Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Bản tin ngày 25 tháng 2 năm 2017



Tưởng Năng Tiến - Cường Quyền & Nhân Sĩ


Có nhiều định nghĩa về trí thức, nhưng thật đơn giản: trí thức là dùng trí tuệ của mình để thức xã hội; thức là thức tỉnh, là đánh thức người ngủ mê, là làm cho người khác nhận thức đúng. Người có học mà không làm được chữ thức thì không thể gọi là trí thức, lại còn để bị ru ngủ nữa thì thật nguy hiểm cho xã hội.
Trần Huỳnh Duy Thức  

Ngô Thế Vinh - NHỮNG NĂM ẢO VỌNG: GIÁO SƯ PHẠM HOÀNG HỘ VÀ BỘ SÁCH CÂY CỎ VIỆT NAM
Ngô Thế Vinh


Peter Shaw Ashton, Giáo Sư Charles Bullard
Ngành Lâm Học, Đại Học Harvard

"Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh hoạ tinh vi của hơn 10,500 chủng loại, bộ sách Hoạ Hình Cây Cỏ Việt Nam / Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hầu như đơn độc hình thành một công trình sinh học thực vật có tầm vóc hàn lâm/ academic tại Đại Học Sài Gòn giữa những năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cực kỳ thử thách ấy, giáo sư Hộ đã sưu tập được những chất liệu cho bộ sách đặc sắc này và cả những chuyến du khảo nhằm thu thập những mẫu vật để minh hoạ. Và nay công trình được xuất bản, đó sẽ là nguồn khích lệ cho các nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và cả ở hải ngoại.
"Cây cỏ Việt Nam có thể lên tới 12,000 chủng loại. Bởi vì xứ sở này nằm sát bờ Thái Bình Dương Á Châu nhiệt đới, đó là hành lang cho những chuyển dịch theo chu kỳ bắc-nam / periodic north-south migration của thảm thực vật vô cùng phong phú từ phía nam Trung Hoa và phong phú hơn nữa là thảm thực vật xích đạo Mã Lai / equatorial flora of Malaysia. Trên các rặng núi vẫn còn lưu lại những chủng loại tùng bách / conifer và thực vật có hoa / angiosperm taxa có tầm quan trọng vô song, trong khi các vùng bình nguyên mang dấu ấn của quá khứ có liên hệ tới các vùng hải đảo Phi Luật Tân và Borneo Nam Dương. Đến nay sự phong phú này hầu như tiêu vong. Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong chiến lược trồng cây tái sinh và bảo tồn sẽ được hỗ trợ bởi công trình của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ như một hồ sơ theo dõi các thảm thực vật đến nay còn tồn tại."  

Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1


Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2


Cây cỏ Việt nam. Quyển 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét