Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 16 tháng 9 năm 2020

Tuấn Khanh - Án Đồng Tâm đang làm "tươi mới" lịch sử

16/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1MqO1i71taMbuCSan0w3_3SLWcEB91ET1/view?usp=sharing

Ngày Hà Nội tuyên án 29 người dân Đồng Tâm cũng là dịp muôn vàn những cảm giác lẫn lộn ập về trong tâm cảm của người Việt Nam.

Đúng, sai, sự dối trá hay độc ác vẫn được bàn bạc không ngớt trên các trang mạng, nhưng quan trọng nhất, nhiều điều bỗng chợt sống lại trong trí nhớ của những người già, lời bàn khiến những người trẻ tò mò giở lại trang sách cũ... Lịch sử đây đó, đã ghi rõ, rành rành. Mọi thứ đột nhiên tươi mới hơn bao giờ hết từ nỗi đau của người dân Đồng Tâm. Tươi mới về cái ác có thật, và cả một chiều dài kiên định của nó.

... Cái ác hôm qua, có thể được thực hiện với những kẻ đi chân không, không đủ cả học vấn tiểu học. Cái ác ấy chỉ có thể đơn giản mang theo chiếc khăn tay bên mình, vào giờ phút ngừng giết chóc. Nhưng cái ác hôm nay thì mặc những bộ đồ vest đẹp, mang những đôi giày da đắt tiền, thậm chí thắt lưng có thể lên đến cả ngàn đô la.

Cái ác hôm nay có thể dùng tiền thuế của những người nông dân, để bắn chết người chỉ muốn giữ vẹn những cánh đồng.

Đồng Tâm: “Hết thuốc chữa” – Đảng sai Tuyên giáo lừa bịp Nhân dân

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

14/09/2020

https://drive.google.com/file/d/1-gppBtBHboBz5OPYnLWqui3cF91LRCBL/view?usp=sharing

Nhà báo Mạnh Kim công bố trên Facebook nội dung một văn bản chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, đề tựa “Trích công tác báo chí tuần 34, Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, từ ngày 25/8/2020 đến ngày 1/9/2020”.

Nhà báo Mạnh Kim cho biết nguồn tin nội chính này không cho phép ông chụp đưa lên bản gốc vì mỗi văn bản chỉ đạo gửi đến các báo đều được “đánh dấu” bằng một cách nào đó để an ninh có thể dò ra và biết chính xác văn bản rò rỉ từ nguồn nào.

Luật sư Mỹ đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

05/06/2020

Khánh An-VOA

https://drive.google.com/file/d/1CHdQ6eEKE2JXP_AgsQIYqh12roNKxAcL/view?usp=sharing

Một tiến sĩ, luật sư người Mỹ từng làm việc một số năm tại Việt Nam nói với VOA rằng khi ông đọc báo và xem thấy video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, thì trong tư cách một con người, một công dân Mỹ, những hình ảnh đó đã khiến ông tức giận và xác định cần phải làm một điều gì đó.

Tiến sĩ – Luật sư Dale J. Montpelier, người từng cố vấn pháp lý cho các vụ tranh chấp liên quan đến dầu khí với Việt Nam, tiết lộ với VOA rằng ông đã gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.

Đỗ Hùng - Về việc ĐSQ Mỹ “hô biến” Hoàng Sa, Trường Sa khỏi bản đồ Việt Nam

FB Đỗ Hùng

16-9-2020

https://drive.google.com/file/d/1_9y016jeTuUl65azTG4GwYYvsJ8FDCb4/view?usp=sharing

Cho nên, lợi ích của Việt Nam thì Việt Nam cứ đòi, cứ đấu tranh bảo vệ, cứ đứng lên hùng cường mà dõng dạc tuyên bố.

Không nên kỳ vọng Mỹ sẽ bảo vệ, đòi hỏi giùm (dù dưới hình thức một cái bản đồ trên Facebook), ngay cả khi nước Mỹ được dẫn dắt bởi Chủ tịch Trump vĩ đại.

Vấn đề của Việt Nam là xử lý các phản ứng của Mỹ theo hướng có lợi nhất cho mình, chứ không phải kỳ vọng Mỹ sẽ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam theo cách đó.

Gần 40 công dân Việt Nam bị trục xuất khỏi Úc vì vi phạm visa

16/09/2020

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1clbYq5P77nT5J1NiUQxNxYzjGaZyN84i/view?usp=sharing

38 công dân Việt Nam vừa bị áp giải ra khỏi nước Úc để lên chuyến bay trở về thành phố Hồ Chí Minh vì lưu trú quá hạn và vi phạm các quy định về thị thực, lực lượng biên phòng Úc cho biết hôm 14/9. Thông tin về vụ trục xuất đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Úc, giữa lúc một số người bản xứ bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của chính phủ trong việc hạn chế vấn nạn di trú bất hợp pháp đã kéo dài nhiều năm.

Thông báo của giới hữu trách Úc cho hay các công dân Việt Nam bị bắt giữ và trục xuất từ Sydney, Melbourne, Perth và được đưa lên chuyến bay trở về TPHCM vào ngày 8/9.

Trong số 38 người bị trục xuất khỏi Úc, có 24 người bị hủy visa và 14 người lưu trú quá hạn.

Khôi phục những di sản điện ảnh Sài Gòn trước 1975

Lê Hồng Lâm

Viết cho BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn

16/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1V0u8hJ8KE7xD4QwYNjgrQ_PnORvKBHZ7/view?usp=sharing

Cùng với Chân trời tím, hiện hãng Mỹ Vân đang tiến hành phục chế song song hai bộ phim Năm vua hề về làng (phim hài do nhiều đạo diễn và diễn viên ngôi sao đóng, chiếu Tết năm 1974) và Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ, một bộ phim tình báo của đạo diễn Lê Mộng Hoàng quay năm 1969 tại Sài Gòn, Đài Loan, Hongkong. Nếu Năm vua hề về làng là một bộ phim hài với sự tham gia đông đảo của các diễn viên nổi tiếng thì Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ là một tác phẩm tình báo, hình sự hấp dẫn với sự tham gia của Hoàng Vĩnh Lộc, Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng... và các diễn viên Đài Loan, Hongkong. Bản phim này được Spectra Film and Video, N. Hollywood, khôi phục lại từ bản phim nhựa 35 ly positive, do hãng post-production Imagica (Far East Laboratory) Tokyo, Japan lưu trữ trước 30/4/1975 với chất lượng khá tốt.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 16 tháng 9 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1r1gTqZ1qePmlel7AQ_EnwIVE49ZzKCFW/view?usp=sharing

Phạm Đức Đồng Hùng - Hai quả đấm và một đồng minh

15/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1-oMooHkhQ0giGrWtZm4UYsaFqkr_Vzc3/view?usp=sharing

Thái Lan là một trong những nước đầu tiên mua tàu ngầm của Trung Quốc và năm 2015 đã ký hợp đồng mua 3 chiếc, với chiếc đầu tiên sẽ bàn giao vào năm 2024. Tuy nhiên đảng đối lập cực lực phản đối hợp đồng này. Dân biểu Yutthapong Jarassathian thuộc đảng đối lập, hiện là Phó chủ tịch tiểu ban đặc trách các sản phẩm lâu bền của Hạ viện – tuyên bố: “Chính phủ phải lựa chọn giữa tàu ngầm và sự sống còn về kinh tế đối với người dân”.

Tuy nhiên trước sức ép từ công luận trong nước tuần qua (3.9.2020) Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã thông báo đinh hoãn kế hoạch trên.

Quan trọng hơn là dự án kênh đào Kra (Kra Canal), đường thủy có thể giúp Trung Quốc tránh xa Malacca, eo biển hẹp nằm giữa bán đảo Malay và quần đảo Sumatra, ngăn cách Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

6 giá trị cơ bản trong văn hóa Mỹ có thể mất sạch nếu Joe Biden thắng cử

Thiên Bình 16/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1EMzqIJINAb4bdG4sDX9ZKxSlu8BpItJo/view?usp=sharing

Sáu giá trị văn hóa cơ bản của Mỹ giải thích lý do Hoa Kỳ hòa nhập hàng triệu người từ các nền văn hóa đa dạng trên toàn thế giới, tạo ra bản sắc Mỹ độc đáo, là nguồn gốc của đổi mới sáng tạo và nền tảng công nghệ luôn dẫn đầu thế giới, là căn nguyên cường thịnh của nền kinh tế số một toàn cầu. Nhưng những giá trị này đang ngày một hao mòn và thậm chí có nguy cơ biến mất nếu Joe Biden thắng cử...

Sáu giá trị văn hóa cơ bản của Mỹ lần đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách: “American Ways: An Introduction to American Culture” (tạm dịch: Giới thiệu về Văn Hóa Mỹ) được xuất bản lần đầu tiên năm 1977. Có ba cặp giá trị bao gồm ba lý do tại sao những người nhập cư đến (và vẫn tiếp tục) đến Hoa Kỳ và ba cái giá phải trả cho những lợi ích này. 

Các nhà sản xuất iPhone sẽ tham gia kế hoạch trị giá 6.6 tỷ USD của Ấn Độ

Gia Huy

16/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1qy5qDTLV7iQUghGmTdNGc7DneXl7RV48/view?usp=sharing

Theo nguồn thạo tin, các nhà lắp ráp iPhone chính của Apple nằm trong số những công ty dự kiến sẽ nhận được sự chấp thuận để tham gia vào chương trình kích thích trị giá 6,6 tỷ USD nhằm phát triển sản xuất tại Ấn Độ. Theo SCMP, đây là một sự thay đổi “địa chấn” khi công ty có giá trị lớn nhất thế giới đa dạng hóa sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết trong cuộc họp nội các Ấn Độ hôm 9/9, chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ phê duyệt một kế hoạch nhằm đưa ngành sản xuất điện thoại thông minh có thể tạo ra giá trị 150 tỷ USD trong 5 năm tới đến Ấn Độ.

Ngô Nhân Dụng -  Sửa đổi lối bầu tổng thống qua Cử Tri Đoàn được không?

15/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1TCwl_Q9G1NoLEwG5TbQ3JM3atPAq5JEv/view?usp=sharing

Có tự do, có nhân quyền rồi, mỗi quốc gia vẫn lựa chọn các thể thức dân chủ khác nhau. Nước Mỹ là một liên bang đã tổ chức chọn tổng thống qua hai bước. Bước thứ nhất là dân mỗi tiểu bang đi bỏ phiếu lựa chọn. Sau đó khoảng sáu tuần lễ sẽ họp Cử tri đoàn (Electoral College) aithắng ở tiểu bang nào sẽ nhận được tất cả các phiếu dành cho tiểu bang đó, trừ Maine và Nebraska. Cử tri đoàn hiện có 538 người, mỗi tiểu bang có một số phiếu lớn bằng tổng số dân biểu và nghị sĩ của họ.

Hiến pháp Mỹ chỉ áp dụng thể thức này sau khi ghi thêm Tu chính án số 12, vì muốn tránh không tái điễn cuộc kiểm phiếu hỗn loạn giữa hai ứng cử viên Jefferson và Burr, năm 1800.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét