Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 6 tháng 9 năm 2020

Tưởng Năng Tiến -  Về Ngoại

Người ta bảo sông có khúc, người có lúc. Thế mà, khúc đời nào của Việt Kiều Cambodia cũng nhiêu khê. Thời nào của họ cũng là thời mạt vận.

NgyThanh

https://drive.google.com/file/d/1XgOd9H5BIaIATWf-zrQs3bhfdv90S-Xr/view?usp=sharing

Thông tín viên Võ Thành Nhân (SBTN) vừa buồn bã loan tin: nhà báo Lê Văn Phúc đã từ trần vào hôm 7 tháng 8 năm 2020, tại Reston – Virginia. Tác phẩm (Tôi Làm Tôi Mất Nước) đầu tay của ông do Văn Hữu xuất bản năm 1985, và Thế Giới Ấn Quán tái bản – lần thứ 5 – vào năm 1989. Với thị trường sách báo hải ngoại thì đây là một hiện tượng hiếm hoi.

Lê Văn Phúc được nhiều người tìm đọc vì không ít độc giả đã cùng chia sẻ với ông cái cái tâm cảm, hay mặc cảm (mất nước) bàng bạc trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản từ nhiều thập niên qua. Gần đây, tác giả Thụy Khuê vừa gửi đến mọi người một cách tư duy khác, mới mẻ và khoáng đạt hơn, qua tập bút ký (Quê Hương Ngày Trở Lại) xuất bản vào tháng 6 năm 2019:

Bộ sách lớp 1 tăng giá gấp 4 lần – “Đất nước có bao giờ được thế này không?”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

06/09/2020

https://drive.google.com/file/d/1_HMV-CUyIonGfkRjIb3N-2Yd9PLM70CP/view?usp=sharing

Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên áp dụng sách giáo khoa lớp 1 chương trình mới. “Những bộ sách giáo khoa đã được phê duyệt cho thấy, càng nhiều khâu thẩm định, lựa chọn ở cấp độ địa phương thì giá sách cũng sẽ cao hơn chứ không có chuyện giảm đi, phụ huynh khó khăn sẽ càng thêm gánh nặng” – GS.TS Phạm Tất Dong Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết.

Bộ sách giáo khoa, sách tham khảo và đồ dùng học tập lớp 1 được trường Tiểu học An Phong, quận 8, TpHCM giới thiệu với phụ huynh khi nhập học giá tổng cộng 807.000 đồng.

Phạm Trần -  Nội bộ đảng CSVN không bình yên

5/9/2020

https://drive.google.com/file/d/19tjcFKrvGpvWGfXhHYpAFO5fsAFrsXXI/view?usp=sharing

Chỉ còn 5 tháng nữa tới kỳ Đại hội XIII của đảng CSVN, nhưng 4 căn bệnh nan y “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên chưa hề thuyên giảm khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ăn ngủ không yên.

Lý do vì những vấn đề nan giải này đã không mờ nhạt trong gần 10 năm qua, từ khi ông Trọng lên cầm quyền thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, sau Đại hội đảng XI năm 2011.

“Dằn mặt” Việt Nam và Asian – Trung Quốc đòi loại Mỹ trên Biển Đông

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

06/09/2020 

https://drive.google.com/file/d/1BaU-e9_55tuAuMRCOIHk4zB8J3024Nyr/view?usp=sharing

Bắc Kinh đang gây áp lực lên các nước láng giềng Đông Nam Á trước các cuộc đàm phán quan trọng về tranh chấp Biển Đông, và một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc cảnh báo họ chớ ủng hộ các nỗ lực của Mỹ trong khu vực.

SCMP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Triệu Huy, phụ trách các vấn đề châu Á, cho biết các cuộc đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ được tái tục vào ngày 3/9, sau thời gian bị trì hoãn vì đại dịch Covid-19.

Ian Storey -  Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử hiện trạng và triển vọng

 

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

28.10.19

https://www.baoquocdan.org/2019/10/du-kenh-ao-kra-cua-thai-lan-lich-su.html

 

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nghệ thuật đọc

4/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1CLXCMv23timOFv6uxb71ckOymkQnot7P/view?usp=sharing

Không nói ra thì ai cũng biết đọc (cùng với viết và nói) là một kĩ năng quan trọng trong đời sống. Thế nhưng trong thời đại internet và mạng xã hội, kĩ năng đọc trở thành một vấn đề đối với nhiều người. Cái note này chỉ xin chia sẻ vài kinh nghiệm về đọc.

Viết và nói là hành động chủ động (active). Đọc hay nghe là hành động thụ động (passive). Khi viết hay khi nói người ta phải có nỗ lực nhứt định để cho ra một ‘tác phẩm’. Người đọc không cần nỗ lực như thế. Người đọc tiếp thu thông tin một cách thụ động từ người cung cấp thông tin. Việc đọc và nghe có thể ví von như người bắt trái banh trong trò chơi đá banh. Tuy nhiên, để bắt được trái banh, đòi người người cầu thủ phải xem xét tốc độ trái banh, đường cong nó tiến tới mình, và phán đoán khả năng bắt được trái banh. Tương tợ, người đọc tuy là thụ động nhưng cũng cần có nghệ thuật để tiếp nhận thông tin.

NHÃ DUY – Thuốc Ngừa Covid-19: Cần Phải Hết Sức Thận Trọng

6/9/2020

Nguồn tham khảo: National Library of Medicine

https://drive.google.com/file/d/10q9SQlipbsvWytNJgvBbMqPdJ18Ejyiq/view?usp=sharing

Vào thập niên 1950, bịnh bại liệt (polio) đã gây ra hàng ngàn cái chết cùng sự bại liệt kinh hoàng cho các gia đình có con nhỏ bị lây nhiễm. Nó bị người dân Mỹ xem là điều đáng sợ thứ nhì, chỉ thua sau bom hạch tâm. Ngày 12 tháng Tư năm 1955, chính phủ thông báo thuốc ngừa bại liệt đầu tiên đã có và các hãng bào chế cấp tốc sản xuất hàng loạt thuốc chủng ngừa.

Trong sự vội vã đó, hãng Cutter Laboratories tại California vô tình cho ra những lô vaccine có chứa cả vi trùng bại liệt.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 6 tháng 9 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1DEEBrF-KjGlvO3shRK92nuID0E3OHD6k/view?usp=sharing

Âm mưu của Trung Quốc đằng sau dự án kênh đào Kra

Tạ Thanh Ngân

4/9/2020

RFA

https://drive.google.com/file/d/1yn3kyY8qHvQrfRA-oB91PqanU29Au94X/view?usp=sharing

Trong chiến lược vươn ra biển lớn của Trung Quốc, để trở thành một cường quốc biển, Trung Quốc đã hình dung viễn cảnh thay thế Hoa Kỳ khống chế cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, một “điểm yếu chết người” của Trung Quốc tại biển Đông - cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra biển là eo biển Malacca, một tuyến đường biển tuy hẹp nhưng rất nhộn nhịp chia cắt Singapore và đảo Sumatra (Indonesia), huyết mạch của các giao thương đường biển và cũng là tuyến đường chính cho phép Hải quân Trung Quốc tiến về phía Nam Á, hoặc thậm chí là xa hơn về phía Tây. Trong trường hợp xảy ra xung đột ở biển Đông, Hải quân Hoa Kỳ cùng đồng minh có thể khoá eo biển này lại.

Doanh nghiệp Mỹ chuyển đầu tư vào Ấn Độ

Thủy Tiên

6/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1foAHWxzwp6CsDkP1nDGyQJJEkahiGSLI/view?usp=sharing

Verizon và Amazon, hai “gã khổng lồ” doanh nghiệp Mỹ tuyên bố rằng có thể đầu tư đến hơn 4 tỷ USD vào cổ phần của công ty Ấn Độ Vodafone Idea. Cổ phiếu của hãng viễn thông Ấn Độ đã tăng tới 30% sau thông tin này.

Hôm thứ Năm (ngày 3/9), hãng di động của Ấn Độ Vodafone Idea (VODA.NS) cho biết họ đánh giá cao các cơ hội để nâng cao giá trị của các bên liên quan, khi nhà cung cấp dịch vụ không dây Hoa Kỳ Verizon Communications Inc (VZ.N) và Amazon.com Inc (AMZN.O) đề xuất đầu tư vào công ty này.

Vũ Linh - Câu chuyện cụ Biden và dân tỵ nạn nhai lại nữa

6/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1axqI8GOpih_KDAbVkwKkBFoX1C3g8XDC/view?usp=sharing

Với dân tỵ nạn, cụ Biden chưa một lần nào biểu quyết chấp nhận bất cứ một xu ngân sách nào để cứu trợ dân tỵ nạn, hai lần biểu quyết chống việc cứu trợ/nhận dân tỵ nạn (18/4/75 – 23/5/75), một lần không biểu quyết cho ngân sách cho cứu trợ (6/5/75), chỉ đúng MỘT lần ký tên một nghị quyết vô thưởng vô phạt chào đón người tỵ nạn đã vào Mỹ rồi, đang ở Guam và Wake (8/5/75). Cái một lần đó đã được phe ủng hộ cụ Biden bám chặt lấy như bằng chứng cụ thể (duy nhất) cụ Biden ủng hộ dân tỵ nạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét