Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Bản tin ngày 5 tháng 12 năm 2016



Hùng Tâm - Khủng hoảng tại Nam Hàn

"Hồ Sơ Người-Việt"
Tổng thống Phác Cận Huệ xin từ chức mà không xong?

Năm 2016 có 12 tháng hồi hộp từ đầu đến cuối, từ Âu qua Mỹ cho tới Á Châu!
Tại khu vực Đông Bắc Á, ngày Thứ Ba 29 vừa qua, Tổng thống Phác Cận Huệ chính thức tuyên bố là sẽ từ chức theo lịch trình và thể thức do Quốc hội quyết định nhằm gìn giữ sự ổn định cho Đại Hàn Dân Quốc. Sau nhiều tuần lễ biến động với cả triệu người biểu tình tại thủ đô Hán Thành để đòi bà từ chức, quyết định ấy tưởng như sẽ tạm đẩy lui sóng gió mà thật ra vẫn không xong. Hồ Sơ Người-Việt sẽ tìm hiểu tại sao….

75 năm tưởng nhớ trận không kích Trân Châu Cảng
7 tháng 12 năm 1941- 7 tháng 12 năm 2016

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay
The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now
(song ngữ Việt-Anh)


Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

75 năm đại chiến Trân Châu Cảng: Những bí mật chấn động địa cầu 


Ngày 7/12/1941 đã đi vào lịch sử như một bước ngoặt quan trọng nhất trong Thế chiến 2.
Đó là một buổi sáng Chủ nhật yên bình giống như mọi ngày tại căn cứ Trân Châu Cảng của Hải quân Mỹ tại Hawaii.
Trong khi các binh lính Mỹ vẫn đang say ngủ sau một tối Thứ bảy vui vẻ thì trên bầu trời, 374 chiếc máy bay Nhật đột nhiên xuất hiện và nã đạn dữ dội.
Cuộc tấn công kéo dài 90 phút khiến 2.400 người binh sĩ và thủy thủ Mỹ bị thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương.

03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng
The order is given: Bomb Pearl Harbor
(song ngữ Việt Anh)


Vào ngày này năm 1941, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã nhận được Lệnh tối mật số 1: Trong thời gian 34 ngày (đến mùng 7 tháng 12), căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ trên quần đảo Hawaii sẽ bị đánh bom, cùng với bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Hà Lan (thuộc địa của Hà Lan, nay là Indonesia), và Philippines.

Trận tấn công Trân Châu Cảng: Táo bạo, bất ngờ


Trận Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự táo bạo bất ngờ do Hải quân Nhật Bản tiến hành vào sáng Chủ Nhật, ngày 7/2/1941, dẫn đến việc Mỹ quyết định "nhập cuộc" Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Mời đọc sách xưa.


Tora! Tora! Bay Về Trân Châu Cảng (NXB Sài Gòn 1970) - A. J. Baker
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai.
Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản.
Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Nhật Bản thiệt hại ít nhất, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét