ đồng thời tạo thêm việc làm chất lượng cao trong nước, trong khi đó tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng trong toàn khu vực. APEC còn cung cấp các phương cách quan trọng để xây dựng nên những chương trình mở rộng nhằm giải phóng tiềm năng phát triển kinh tế mà phụ nữ đang nắm giữ. Cũng vì lẽ đó, Hoa kỳ cam kết cùng hành động với các đối tác của mình trên một hành trình đầy tham vọng hướng tới một Kỷ nguyên Tham dự ( nguyên văn Participation Age ),nơi mà mỗi cá nhân không phụ thuộc vào giới tính hay các đặc trưng khác đều là một thành viên có đóng góp và được quý trọng trên thị trường toàn cầu.

Cùng với những cam kết đối với các thể chế đa phương quy mô to lớn, chúng ta đã tích cực khởi xướng và quảng bá rộng rãi một số diễn đàn, hội thảo và nhóm chuyên gia từ các quốc gia liên đới để bàn luận thẳng thắn những thách thức đặc thù riêng , chẳng hạn như chúng ta đã đưa ra Sáng Kiến Hạ lưu sông Mêkông nhằm hỗ trợ giáo dục đào tạo, y tế, các chương trình môi trường tại Cămpuchia, Lào, Thái lan và Việt nam. Hay như Diễn đàn các đảo nhỏ Thái bình dương, nơi mà Hoa kỳ hỗ trợ các thành viên đối phó với những thách thức của quá trình biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt cá tới mức cạn kiệt và vấn đề tự do hàng hải. Chúng ta cũng bắt đầu vận động hình thành các hình thức hợp tác 3 bên giữa các quốc gia khác nhau như Mông cổ, Indonesia,Nhật bản, Kazkhstan và Hàn quốc. Chúng ta đang đưa ra những đề xuất nhằm củng cố sự phối hợp và cùng tham gia giữa 3 cường quốc trong khu vực Châu Á- Thái bình dương là TQ, Ấn độ và Mỹ.

Trên tất cả các hướng hành động khác nhau chúng ta luôn tìm cách để định hình và tham dự trong một cấu trúc khu vực có trách nhiệm, uyển chuyển và hữu hiệu, đồng thời đảm bảo rằng nó phải gắn kết được với cấu trúc toàn cầu rộng lớn hơn góp phần bảo vệ sự ổn định thương mại quốc tế và nâng cao các giá trị của chúng ta.

Điểm nhấn trong hợp tác kinh tế với APEC là duy trì các cam kết quan trọng của Hoa kỳ nhằm nâng cao năng lực điều hành kinh tế của chính quyền - đó là một trụ cột của nền ngoại giao Mỹ. Tiến bộ kinh tế càng ngày càng phụ thuộc vào các mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ và ngược lại, các tiến bộ trong ngoại giao lại phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ kinh tế sâu, rộng. Lẽ tự nhiên là việc chú trọng khuyến khích cho sự thịnh vượng của Mỹ cũng có nghĩa là phải chú trọng nhiều hơn tới tự do thương mại và hội nhập kinh tế ở Châu Á- Thái bình dương. Khu vực này đã sản xuất ra hơn một nửa tổng sản lượng hàng hóa và gần một nửa giao dịch thương mại toàn cầu. Chúng ta phấn đấu đạt mục tiêu của Tổng thống Obama nêu ra là tăng gấp đôi xuất khẩu từ nay tới năm 2015 và đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh nhiều hơn ở Á châu. Năm ngoái, xuất khẩu của Mỹ sang khu vực Châu Á- Thái bình dương đạt con số $320 tỷ , tạo ra 850 .000 việc làm , bởi vậy, có nhiều điều cổ vũ cho chính sách quay lại Á châu.

Khi đàm luận với các đồng nghiệp Châu Á có người đã phát biểu : chúng tôi mong muốn Hoa kỳ là một đối tác dấn thân và sáng tạo giúp cho sự thịnh vượng và khởi sắc của thương mại và các giao dịch tài chính ở khu vực. Bởi vì tôi đang phát biểu với lãnh đạo doanh nghiệp đến từ khắp nước Mỹ nên điều nghe được quả là rất quan trọng đối với quyết tâm của chúng ta nhằm tăng xuất khẩu và tận dụng các cơ hội đầu tư trên thị trường Châu Á đầy năng động.

Tháng 3 vừa rồi trong kỳ họp APEC ở Washington và sau đó vào tháng 7 ở Hongkong tôi đưa ra 4 thuộc tính mà tôi cho là những đặc trưng của một sự cạnh tranh kinh tế lành mạnh , đó là Mở, Tự do, Minh bạch và Công bằng. Thông qua sự dấn thân ở Châu Á- Thái bình dương chúng ta sẽ hỗ trợ định hình những nguyên tắc đó và cho thế giới thấy giá trị của chúng.

Chúng ta đang đàm phán các thỏa thuận thương mại cắt giảm thuế với chuẩn mực cao hơn về cạnh tranh lành mạnh khi mở ra các thị trường mới. Chẳng hạn như Hiệp định về Tự do Thương mại giữa Hoa kỳ và Hàn quốc sẽ giảm thuế đối với 95% các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp xuất xứ từ Mỹ trong vòng 5 năm , như vậy sẽ tạo ra khoảng 70.000 việc làm ở Hoa kỳ. Chỉ xét riêng việc cắt giảm thuế đã giúp tăng xuất khẩu hàng hóa Mỹ lên $10 tỷ, đồng thời tạo ra tăng trưởng 6% cho nền kinh tế Hàn quốc. Điều này sẽ hình thành sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất và công nhân ngành ôtô Mỹ. Như vậy, dù bạn là nhà sản xuất máy móc Mỹ hay nhà xuất khẩu hóa chất Hàn quốc thì hiệp định này sẽ hạ thấp hàng rào thuế quan đã ngăn cản bạn có thêm khách hàng mới.

Chúng ta cũng đạt được tiến bộ trong đàm phán thành lập tổ chức Đối tác Xuyên Thái bình dương ( TTP ) có ý nghĩa tập hợp các nền kinh tế trong khu vực Thái bình dương - phát triển và đang phát triển vào một cộng đồng thương mại . Mục tiêu của chúng ta không chỉ là tạo ra nhiều tăng trưởng hơn mà chính là tăng trưởng có chất lượng cao hơn. Chúng ta tin tưởng rằng các thỏa thuận thương mại cần phải bao gồm những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ người lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ và các sáng chế.Chúng cũng cần khuyến khích dòng chảy tự do của công nghệ thông tin và sự lan tỏa công nghệ xanh, đồng thời cải thiện hệ thống điều hành và các chuỗi cung ứng.

Cuối cùng thì mọi tiến bộ của chúng ta sẽ đều được đo bằng chất lượng cuộc sống của người dân - bất kể đàn ông hay đàn bà đều được làm việc trong sự tôn trọng nhân phẩm, lĩnh lương khá, nuôi sống gia đình khỏe mạnh, dạy dỗ con cái và có cơ hội cải thiện tương lai cho các thế hệ mai sau. Chúng ta hy vọng rằng thỏa thuận TTP với các chuẩn mực cao sẽ là hình mẫu cho các thỏa thuận sau này và sẽ phát triển thành nền móng của các tương tác khu vực tầm cỡ lớn hơn và tất nhiên sẽ phục vụ cho tự do thương mại trong khu vực Châu á- Thái bình dương.

Để đạt được cân bằng giao thương chúng ta cần có sự cam kết 2 chiều, đó là bản chất của cán cân thương mại và nó không thể có được bằng cách áp đặt một chiều. Bởi vậy chúng ta hành động trong khuôn khổ APEC, G-20 và các mối quan hệ song phương nhằm quảng bá cho các thị trường tự do với ít ràng buộc về xuất khẩu, minh bạch hơn và cam kết toàn diện về công bằng. Các doanh nghiệp và người lao động Hoa kỳ cần một sự tự tin rằng họ đang chơi trên một sân chơi bằng phẳng, với những luật chơi biết trước về mọi thứ, từ sở hữu trí tuệ cho đến sáng tạo mang tính bản địa.

Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Châu Á trong thập niên qua và tiềm năng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai phụ thuộc vào môi trường an ninh và ổn định mà bấy lâu nay được quân đội Hoa kỳ đảm bảo, đó là lực lượng gồm hơn 50,000 nam, nữ quân nhân đang phục vụ ở Nhật bản và Hàn quốc. Những thách thức của ngày hôm nay đang nhanh chóng làm thay đổi khu vực - từ những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải cho tới các mối đe dọa mới đối với tự do dịch chuyển trên biển hay ảnh hưởng ngày càng khủng khiếp của các thảm họa thiên tai. Tất cả những điều đó đòi hỏi Hoa kỳ phải bố trí lực lượng quân đội sao cho đáp ứng được các tiêu chí : phân bố hợp lý về lãnh thổ, thao tác được lâu dài và ổn định về chính trị.

Chúng ta đang làm mới những thỏa thuận về căn cứ quân sự với các đồng minh ở Bắc Á theo tinh thần giữ vững những cam kết chắc như đá tảng, đồng thời tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á và Ấn độ dương. Chẳng hạn như Hoa kỳ sẽ bố trí tàu chiến hoạt động gần bờ tới Singapore và đang nghiên cứu các hình thức khác nhau để quân đội hai nước cùng tập trận và thao tác. Mỹ và Úc đã thỏa thuận trong năm nay sẽ thăm dò khả năng tăng thêm sự hiện diện quân sự tại Úc nhằm gia tăng các cơ hội thao diễn và tập trận chung.

Chúng ta cũng đang tìm hiểu phương cách gia tăng hoạt động tiếp cận ở Đông Nam Á và khu vực Ấn độ dương đồng thời làm sâu sắc thêm những mối liên hệ với các đồng minh và đối tác ở đây.

Để thích ứng được với những thách thức mới trong khu vực , không có cách nào khác là Hoa kỳ phải trả lời được câu hỏi : bằng cách nào chúng ta hoạch định ra một chủ thuyết hướng dẫn hành động, phản ánh đầy đủ mối liên hệ ngày càng gia tăng giữa Ấn độ dương và Thái bình dương.

Trên cơ sở đó, một sự bố trí và phân bố lực lượng chung trong vùng sẽ tạo nên những lợi thế quan trọng. Hoa kỳ sẽ ở một vị thế thuận lợi hơn để hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo; và một điểm nữa không kém phần quan trọng là sự hợp tác cùng các đồng minh và đối tác sẽ tạo nên bức tường vững chắc ngăn cản những mối đe dọa hoặc nỗ lực phá hoại ngầm hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuy nhiên, có một thứ còn mạnh hơn cả lực lượng quân sự hay tầm cỡ của nền kinh tế của chúng ta, và nó cũng là tài sản có uy lực lớn nhất của đất nước - đó chính là sức mạnh từ những giá trị của Hoa kỳ, đặc biệt là sự ủng hộ kiên định của chúng ta đối với dân chủ và nhân quyền. Điều này đã nói lên đặc trưng sâu sắc nhất của dân Mỹ và cũng là trung tâm của nền ngoại giao Hoa kỳ,kể cả chiến lược quay trở lại Châu Á - Thái bình dương của chúng ta.

Trong khi làm sâu sắc sự can dự cùng các đối tác có những bất đồng về những vấn đề nêu trên, chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng thuyết phục họ tiến hành cải cách nhằm cải thiện năng lực điều hành, bảo vệ quyền con người và đề cao tự do chính trị..............

Chúng ta không thể và không bao giờ muốn áp đặt hệ thống của mình lên các quốc gia khác, nhưng chúng ta tin chắc rằng có một số giá trị có ý nghĩa toàn cầu mà người dân của mọi dân tộc trên thế giới, kể cả ở Châu Á , cùng chia sẻ - và đó chính là những giá trị nội tại đối với những đất nước ổn định,hòa bình và thịnh vượng.

Rút cục thì điều này hoàn toàn tùy thuộc vào nhân dân Châu Á khi họ theo đuổi quyền và nguyện vọng của mình, cũng giống như những điều mà chúng ta đã thấy trên thế giới.

Trong thập kỷ trước chính sách đối ngoại của chúng ta đã chuyển từ hưởng lợi từ nền hòa bình được thiết lập sau chiến tranh lạnh sang những cam kết ở Iraq và Afghanistan. Nay những cuộc chiến đó đang dần lùi xa thì chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để kịp xoay chuyển phù hợp với cục diện toàn cầu mới .

Chúng ta cũng biết rằng những cục diện mới đó đòi hỏi chúng ta phải sáng tạo, phải cạnh tranh và lãnh đạo theo cách mới. Thay vì rút ra khỏi công việc toàn cầu chúng ta cần dấn bước về phía trước và đổi mới lãnh đạo. Trong thời buổi khan hiếm nguồn lực , không còn nghi ngờ gì về việc chúng ta cần phải đầu tư vào nơi đem lại thu hoạch lớn nhất , và do vậy Châu Á- Thái bình dương chính là cơ hội trong thế kỷ XXI đối với Mỹ.
Tất nhiên các khu vực khác của thế giới vẫn rất quan trọng. Châu Âu là quê hương của phần lớn các đồng minh truyền thống của chúng ta sẽ vẫn là đối tác gần gũi nhất luôn đồng hành cùng Hoa kỳ để đối phó với hầu hết các thử thách khẩn cấp toàn cầu. Chúng ta đang đầu tư để nâng cấp các cấu trúc của quan hệ đồng minh truyền thống đó.

Nhân dân vùng Trung Đông và Bắc Phi đang khởi sự trên con đường mới nhưng đã có những ảnh hưởng toàn cầu sâu sắc , trong giai đoạn chuyển đổi của khu vực Hoa kỳ cam kết một sự hợp tác tích cực và bền vững.

Châu Phi vốn có sẵn một tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác để phục vụ phát triển kinh tế và chính trị trong những năm tới . Các quốc gia láng giềng của chúng ta ở Tây bán cầu còn chưa là các đối tác xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và họ cũng đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế toàn cầu. Tất cả các khu vực đó của thế giới đều mong muốn Hoa kỳ can dự và dẫn đầu.
Và chúng ta đã sẵn sàng dẫn đầu. Giờ đây tôi nhận thức rõ rằng có một số người đặt câu hỏi về việc các lực lượng Hoa kỳ đang đóng quân trên toàn thế giới. Trước đây chúng ta cũng từng nghe thấy những điều này. Vào cuối cuộc chiến Việt nam đã có cả một đội quân các nhà bình luận toàn cầu cổ xúy cho lập luận rằng nước Mỹ đã rút lui và đề tài này đôi khi vẫn được nhắc lại trong những thập kỷ qua.

Thế nhưng cứ mỗi lần nước Mỹ thất bại thì chúng ta đều đã lại vượt qua bằng sự sáng tạo và đổi mới. Năng lực quay trở lại cuộc chơi một cách mạnh mẽ hơn của Hoa kỳ là không ai sánh kịp trong lịch sử đương đại. Ngọn nguồn của sức mạnh đó được tuôn trào từ mô hình xã hội tự do- dân chủ và tự do kinh doanh, đó là thứ mô hình cho đến nay vẫn là cội nguồn của sự phồn vinh và tiến bộ mãnh liệt nhất mà nhân loại biết đến.

Tôi đã nghe thấy ở những nơi tôi từng đặt chân đến rằng thế giới này vẫn cần Hoa kỳ dẫn đầu. Quân đội của chúng ta cho tới nay vẫn là mạnh nhất, nền kinh tế của chúng ta cho đến nay vẫn lớn nhất thế giới và người lao động của chúng ta vẫn có năng suất cao nhất. Cả thế giới đều biết đến nhiều trường đại học Mỹ. Bởi vậy không còn lý do để nghi ngờ một sự thật là nước Mỹ đủ khả năng để bảo đảm và duy trì vai trò dẫn đầu thế giới trong thế kỷ này, như nó đã làm trong thế kỷ trước.

Khi chúng ta tiến lên phía trước để đánh dấu sự dấn thân ở Châu Á- Thái bình dương cho 60 năm tiếp theo, chúng ta cần ghi nhớ tạc dạ di sản chính trị mà hai đảng ( Dân chủ và Cộng hòa - ND) đã gây dựng nên giúp định hình con đường mà chúng ta đã can dự vào 60 năm qua . Đồng thời chúng ta cần chú trọng tới từng bước đi ngay trên nước Mỹ, đó là gia tăng tiết kiệm, cải cách hệ thống tài chính, nhờ cậy ít hơn vào các khoản vay và khắc phục sự chia rẽ giữa hai đảng ( Dân chủ và Cộng hòa- ND ) - chỉ có như vậy mới có thể bảo đảm và duy trì vai trò dẫn đầu của Hoa kỳ trên thế giới.

Đó không phải là một sự chuyển hướng dễ dàng, nhưng chúng ta đã đi được những bước chân đầu tiên từ hai năm rưỡi nay và chúng ta cam kết rằng đây là những nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất của chúng ta hiện nay.

• Phạm Gia Minh lược dịch theo Foreign Policy

America's Pacific Century

The future of politics will be decided in Asia, not Afghanistan or Iraq, and the United States will be right at the center of the action.

BY HILLARY CLINTON | NOVEMBER 2011

As the war in Iraq winds down and America begins to withdraw its forces from Afghanistan, the United States stands at a pivot point. Over the last 10 years, we have allocated immense resources to those two theaters. In the next 10 years, we need to be smart and systematic about where we invest time and energy, so that we put ourselves in the best position to sustain our leadership, secure our interests, and advance our values. One of the most important tasks of American statecraft over the next decade will therefore be to lock in a substantially increased investment -- diplomatic, economic, strategic, and otherwise -- in the Asia-Pacific region.
The Asia-Pacific has become a key driver of global politics. Stretching from the Indian subcontinent to the western shores of the Americas, the region spans two oceans -- the Pacific and the Indian -- that are increasingly linked by shipping and strategy. It boasts almost half the world's population. It includes many of the key engines of the global economy, as well as the largest emitters of greenhouse gases. It is home to several of our key allies and important emerging powers like China, India, and Indonesia.
At a time when the region is building a more mature security and economic architecture to promote stability and prosperity, U.S. commitment there is essential. It will help build that architecture and pay dividends for continued American leadership well into this century, just as our post-World War II commitment to building a comprehensive and lasting transatlantic network of institutions and relationships has paid off many times over -- and continues to do so. The time has come for the United States to make similar investments as a Pacific power, a strategic course set by President Barack Obama from the outset of his administration and one that is already yielding benefits.
With Iraq and Afghanistan still in transition and serious economic challenges in our own country, there are those on the American political scene who are calling for us not to reposition, but to come home. They seek a downsizing of our foreign engagement in favor of our pressing domestic priorities. These impulses are understandable, but they are misguided. Those who say that we can no longer afford to engage with the world have it exactly backward -- we cannot afford not to. From opening new markets for American businesses to curbing nuclear proliferation to keeping the sea lanes free for commerce and navigation, our work abroad holds the key to our prosperity and security at home. For more than six decades, the United States has resisted the gravitational pull of these "come home" debates and the implicit zero-sum logic of these arguments. We must do so again.
Beyond our borders, people are also wondering about America's intentions -- our willingness to remain engaged and to lead. In Asia, they ask whether we are really there to stay, whether we are likely to be distracted again by events elsewhere, whether we can make -- and keep -- credible economic and strategic commitments, and whether we can back those commitments with action. The answer is: We can, and we will.
Harnessing Asia's growth and dynamism is central to American economic and strategic interests and a key priority for President Obama. Open markets in Asia provide the United States with unprecedented opportunities for investment, trade, and access to cutting-edge technology. Our economic recovery at home will depend on exports and the ability of American firms to tap into the vast and growing consumer base of Asia. Strategically, maintaining peace and security across the Asia-Pacific is increasingly crucial to global progress, whether through defending freedom of navigation in the South China Sea, countering the proliferation efforts of North Korea, or ensuring transparency in the military activities of the region's key players.
Just as Asia is critical to America's future, an engaged America is vital to Asia's future. The region is eager for our leadership and our business -- perhaps more so than at any time in modern history. We are the only power with a network of strong alliances in the region, no territorial ambitions, and a long record of providing for the common good. Along with our allies, we have underwritten regional security for decades -- patrolling Asia's sea lanes and preserving stability -- and that in turn has helped create the conditions for growth. We have helped integrate billions of people across the region into the global economy by spurring economic productivity, social empowerment, and greater people-to-people links. We are a major trade and investment partner, a source of innovation that benefits workers and businesses on both sides of the Pacific, a host to 350,000 Asian students every year, a champion of open markets, and an advocate for universal human rights.
President Obama has led a multifaceted and persistent effort to embrace fully our irreplaceable role in the Pacific, spanning the entire U.S. government. It has often been a quiet effort. A lot of our work has not been on the front pages, both because of its nature -- long-term investment is less exciting than immediate crises -- and because of competing headlines in other parts of the world.
As secretary of state, I broke with tradition and embarked on my first official overseas trip to Asia. In my seven trips since, I have had the privilege to see firsthand the rapid transformations taking place in the region, underscoring how much the future of the United States is intimately intertwined with the future of the Asia-Pacific. A strategic turn to the region fits logically into our overall global effort to secure and sustain America's global leadership. The success of this turn requires maintaining and advancing a bipartisan consensus on the importance of the Asia-Pacific to our national interests; we seek to build upon a strong tradition of engagement by presidents and secretaries of state of both parties across many decades. It also requires smart execution of a coherent regional strategy that accounts for the global implications of our choices.
WHAT DOES THAT regional strategy look like? For starters, it calls for a sustained commitment to what I have called "forward-deployed" diplomacy. That means continuing to dispatch the full range of our diplomatic assets -- including our highest-ranking officials, our development experts, our interagency teams, and our permanent assets -- to every country and corner of the Asia-Pacific region. Our strategy will have to keep accounting for and adapting to the rapid and dramatic shifts playing out across Asia. With this in mind, our work will proceed along six key lines of action: strengthening bilateral security alliances; deepening our working relationships with emerging powers, including with China; engaging with regional multilateral institutions; expanding trade and investment; forging a broad-based military presence; and advancing democracy and human rights.
By virtue of our unique geography, the United States is both an Atlantic and a Pacific power. We are proud of our European partnerships and all that they deliver. Our challenge now is to build a web of partnerships and institutions across the Pacific that is as durable and as consistent with American interests and values as the web we have built across the Atlantic. That is the touchstone of our efforts in all these areas.
Our treaty alliances with Japan, South Korea, Australia, the Philippines, and Thailand are the fulcrum for our strategic turn to the Asia-Pacific. They have underwritten regional peace and security for more than half a century, shaping the environment for the region's remarkable economic ascent. They leverage our regional presence and enhance our regional leadership at a time of evolving security challenges.
As successful as these alliances have been, we can't afford simply to sustain them -- we need to update them for a changing world. In this effort, the Obama administration is guided by three core principles. First, we have to maintain political consensus on the core objectives of our alliances. Second, we have to ensure that our alliances are nimble and adaptive so that they can successfully address new challenges and seize new opportunities. Third, we have to guarantee that the defense capabilities and communications infrastructure of our alliances are operationally and materially capable of deterring provocation from the full spectrum of state and nonstate actors.
The alliance with Japan, the cornerstone of peace and stability in the region, demonstrates how the Obama administration is giving these principles life. We share a common vision of a stable regional order with clear rules of the road -- from freedom of navigation to open markets and fair competition. We have agreed to a new arrangement, including a contribution from the Japanese government of more than $5 billion, to ensure the continued enduring presence of American forces in Japan, while expanding joint intelligence, surveillance, and reconnaissance activities to deter and react quickly to regional security challenges, as well as information sharing to address cyberthreats. We have concluded an Open Skies agreement that will enhance access for businesses and people-to-people ties, launched a strategic dialogue on the Asia-Pacific, and been working hand in hand as the two largest donor countries in Afghanistan.
Similarly, our alliance with South Korea has become stronger and more operationally integrated, and we continue to develop our combined capabilities to deter and respond to North Korean provocations. We have agreed on a plan to ensure successful transition of operational control during wartime and anticipate successful passage of the Korea-U.S. Free Trade Agreement. And our alliance has gone global, through our work together in the G-20 and the Nuclear Security Summit and through our common efforts in Haiti and Afghanistan.
We are also expanding our alliance with Australia from a Pacific partnership to an Indo-Pacific one, and indeed a global partnership. From cybersecurity to Afghanistan to the Arab Awakening to strengthening regional architecture in the Asia-Pacific, Australia's counsel and commitment have been indispensable. And in Southeast Asia, we are renewing and strengthening our alliances with the Philippines and Thailand, increasing, for example, the number of ship visits to the Philippines and working to ensure the successful training of Filipino counterterrorism forces through our Joint Special Operations Task Force in Mindanao. In Thailand -- our oldest treaty partner in Asia -- we are working to establish a hub of regional humanitarian and disaster relief efforts in the region.
AS WE UPDATE our alliances for new demands, we are also building new partnerships to help solve shared problems. Our outreach to China, India, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mongolia, Vietnam, Brunei, and the Pacific Island countries is all part of a broader effort to ensure a more comprehensive approach to American strategy and engagement in the region. We are asking these emerging partners to join us in shaping and participating in a rules-based regional and global order.
One of the most prominent of these emerging partners is, of course, China. Like so many other countries before it, China has prospered as part of the open and rules-based system that the United States helped to build and works to sustain. And today, China represents one of the most challenging and consequential bilateral relationships the United States has ever had to manage. This calls for careful, steady, dynamic stewardship, an approach to China on our part that is grounded in reality, focused on results, and true to our principles and interests.
We all know that fears and misperceptions linger on both sides of the Pacific. Some in our country see China's progress as a threat to the United States; some in China worry that America seeks to constrain China's growth. We reject both those views. The fact is that a thriving America is good for China and a thriving China is good for America. We both have much more to gain from cooperation than from conflict. But you cannot build a relationship on aspirations alone. It is up to both of us to more consistently translate positive words into effective cooperation -- and, crucially, to meet our respective global responsibilities and obligations. These are the things that will determine whether our relationship delivers on its potential in the years to come. We also have to be honest about our differences. We will address them firmly and decisively as we pursue the urgent work we have to do together. And we have to avoid unrealistic expectations.
Over the last two-and-a-half years, one of my top priorities has been to identify and expand areas of common interest, to work with China to build mutual trust, and to encourage China's active efforts in global problem-solving. This is why Treasury Secretary Timothy Geithner and I launched the Strategic and Economic Dialogue, the most intensive and expansive talks ever between our governments, bringing together dozens of agencies from both sides to discuss our most pressing bilateral issues, from security to energy to human rights.
We are also working to increase transparency and reduce the risk of miscalculation or miscues between our militaries. The United States and the international community have watched China's efforts to modernize and expand its military, and we have sought clarity as to its intentions. Both sides would benefit from sustained and substantive military-to-military engagement that increases transparency. So we look to Beijing to overcome its reluctance at times and join us in forging a durable military-to-military dialogue. And we need to work together to strengthen the Strategic Security Dialogue, which brings together military and civilian leaders to discuss sensitive issues like maritime security and cybersecurity.
As we build trust together, we are committed to working with China to address critical regional and global security issues. This is why I have met so frequently -- often in informal settings -- with my Chinese counterparts, State Councilor Dai Bingguo and Foreign Minister Yang Jiechi, for candid discussions about important challenges like North Korea, Afghanistan, Pakistan, Iran, and developments in the South China Sea.
On the economic front, the United States and China need to work together to ensure strong, sustained, and balanced future global growth. In the aftermath of the global financial crisis, the United States and China worked effectively through the G-20 to help pull the global economy back from the brink. We have to build on that cooperation. U.S. firms want fair opportunities to export to China's growing markets, which can be important sources of jobs here in the United States, as well as assurances that the $50 billion of American capital invested in China will create a strong foundation for new market and investment opportunities that will support global competitiveness. At the same time, Chinese firms want to be able to buy more high-tech products from the United States, make more investments here, and be accorded the same terms of access that market economies enjoy. We can work together on these objectives, but China still needs to take important steps toward reform. In particular, we are working with China to end unfair discrimination against U.S. and other foreign companies or against their innovative technologies, remove preferences for domestic firms, and end measures that disadvantage or appropriate foreign intellectual property. And we look to China to take steps to allow its currency to appreciate more rapidly, both against the dollar and against the currencies of its other major trading partners. Such reforms, we believe, would not only benefit both our countries (indeed, they would support the goals of China's own five-year plan, which calls for more domestic-led growth), but also contribute to global economic balance, predictability, and broader prosperity.
Of course, we have made very clear, publicly and privately, our serious concerns about human rights. And when we see reports of public-interest lawyers, writers, artists, and others who are detained or disappeared, the United States speaks up, both publicly and privately, with our concerns about human rights. We make the case to our Chinese colleagues that a deep respect for international law and a more open political system would provide China with a foundation for far greater stability and growth -- and increase the confidence of China's partners. Without them, China is placing unnecessary limitations on its own development.
At the end of the day, there is no handbook for the evolving U.S.-China relationship. But the stakes are much too high for us to fail. As we proceed, we will continue to embed our relationship with China in a broader regional framework of security alliances, economic networks, and social connections.
Among key emerging powers with which we will work closely are India and Indonesia, two of the most dynamic and significant democratic powers of Asia, and both countries with which the Obama administration has pursued broader, deeper, and more purposeful relationships. The stretch of sea from the Indian Ocean through the Strait of Malacca to the Pacific contains the world's most vibrant trade and energy routes. Together, India and Indonesia already account for almost a quarter of the world's population. They are key drivers of the global economy, important partners for the United States, and increasingly central contributors to peace and security in the region. And their importance is likely to grow in the years ahead.
President Obama told the Indian parliament last year that the relationship between India and America will be one of the defining partnerships of the 21st century, rooted in common values and interests. There are still obstacles to overcome and questions to answer on both sides, but the United States is making a strategic bet on India's future -- that India's greater role on the world stage will enhance peace and security, that opening India's markets to the world will pave the way to greater regional and global prosperity, that Indian advances in science and technology will improve lives and advance human knowledge everywhere, and that India's vibrant, pluralistic democracy will produce measurable results and improvements for its citizens and inspire others to follow a similar path of openness and tolerance. So the Obama administration has expanded our bilateral partnership; actively supported India's Look East efforts, including through a new trilateral dialogue with India and Japan; and outlined a new vision for a more economically integrated and politically stable South and Central Asia, with India as a linchpin.
We are also forging a new partnership with Indonesia, the world's third-largest democracy, the world's most populous Muslim nation, and a member of the G-20. We have resumed joint training of Indonesian special forces units and signed a number of agreements on health, educational exchanges, science and technology, and defense. And this year, at the invitation of the Indonesian government, President Obama will inaugurate American participation in the East Asia Summit. But there is still some distance to travel -- we have to work together to overcome bureaucratic impediments, lingering historical suspicions, and some gaps in understanding each other's perspectives and interests.
EVEN AS WE strengthen these bilateral relationships, we have emphasized the importance of multilateral cooperation, for we believe that addressing complex transnational challenges of the sort now faced by Asia requires a set of institutions capable of mustering collective action. And a more robust and coherent regional architecture in Asia would reinforce the system of rules and responsibilities, from protecting intellectual property to ensuring freedom of navigation, that form the basis of an effective international order. In multilateral settings, responsible behavior is rewarded with legitimacy and respect, and we can work together to hold accountable those who undermine peace, stability, and prosperity.
So the United States has moved to fully engage the region's multilateral institutions, such as the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum, mindful that our work with regional institutions supplements and does not supplant our bilateral ties. There is a demand from the region that America play an active role in the agenda-setting of these institutions -- and it is in our interests as well that they be effective and responsive.
That is why President Obama will participate in the East Asia Summit for the first time in November. To pave the way, the United States has opened a new U.S. Mission to ASEAN in Jakarta and signed the Treaty of Amity and Cooperation with ASEAN. Our focus on developing a more results-oriented agenda has been instrumental in efforts to address disputes in the South China Sea. In 2010, at the ASEAN Regional Forum in Hanoi, the United States helped shape a regionwide effort to protect unfettered access to and passage through the South China Sea, and to uphold the key international rules for defining territorial claims in the South China Sea's waters. Given that half the world's merchant tonnage flows through this body of water, this was a consequential undertaking. And over the past year, we have made strides in protecting our vital interests in stability and freedom of navigation and have paved the way for sustained multilateral diplomacy among the many parties with claims in the South China Sea, seeking to ensure disputes are settled peacefully and in accordance with established principles of international law.
We have also worked to strengthen APEC as a serious leaders-level institution focused on advancing economic integration and trade linkages across the Pacific. After last year's bold call by the group for a free trade area of the Asia-Pacific, President Obama will host the 2011 APEC Leaders' Meeting in Hawaii this November. We are committed to cementing APEC as the Asia-Pacific's premier regional economic institution, setting the economic agenda in a way that brings together advanced and emerging economies to promote open trade and investment, as well as to build capacity and enhance regulatory regimes. APEC and its work help expand U.S. exports and create and support high-quality jobs in the United States, while fostering growth throughout the region. APEC also provides a key vehicle to drive a broad agenda to unlock the economic growth potential that women represent. In this regard, the United States is committed to working with our partners on ambitious steps to accelerate the arrival of the Participation Age, where every individual, regardless of gender or other characteristics, is a contributing and valued member of the global marketplace.
In addition to our commitment to these broader multilateral institutions, we have worked hard to create and launch a number of "minilateral" meetings, small groupings of interested states to tackle specific challenges, such as the Lower Mekong Initiative we launched to support education, health, and environmental programs in Cambodia, Laos, Thailand, and Vietnam, and the Pacific Islands Forum, where we are working to support its members as they confront challenges from climate change to overfishing to freedom of navigation. We are also starting to pursue new trilateral opportunities with countries as diverse as Mongolia, Indonesia, Japan, Kazakhstan, and South Korea. And we are setting our sights as well on enhancing coordination and engagement among the three giants of the Asia-Pacific: China, India, and the United States.
In all these different ways, we are seeking to shape and participate in a responsive, flexible, and effective regional architecture -- and ensure it connects to a broader global architecture that not only protects international stability and commerce but also advances our values.
OUR EMPHASIS ON the economic work of APEC is in keeping with our broader commitment to elevate economic statecraft as a pillar of American foreign policy. Increasingly, economic progress depends on strong diplomatic ties, and diplomatic progress depends on strong economic ties. And naturally, a focus on promoting American prosperity means a greater focus on trade and economic openness in the Asia-Pacific. The region already generates more than half of global output and nearly half of global trade. As we strive to meet President Obama's goal of doubling exports by 2015, we are looking for opportunities to do even more business in Asia. Last year, American exports to the Pacific Rim totaled $320 billion, supporting 850,000 American jobs. So there is much that favors us as we think through this repositioning.
When I talk to my Asian counterparts, one theme consistently stands out: They still want America to be an engaged and creative partner in the region's flourishing trade and financial interactions. And as I talk with business leaders across our own nation, I hear how important it is for the United States to expand our exports and our investment opportunities in Asia's dynamic markets.
Last March in APEC meetings in Washington, and again in Hong Kong in July, I laid out four attributes that I believe characterize healthy economic competition: open, free, transparent, and fair. Through our engagement in the Asia-Pacific, we are helping to give shape to these principles and showing the world their value.
We are pursuing new cutting-edge trade deals that raise the standards for fair competition even as they open new markets. For instance, the Korea-U.S. Free Trade Agreement will eliminate tariffs on 95 percent of U.S. consumer and industrial exports within five years and support an estimated 70,000 American jobs. Its tariff reductions alone could increase exports of American goods by more than $10 billion and help South Korea's economy grow by 6 percent. It will level the playing field for U.S. auto companies and workers. So, whether you are an American manufacturer of machinery or a South Korean chemicals exporter, this deal lowers the barriers that keep you from reaching new customers.
We are also making progress on the Trans-Pacific Partnership (TPP), which will bring together economies from across the Pacific -- developed and developing alike -- into a single trading community. Our goal is to create not just more growth, but better growth. We believe trade agreements need to include strong protections for workers, the environment, intellectual property, and innovation. They should also promote the free flow of information technology and the spread of green technology, as well as the coherence of our regulatory system and the efficiency of supply chains. Ultimately, our progress will be measured by the quality of people's lives -- whether men and women can work in dignity, earn a decent wage, raise healthy families, educate their children, and take hold of the opportunities to improve their own and the next generation's fortunes. Our hope is that a TPP agreement with high standards can serve as a benchmark for future agreements -- and grow to serve as a platform for broader regional interaction and eventually a free trade area of the Asia-Pacific.
Achieving balance in our trade relationships requires a two-way commitment. That's the nature of balance -- it can't be unilaterally imposed. So we are working through APEC, the G-20, and our bilateral relationships to advocate for more open markets, fewer restrictions on exports, more transparency, and an overall commitment to fairness. American businesses and workers need to have confidence that they are operating on a level playing field, with predictable rules on everything from intellectual property to indigenous innovation.
ASIA'S REMARKABLE ECONOMIC growth over the past decade and its potential for continued growth in the future depend on the security and stability that has long been guaranteed by the U.S. military, including more than 50,000 American servicemen and servicewomen serving in Japan and South Korea. The challenges of today's rapidly changing region -- from territorial and maritime disputes to new threats to freedom of navigation to the heightened impact of natural disasters -- require that the United States pursue a more geographically distributed, operationally resilient, and politically sustainable force posture.
We are modernizing our basing arrangements with traditional allies in Northeast Asia -- and our commitment on this is rock solid -- while enhancing our presence in Southeast Asia and into the Indian Ocean. For example, the United States will be deploying littoral combat ships to Singapore, and we are examining other ways to increase opportunities for our two militaries to train and operate together. And the United States and Australia agreed this year to explore a greater American military presence in Australia to enhance opportunities for more joint training and exercises. We are also looking at how we can increase our operational access in Southeast Asia and the Indian Ocean region and deepen our contacts with allies and partners.
How we translate the growing connection between the Indian and Pacific oceans into an operational concept is a question that we need to answer if we are to adapt to new challenges in the region. Against this backdrop, a more broadly distributed military presence across the region will provide vital advantages. The United States will be better positioned to support humanitarian missions; equally important, working with more allies and partners will provide a more robust bulwark against threats or efforts to undermine regional peace and stability.
But even more than our military might or the size of our economy, our most potent asset as a nation is the power of our values -- in particular, our steadfast support for democracy and human rights. This speaks to our deepest national character and is at the heart of our foreign policy, including our strategic turn to the Asia-Pacific region.
As we deepen our engagement with partners with whom we disagree on these issues, we will continue to urge them to embrace reforms that would improve governance, protect human rights, and advance political freedoms. We have made it clear, for example, to Vietnam that our ambition to develop a strategic partnership requires that it take steps to further protect human rights and advance political freedoms. Or consider Burma, where we are determined to seek accountability for human rights violations. We are closely following developments in Nay Pyi Taw and the increasing interactions between Aung San Suu Kyi and the government leadership. We have underscored to the government that it must release political prisoners, advance political freedoms and human rights, and break from the policies of the past. As for North Korea, the regime in Pyongyang has shown persistent disregard for the rights of its people, and we continue to speak out forcefully against the threats it poses to the region and beyond.
We cannot and do not aspire to impose our system on other countries, but we do believe that certain values are universal -- that people in every nation in the world, including in Asia, cherish them -- and that they are intrinsic to stable, peaceful, and prosperous countries. Ultimately, it is up to the people of Asia to pursue their own rights and aspirations, just as we have seen people do all over the world.
IN THE LAST decade, our foreign policy has transitioned from dealing with the post-Cold War peace dividend to demanding commitments in Iraq and Afghanistan. As those wars wind down, we will need to accelerate efforts to pivot to new global realities.
We know that these new realities require us to innovate, to compete, and to lead in new ways. Rather than pull back from the world, we need to press forward and renew our leadership. In a time of scarce resources, there's no question that we need to invest them wisely where they will yield the biggest returns, which is why the Asia-Pacific represents such a real 21st-century opportunity for us.
Other regions remain vitally important, of course. Europe, home to most of our traditional allies, is still a partner of first resort, working alongside the United States on nearly every urgent global challenge, and we are investing in updating the structures of our alliance. The people of the Middle East and North Africa are charting a new path that is already having profound global consequences, and the United States is committed to active and sustained partnerships as the region transforms. Africa holds enormous untapped potential for economic and political development in the years ahead. And our neighbors in the Western Hemisphere are not just our biggest export partners; they are also playing a growing role in global political and economic affairs. Each of these regions demands American engagement and leadership.
And we are prepared to lead. Now, I'm well aware that there are those who question our staying power around the world. We've heard this talk before. At the end of the Vietnam War, there was a thriving industry of global commentators promoting the idea that America was in retreat, and it is a theme that repeats itself every few decades. But whenever the United States has experienced setbacks, we've overcome them through reinvention and innovation. Our capacity to come back stronger is unmatched in modern history. It flows from our model of free democracy and free enterprise, a model that remains the most powerful source of prosperity and progress known to humankind. I hear everywhere I go that the world still looks to the United States for leadership. Our military is by far the strongest, and our economy is by far the largest in the world. Our workers are the most productive. Our universities are renowned the world over. So there should be no doubt that America has the capacity to secure and sustain our global leadership in this century as we did in the last.
As we move forward to set the stage for engagement in the Asia-Pacific over the next 60 years, we are mindful of the bipartisan legacy that has shaped our engagement for the past 60. And we are focused on the steps we have to take at home -- increasing our savings, reforming our financial systems, relying less on borrowing, overcoming partisan division -- to secure and sustain our leadership abroad.
This kind of pivot is not easy, but we have paved the way for it over the past two-and-a-half years, and we are committed to seeing it through as among the most important diplomatic efforts of our time.//

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét