Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Bản tin ngày 2 tháng 12 năm 2016




Người Việt, Nhất và Bét
Xuân Dương 


Thứ ba, nói về trí thức và giáo dục

Việt Nam có đội ngũ phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ hùng hậu vào loại nhất Đông Nam Á.
Một thống kê của tác giả Nguyễn Văn Tuấn năm 2010 cho thấy tỷ lệ quan chức Việt Nam có học hàm, học vị cao hơn cả Hoa Kỳ, Nhật Bản. [4]

Với đội ngũ (gọi là) trí thức hùng hậu thuộc loại hàng đầu nhưng Việt Nam lại đứng “đội sổ” về cống hiến cho nhân loại.

Với đội ngũ quan chức học vị cao hơn cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam lại là quốc gia lạc hậu, phát triển chậm hơn nhiều chục năm so với Đông Nam Á chứ chưa so với các nước tiên tiến.
Giáo dục để mở mang dân trí hay giáo dục để chứng tỏ việc gì khác?

Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông luôn đạt gần 100% là mục tiêu của giáo dục hay là định hướng phải thực hiện bằng mọi giá?

Giới thiệu sách giáo khoa bậc Trung học Việt Nam Cộng Hòa.
Việt Sử lớp Đệ Nhất (12)
Tác giả: Tăng Xuân An.
Soạn theo chương trình 1958 của Bộ Giáo Dục
Nhà xuất bản: Tao Đàn 1960-1961


Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm
China Builds Deep Water Seaport in Cambodia on the Gulf of Thailand
( Song ngữ Việt Anh)


Dự án xây dựng cảng nước sâu này tổng trị giá 3,8 tỉ USD, trải dài trên 90 km bờ biển, chiếm 20% tổng chiều dài bờ biển Campuchia được Trung Quốc thuê lại trong 99 năm.
Tập đoàn Phát triển Thiên Tân (UDG), một công ty liên kết với quân đội Trung Quốc thực hiện dự án này. Nó được giới chức cấp cao quân sự và chính trị Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Lễ ký kết đầu tư của UDG vào dự án này được chủ trì bởi ông Trương Cao Lệ, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng.
Ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia nhận định: cảng nước sâu đang xây dựng tại Campuchia có thể chứa hầu hết các tàu khu trục và chiến hạm khác của hải quân Trung Quốc.
Đó là một phần trong mạng lưới các cảng Trung Quốc đầu tư ở châu Á, đặc biệt là ở Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia.
Wade tin rằng, những hải cảng này đóng vai trò vô cùng quan trong trong việc theo đuổi mục tiêu thống trị khu vực.

Những tiếng vọng từ đáy vực:
Trao đổi về bài viết của Nguyễn Trung
02/12/2016
Tô Văn Trường


Muốn đất nước ổn định và phát triển phải đổi mới song hành cả về chính trị và kinh tế hay nói cách khác liên quan đến THỂ CHẾ VÀ CON NGƯỜI.

Về hiện tượng Trump 

Nguyễn Trung
Hà Nội, ngày 23-11-2016


Trong thế giới hôm nay Việt Nam cũng phải quẫy lên mở đường bước sang trang mới
Tại đây, ngay tức khắc, tôi chỉ muốn kêu lên thật to một cách dân dã để cho cả cả nước nghe thấy:
Nếu cường quốc số 1 Mỹ hôm nay có 10 (mười) lý do phải quẫy lên, thì Việt Nam ta phải có đến 1000 (một nghìn) lý do để làm như vậy!  
Nghĩa là đòi hỏi quẫy lên của nước ta bức bách hơn của Mỹ hàng trăm lần. Nhất là Mỹ không đứng trước những nguy cơ có thể gây sụp đổ như ở ta, hoàn toàn không có nỗi lo bị ăn thịt như của ta, cũng không ở gần Frankenstein Trung Quốc như ta… vân vân và vân vân… 

Nước Mỹ từ Trump, TPP và kinh tế VN
Phạm Chi Lan


Cho tới gần đây, Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào hiệp định TPP sẽ được thực hiện để tạo những cú hích trong cải cách và phát triển kinh tế của mình, cũng như trong phát triển quan hệ các mặt, đặc biệt về kinh tế, thương mại với Mỹ.
Trước tình hình mới này, Việt Nam cần suy nghĩ nghiêm túc về các khả năng trong tương lai, và đặc biệt là về việc mình phải làm gì để thích ứng với bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới chắc chắn sẽ khác trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét