Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Bản tin ngày 17 tháng 2 năm 2017



Tưởng Năng Tiến – Nhân Văn Giai Phẩm


"Trong một xã hội đã kéo dài hơn nửa thế kỷ về sự mê muội dân trí, về sự độc tài về chính trị, sự lừa dối, sự đầu độc để có sự đồng thuận về vụ NVGP và các nhân vật của nó thật khó như đáy bể mò kim… Nhưng trong đêm tối không phải không có những người đã nhìn thấy ánh sáng của chân lý.”

Nghi Án 60 Năm
Trần Gia Phụng


Cách đây sáu chục năm, trước khi Việt Minh cộng sản tiếp thu Hà Nội (10-10-1954), tại thành phố nầy xảy ra vụ án mạng ông Đỗ Đình Đạo, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, mà cho đến nay chưa biết ai là thủ phạm, nhưng lại ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời của nữ văn sĩ Thụy An.

Bài thơ của Thụy An 


Bài thơ của Thụy An, xuất hiện trong Phụ nữ tân văn, phấn son tô điểm sơn hà, Thiện Mộc Lan, Thời Đại & NXB Văn hóa Sài Gòn mới xuất bản. Đăng trên Phụ nữ tân văn số 258, 18/9/1934 trong mục "Văn uyển" do Vân Đài nữ sĩ quản lý.

Thép Đen Đặng Chí Bình và nữ sĩ Thụy An


… Khi tên Dư mở cửa buồng, tôi nhìn y như luyến tiếc mà có lẽ tôi có thiện cảm nhất ở Hỏa Lò, bên phía kẻ thù. Tôi ra khỏi buồng với một tâm trạng bâng khuâng. Lại thấy y mở buồng số 12! Lòng tôi ngúng nguẩy mừng vui, như vừa đánh mất một món tiền, lại tìm thấy được. Như vậy, chúng chỉ sợ tôi ở cạnh buồng số 10 thôi. Ở buồng số 12 này, tất cả những điều kiện thuận lợi, tôi tưởng mất, vẫn còn.
Tôi loay hoay quét dọn lại sạch sẽ căn buồng. Chợt, tôi nhìn thấy trên tường, chỗ gần phía cùm, có mấy dòng chữ khắc sâu vào tường:
Tại nơi này, tôi đã dùng đũa chọc, hủy bỏ một con mắt của tôi, để phản đối chế độ Cộng Sản độc tài phi nhân đàn áp dã man văn nghệ sĩ.
Thụy An: Lưu Thị Yến
Tôi mần mò mãi mới đọc được hết những giòng trên. Phần vì bóng của chiếc cùm làm tối đi; phần khác, vì lâu ngày đã quét thêm một lớp vôi (cũng may, giòng chữ lúc khắc khá sâu, nên lớp vôi không lấp hết được). Nhưng, nếu ai vào buồng chỉ đứng nhìn cái cùm, vô tình sẽ không nhìn thấy giòng chữ viết ở chỗ hơi khuất này.

Đọc sách: Thép Đen.
Tác giả Đặng Chí Bình


5/1962, nhận một công tác đặc biệt về Hà Nội.
Sau hơn một tháng đấu tranh với phản gián Hà Nội. Cuối tháng 6 Cộng sản bắt vào Hỏa Lò. Sau gần 6 năm khai thác.
Ngày 30/12/1967 CS đưa ra tòa Hà Nội xử 18 năm tù, 5 năm mất quyền công dân.
Cuối 1980 được về Sàigon, trình diện hàng ngày với công an.
Ðầu 1983 vượt biên đến Indo, cuối 83 định cư tại Boston. Hoa Kỳ.

Điểm Nhấn trong ngày


Mong chờ gì khi chúng ta vẫn thích ăn cắp vặt?
Tranh cãi việc SV ĐH Luật bị đình chỉ học vì dùng sách photo
Đại học Luật đình chỉ sinh viên vì photo giáo trình là chưa thấu tình đạt lý
Giáo dục là phải biến những cậu bé chăn bò thành kỹ sư công nghệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét