Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Bản tin ngày 8 tháng 12 năm 2016



Nhất quốc lưỡng chế… diễu: Donald Trump vẽ lại trận đồ Mỹ-Hoa
Nguyễn Xuân Nghĩa


Giới bình luận mắc bệnh sợ Tầu thấy tái nhợt khi tổng thống tân cử Donald Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn – mà ông gọi là tổng thống Ðài Loan. Họ phê phán đó là hành động ngoại giao dại dột – “blunder” vì ngu xuẩn, bất cẩn hoặc dốt nát. Họ càng đả kích và cảnh báo rằng coi chừng Bắc Kinh trả đũa khi ông Trump phóng lên trương mục Twitter của ông cho mười mấy triệu người đọc, rằng “Trung Quốc có hỏi ý chúng ta khi họ phá giá đồng bạc (làm doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh), khi họ đánh thuế trên hàng của chúng ta bán vào thị trường của họ (mà ta lại chẳng đánh thuế), và khi họ thiết lập hệ thống quân sự giữa vùng biển Hoa Nam không? Tôi nghĩ rằng không.”
Từ vụ này, nhiều người lo sợ là sau khi đắc cử, Donald Trump sẽ áp dụng phong thái tranh cử bất thường của ông vào lãnh vực ngoại giao nên có thể gây khủng hoảng quốc tế. Nhưng chính nỗi lo sợ ấy mới bất thường vì phong thái ngoại giao cổ điển này lại gây vấn đề cho Hoa Kỳ và các nước. Xin đi lại từ đầu để hiểu tại sao…

Trưng cầu dân ý – Dân Ý đi về đâu?

Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ Nhật mùng bốn, Thủ tướng Ý là ông Matteo Renzi đã phải xin từ chức. Theo nguyên tắc dân chủ, ông tổ chức trưng cầu ý kiến người dân về việc tu chỉnh hiến pháp để giới hạn quyền lực và cấp số các Nghị sĩ tại Thượng viện nhằm tăng cường quyền lực cho chính quyền trung ương tại thủ đô Roma. Khi tuyên bố trước rằng mình sẽ từ chức nếu người dân không đồng ý với đề nghị tu chỉnh hiến pháp, ông cho dân Ý cơ hội đánh giá thành tích kinh tế của chính quyền nên đa số tới 60% đã trả lồi không.

Vì vậy, Ý lâm khủng hoảng, nhưng là ba vòng khủng hoảng nhập một: 1/ nền kinh tế đứng hạng thứ ba của khu vực Euro trôi vào bất định chính trị và sẽ có bầu cử năm tới; 2/ đã công khai nổi loạn ở bên trong, dân Ý ra mặt chống Liên hiệp Âu châu ở bên ngoài; 3/ Liên Âu tiếp tục phân hóa làm nền kinh tế số một là nước Đức bị ảnh hưởng, khi năm tới dân Đức sẽ đi bầu.

Bà Thái Anh Văn khôn nhất
NgôNhân Dụng


Ngay lúc bầu cử sơ bộ trong đảng Cộng Hòa, nhiều người Mỹ chọn ông Donald Trump vì họ chán ngán các chính trị gia chuyên nghiệp. Trong ba cuộc tranh luận, lần nào bà Hilary Clinton cũng thắng, vì bà nói năng khôn ngoan, khéo léo quá, trong khi ông Trump thì cứ ngắt lời bằng những tiếng ngắn gọn làu bàu, như, Sai rồi! Không phải vậy! Thế tôi mới khôn (Khi bà Clinton tố ông không đóng thuế). Nhưng các cử tri đã chán ngấy những nhà chính trị quá khéo léo khôn ngoan rồi! Họ muốn thay đổi. Cứ bầu cho một người chưa làm chính trị bao giờ, nghĩ sao là nói huỵch tọet ra! Nói sai rồi chữa lại cũng không sao. Thích gì thì làm ngay, chẳng chờ suy nghĩ hoặc tham khảo các chuyên gia, các cố vấn!
Các cử tri ủng hộ ông Trump không ai ngạc nhiên khi ông tổng thống tân cử nói chuyện điện thoại với bà Thái Anh Văn, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Nhưng cả thế giới kinh ngạc! Từ năm 1979, sau khi Mỹ lập bang giao với Cộng sản Trung Quốc, tất cả các vị tổng thống Mỹ đã tránh, không ai trò chuyện trực tiếp với người lãnh đạo Đài Loan như vậy!
Một người kinh ngạc nhất chắc là ông Henry Kissinger. Ông cựu ngoại trưởng “tuần chay nào cũng có nước mắt” mới qua Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình mấy ngày trước đó. Ông Kissinger hẳn đã được mời qua để thuyết trình cho ông Tập Cận Bình nghe những dự đoán về chính sách của chính quyền Trump đối với nước Tàu. Chắc chắn ông Kissinger không thể đoán trước cú điện thoại của bà Thái Anh Văn gọi chúc mừng ông Trump!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét