Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 29 tháng 9 năm 2020

Nguyễn Hoàng Dũng -Ngưu xuất lam điền nhật chính đông

(Mua vui cũng được một vài trống canh...)

Tháng 9/2020

FB Nguyễn Hoàng Dũng

https://drive.google.com/file/d/1ToPsj9gPn8N2aBzV30-4HfTsaSzU7Pbw/view?usp=sharing

A. Dẫn Nhập

Chưa bao giờ người Việt Nam mong muốn liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ đánh Trung Cộng như lúc này, dù chỉ là một cuộc chiến giới hạn. Bởi lẽ, một khi Trung Cộng sụp đổ, không chỉ biển đảo của Việt Nam được giữ nguyên vẹn, hoạt động khai thác dầu khí được tiếp nối, mà thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn: Dân chủ hơn, pháp trị hơn, hội nhập sâu hơn vào các chuẩn mực của thế giới văn minh...để tránh đi những vụ việc đau lòng như vụ Đồng Tâm hiện đang xét xử.

Biển Đông: Nghị định chống thăm dò dầu khí trái phép của VN có khả thi?

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

29/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1AVTS_Dbn5z3EHLvO5xCySQSHb8oAH7CN/view?usp=sharing

Việt Nam vừa ban hành một nghị định mới nhằm chống thăm dò, khai thác dầu khí trái phép trong lãnh thổ của mình, trong đó quy định phạt tiền những cá nhân, tổ chức vi phạm, thậm chí tịch thu tài sản.

Luật này áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài Việt Nam. Tuy nhiên trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Việt Nam cho tới nay chủ yếu xung đột với Trung Quốc.

Đinh Yên Thảo - Cử tri gốc Á

28/9/2020

https://drive.google.com/file/d/15-zjhm7D-Xyg6w5r_vQp-e23ImCoZIxE/view?usp=sharing

Trở thành một phần của Hoa Kỳ, dù xuất xứ từ quốc gia nào, chỉ còn lại chung là những công dân Hoa Kỳ mang trách nhiệm và bổn phận công dân qua lá phiếu cử tri. Ngược lại, đó cũng chính là quyền lợi của mỗi người khi kết quả bầu cử các cấp, từ địa phương đến liên bang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chính mỗi cá nhân và gia đình họ. Ðó là lý do bất kể cuộc bầu cử nào và liên đới đảng phái ra sao, mỗi lá phiếu cá nhân hay của một cộng đồng sắc tộc đều cần tích cực tham gia và có thể góp phần tạo nên sự thay đổi to lớn.

Thái Lan bị áp lực để chống lại dự án đập Sanakham

 (Thailand under pressure to act against the Sanakham dam project)

Ryn Jirenuwat and Tyler Roney – Bình Yên Đông lược dịch

China Dialogue – September 25, 2020

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/09/thai-lan-bi-ap-luc-e-chong-lai-du-ap.html 

Những người tham gia chiến dịch hy vọng việc từ chối mua điện từ đập Sanakham có thể ngăn cản tiến trình xây đập và tránh gây thêm nguy hại cho sinh thái mong manh của Mekong

“Nước lên rất nhanh và rút rất nhanh vì nó không chảy một cách tự nhiên…  Nó ảnh hưởng lớn lao đến chúng tôi.  Rất khó để bắt được cá, và cá không thể đẻ trứng,” Prayoon Saen-ae, 62 tuổi, trưởng nhóm ngư dân địa phương ở Chiang Khan, bắc Thái Lan, cho biết.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 29 tháng 9 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/12eOij7NuYYKR1Isgtek2kB0UdUorfk5S/view?usp=sharing

TT Trump có cơ hội chiến thắng ông Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên

28/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1kiINYCo9Kf90kAjgWR7L6xTLcEzmWg7M/view?usp=sharing

Craig Shirley

Ngày 29/9, chưa đầy 5 tuần trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, hai ứng viên Trump và Biden sẽ có cuộc tranh luận đối mặt trực tiếp đầu tiên. Tầm quan trọng của cuộc tranh luận này đối với cuộc tổng tuyển cử là không thể nghi ngờ.

Gần đây, nhà sử học và tác giả của cuốn tự truyện về Tổng thống Reagan là ông Craig Shirley đã có bài bình luận trên tờ Washington Times, cho rằng ông Trump sẽ “huỷ diệt” ông Biden trong cuộc tranh luận này, giống như cuộc tranh luận giữa ông Reagan và ông Carter 40 năm trước đã đặt nền tảng cho chiến thắng của ông Reagan.

Gs Hoàng Anh Tuấn -Tìm hiểu Lịch sử di dân Hoa Kỳ

Thể theo yêu cầu của nhiều độc giả từ Việt Nam muốn tìm hiểu về lịch sử di dân nước Mỹ một cách khách quan.

Ban Biên tập Báo Quốc Dân sẽ giới thiệu loạt bài về Lịch sử di dân Hoa Kỳ do Giáo sư Hoàng Anh Tuấn (Tuan Hoang), Pepperdine University biên soạn.
Nguồn: tuannyriver.com

Loạt bài sẽ gồm 10 bài

https://drive.google.com/file/d/1_wKjP3V_2TA4zluIjlPnbUwjb9NfF7nz/view?usp=sharing

Lịch sử nước Mỹ #1 – Bài giới thiệu về di dân

Lịch sử nước Mỹ không dài bằng nhiều nước khác, mặc dù các chứng tích khảo cổ và địa chất định rằng người da đỏ có mặt ở Mỹ Châu hàng chục ngàn năm xưa.  Vì quá ít chứng tích tài liệu ngôn ngữ, nên hầu hết thời gian trước ông Columbus được coi là “Đất Mỹ thời tiền sử.”  Nhưng từ cuối thế kỷ 15, lịch sử đất này thay đổi mau chóng có nhiều tiến triển cũng như vấn đề, nhất là về đa dạng các chủng tộc và sắc tộc nhân loại.

James Stavridis - Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ công nhận Đài Loan?

29/9/2020

Dưới đây là bài phân tích của James Stavridis – Tư lệnh tối cao thứ 16 liên quân NATO và hiệu trưởng thứ 12 trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts. Ông đã trải qua phần lớn sự nghiệp tại Thái Bình Dương, gồm nhiều nhiệm vụ chỉ huy.

https://drive.google.com/file/d/1UTXcWtNWlkuqTqoXQXhvN_YFJYLlcQO0/view?usp=sharing

Trong năm bầu cử nóng bỏng của Mỹ lần này, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một vấn đề dễ gây bùng phát xung đột là Đài Loan. Vậy liệu Mỹ có thực sự cân nhắc việc công nhận chính thức Đài Loan không? Và nếu chính quyền TT Trump cố thử làm vậy, hậu quả có thể sẽ là gì? Dưới đây là bài phân tích của James Stavridis – Tư lệnh tối cao thứ 16 liên quân NATO và hiệu trưởng thứ 12 trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts. Ông đã trải qua phần lớn sự nghiệp tại Thái Bình Dương, gồm nhiều nhiệm vụ chỉ huy.

Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Nguồn: “Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1ZBNhwwJk9pPx2XlgNoflKth93c8PnFPp/view?usp=sharing

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội.

Trần Doãn Nho - Hiện tượng Trump dưới cái nhìn của nhà ngôn ngữ học

https://drive.google.com/file/d/1eVtleX_ibtkBCn_wajO6abq6pHHIZKWN/view?usp=sharing

Quan điểm chính trị theo khuynh hướng tự do (liberal) của đảng Dân Chủ là “Hiền Mẫu” (Nurturant Parent family = gia đình có cha mẹ bảo bọc); quan điểm theo khuynh hướng bảo thủ (conservative) của đảng Cộng Hòa là “Nghiêm Phụ” (Strict Father family = gia đình có người cha nghiêm khắc).

Trong lúc “chính phủ như Hiền Mẫu” có trách nhiệm cung cấp đầy đủ mọi thứ cho những nhu cầu căn bản của người dân như đồ ăn, chỗ ở, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe…và xa hơn, bảo vệ môi trường, hỗ trợ nữ quyền, đồng tính, ủng hộ phá thai, chấp nhận di dân, trợ giúp dân thiểu số, thực hiện đa văn hóa…thì quan điểm “chính phủ như Nghiêm Phụ” dựa theo luân lý truyền thống.

Trung Quốc sợ chính dân mình

The Chinese Communist Party, for all its power, is afraid of its own people’

Professor Stan Grant Jnr says the decision to cancel the TV talent show, Super Girl, more than a decade ago is just one example of how the Chinese Communist Party, for all its power, is afraid of its own people.

29/9/2020

Stan Grant

Anh Khoa dịch 

https://drive.google.com/file/d/1_5fgF3OPVGrHhGoWjotkyzSfa0veCN38/view?usp=sharing

Đảng Cộng sản Trung Quốc, dù nắm tất cả quyền lực, lại sợ chính người dân của mình

Một thập kỷ trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp một chương trình tài năng trên truyền hình với cáo buộc chương trình này làm băng hoại đạo đức quốc gia.

Super Girl được dàn dựng dựa trên mẫu của American Idol vào lúc cao điểm đã thu hút được tới 400 triệu người xem.

Điều này khiến các lãnh đạo ĐCSTQ lo lắng. Họ xem đó là “thuốc độc của tuổi trẻ” và hủy bỏ phát sóng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét