Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Việt Nam Quốc dân đảng


Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Việt Nam Quốc dân đảng 


Đảng ca: VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG
Hùng Lân




“Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc của mình, khi bị các nước khác xâm phạm; và theo nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu đồng bào ở trong vòng nguy hiểm khó khăn.” (Nguyễn thái Học – Thư gửi Quốc Hội Pháp)


Ảnh thật của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học

Từ lâu, chúng ta chỉ làm lễ tưởng niệm với những tấm hình theo chân dung, qua nhiều tài liệu đã tìm thấy hình thật của cố đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học do thực Pháp chụp lúc bị bắt ở Hoả Lò, Hà Nội vào tháng 2, 1930. Hình đang bận áo và mang số tù của bọn thực dân Pháp xâm lược…. Nhưng với Việt Nam ông là vị anh hùng dân tộc được bao thế hệ mai sau ngưỡng mộ, tôn vinh và noi gương…


25-12-2016
Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Việt Nam Quốc dân đảng 

https://docs.google.com/document/d/1v3FR0mnj1v04XmlXozoicl9-vbCT_0dBj11SU82ZrlE/edit?usp=sharing

… Ngay đến những người cộng sản, những kẻ thù gay gắt nhất của Việt Nam Quốc Dân đảng sau này cũng không dám phủ nhận công lao của những anh hùng Yên Báy. Để tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này, BTV Nguyễn Khanh của ban Việt ngữ đã liên lạc với Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng để phỏng vấn ông.
Loạt bài này sẽ gồm có ba phần, phần thứ nhất về nguyên ủy và sự hình thành của Việt Nam Quốc Dân đảng. Phần thứ hai nói đến những nguyên nhân gần dẫn đến cuộc khởi nghĩa và phần thứ ba nói về diễn biến cuộc khởi nghĩa và kết quả của nó. Sáng nay, mời quý vị theo dõi phần thứ nhất, bối cảnh và nguyên nhân thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng.

VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Vũ Ngự Chiêu
© 2013 by Chieu N. Vu. All Rights Reserved.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSk5Yb2M2VFpLdkk/view?usp=sharing

TAM NGUYỄN – “BA BÔNG HOA” CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG

https://docs.google.com/document/d/1BgmDXY0JtkEzlsIOaoU36twNQys9hqQDOW1mNNsG4zI/edit?usp=sharing

Đó là 3 chị em : Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Tỉnh, quê tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang - đều là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học (1901 – 1930), trong chi bộ Bắc Giang.
Năm 1929, Cô Giang gặp Nguyễn Thái Học lúc ông đang hoạt động chống Pháp và thành lập Việt Nam Quốc dân đảng, rồi hai người yêu nhau và Cô Giang trở thành người thân tín nhất của Nguyễn Thái Học. Cô Giang cùng Cô Bắc và Cô Tỉnh từng tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, liên lạc giữa các cơ sở đảng ở các tỉnh: Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Yên…

Nguyễn Thái Học.
Tác giả Nhương Tống.
In lần thứ hai. Nhà xuất bản Tân Việt 1949

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza3RrNk4yR2ZMRE0/view?usp=sharing

Nhượng Tống Nam Đồng thư xã 

https://docs.google.com/document/d/1FpLVQuF5UTKptuK4q5gfDbT0dVJnDGF36p4KXK2d3_8/edit?usp=sharing

… Chương IV cuốn sách mang tên "Nam Đồng thư xã" cho biết Nam Đồng thư xã "lập nên vào cuối năm 1926", vì "trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém quá! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục", thế nên tôn chỉ của Nam Đồng thư xã là "dậy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa".

Nhượng Tống viết về Phó Đức Chính

https://docs.google.com/document/d/1vt4k8dHXDjWJN3mI_sREz_pStipMTHQwpehDW-EUtuA/edit?usp=sharing

Đây là bài viết của Nhượng Tống về Phó Đức Chính, đăng báo năm 1946:

Phó Đức Chính

“Mình về mình nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười…”

Nếu nụ cười của mỹ-nhân có sức buộc được lòng người, thì nụ cười của anh Chính cũng làm cho tôi nhớ Anh mãi mãi…
Nước da thiết bì, khuôn mặt gân guốc, cặp mắt to còn phản chiếu một linh-hồn trong trắng, nụ cười của anh không phải đã có duyên thầm hay đầy tình tứ. Tuy vậy, nó tỏ cho ta biết anh là một người bình tĩnh, vui vẻ, luôn luôn bằng lòng với mình, và tin cậy ở bạn-hữu. Sự bằng lòng và sự tin cậy ấy còn tỏ ra một lần cuối cùng khi anh đứng trước hội-đồng Đề Hình của người Pháp lập ở Yên-Bái… Khi ấy, sau khi kết cho anh cái án xử-tử, vì anh tự nhận là người chỉ huy việc khởi nghĩa ở đấy, viên chánh Hội-Đồng hỏi lại anh:
“Có chống án không?”
Anh mỉm cười đáp:
“Làm một việc hỏng cả một việc rồi! Còn sống làm gì nữa mà chống án?”





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét