Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 15 tháng 9 năm 2020

Cánh Cò - Đạo đức Hồ Chí Minh: Từ Cát Hanh Long tới Lê Đình Kình

14/9/2020

https://drive.google.com/file/d/14s8rcEvcPY_dNnxzRwyXJGUl-bXQxi_r/view?usp=sharing

Ông Kình và bà Năm giống nhau ở điểm: Ông Kình bỏ ra gần 60 năm phục vụ cho Đảng, tức bỏ công sức cả đời ra cho tổ chức mà ông theo đuổi. Bà Năm bỏ gần hết cơ nghiệp gia đình ra để ủng hộ Việt Minh, tiền thân của Đảng hiện nay. Với số vàng và tài sản đóng góp kể cả bao che cho những cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh.....bà Nguyễn Thị Năm được xem là có công với cách mạng nhưng cái công đó bị chính ông Hồ Chí Minh khước từ. Ông Kình cũng bị khước từ những đóng góp suốt đời để nhận hậu quả là cái chết giữa đêm khuya.

Y Chan  - Tóm tắt: Ngày tuyên án phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm

14/09/2020

https://drive.google.com/file/d/1bfqoP01F6WrphyApJJaJ7C2r2RS2Y8rM/view?usp=sharing

Như đã đưa tin, sau bốn ngày xét xử của phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày, Hội đồng Xét xử của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tạm ngưng phiên tòa từ chiều ngày 10/9/2020 để nghị án.Vào lúc 15:00 ngày 14/9/2020, phán quyết sơ thẩm đã được đưa ra.

Sau đây là chi tiết bản án và các diễn biến xung quanh.

Các mức án sơ thẩm

Hội đồng xét xử đã tuyên án tử hình hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội giết người.

Cùng bị truy tố tội giết người là Lê Đình Doanh bị tuyên mức án chung thân. Ba bị cáo khác với tội danh giết người nhận hình phạt tù từ 12-16 năm.

23 bị cáo còn lại bị truy tố với tội danh chống người thi hành công vụ. Trong đó 9 bị cáo nhận án tù từ 3-6 năm, 14 bị cáo nhận án tù treo từ 15-36 tháng.

“Dân oan không giết người để giữ đất”

RFA

14/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1YpLIwdGnbmkrLz4bec7E9UZLfaJJxI4G/view?usp=sharing

“Không ai giết công an để giữ đất!”

“Không ai giết ai đâu. Nhất là người dân rất sợ đụng chạm đến chính quyền thì sẽ thiệt thòi cho mình nữa. Không ai đi làm chuyện khuất lấp hết.”

Bà Lương, một dân oan ở An Giang, sau khi nghe thông tin về vụ án Đồng Tâm và bản án được tuyên tại phiên tòa ngày 14/9/2020, lên tiếng như trên với RFA.

Là một người đi khiếu kiện trong suốt thời gian dài đằng đẵng gần 3 thập niên, từ quê nhà ở đồng bằng sông Cửu Long ra đến tận thủ đô Hà Nội, bà Lương cùng với một số dân oan ở miền Tây Nam Bộ đều khẳng định rằng mọi việc làm của họ, kể cả của người dân Đồng Tâm đều là vì mục đích cuối cùng để giữ gìn từng tấc đất và quyền lợi chính đáng của họ.

Những nền tảng của xã hội tự do ( kỳ3)

 Eamonn Butler

Phạm Nguyên Trường dịch

Toàn bộ sẽ được đăng làm 3 kỳ.

15/9/2020

https://drive.google.com/file/d/17dUNClCPjS1NHCHs4EmmA6Ga6TbFpKYJ/view?usp=sharing

3.         Các thiết chế của xã hội tự do

Xã hội không cần nhà nước

Tự do và văn hóa

Trong xã hội tự do, phần lớn đời sống của người dân diễn ra mà hoàn toàn không cần tới chính phủ. Đây không chỉ là câu chuyện tiếu lâm cổ xưa của Ấn Độ: “Kinh tế phát triển vào ban đêm - khi chính phủ đang ngủ”. Đúng hơn là, chính phủ không có vai trò gì trong hầu hết các hoạt động thực sự quan trọng đối với nhân dân.

Người dân trong xã hội tự do không phải là những cá nhân cô lập, cách ly với nhau. Ngược lại, họ là những con người xã hội. Họ tìm ra những biện pháp kết hợp với những người khác, cố gắng làm ăn với những người khác, và cộng tác với những người khác bằng nhiều cách khác nhau. Họ có thể là thành viên tích cực của các nhóm tôn giáo. Họ liên kết với những người khác trong câu lạc bộ và hội đoàn, đấy là những người cùng thích những thứ giống nhau, như ca hát, đọc sách, nấu ăn, câu cá, chơi và xem thể thao hoặc thu thập những thứ gì đó.

Thư của ông Chu Đình Xương gửi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngô Vĩnh Long

14/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1xSujvJgWr-HG618uhG-_G2pD0-EIgn-9/view?usp=sharing

Ngày 5 tháng 9 vừa rồi, nhân dịp tôi nói qua về Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), tôi có nhắc đến GS Chu Hảo. Tôi chắc nhiều người đã biết ông là ai, đặc biệt là vì những khó khăn triền miên mà ông đã gặp phải trong khoảng 10 năm qua mà báo chí có đề cập đến.

Việc nầy làm tôi nhớ là tôi có một lá thư mà bố ông Chu Hảo, ông Chu Đình Xương, đã gởi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1983.

Tôi đã giữ tài liệu nầy rất lâu và không công bố vì tôi sợ gia đình ông bị khó khăn, tuy tài liệu nầy không phải do GS Chu Hảo đưa cho tôi. Nhưng nay tôi nghĩ đã gần 40 năm từ khi ông Chu Đình Xương gởi thư nầy và đã có “biết bao nhiêu nước chảy dưới cầu,” như cách người Mỹ nói, nên tôi nghĩ công bố thư nầy chắc sẽ không gây thêm phiền hà. Ngược lại, tôi nghĩ những gì ông Chu Đình Xương nói về Trung Quốc và Mao Trạch Đông trong thư nầy còn những giá trị cho người đọc hiện nay

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 15 tháng 9 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/13CCOkjzZ8jvTFuHZmoTx4XDKCZPWV5-r/view?usp=sharing

Lê Thành Nhân  - Trung Cộng bị các nước Châu Âu quay mặt!

13/9/2020

https://vietquoc.org/trung-cong-bi-cac-nuoc-chau-au-quay-mat/

Nước Mỹ đang vào mùa bầu cử, các hoạt động ngoại giao chỉ cầm chừng hay ngưng đọng vì hầu hết các chính khách lo việc tranh cử. Từ thống đốc tiểu bang đến toàn thể Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện và Tổng Thống đều phải bầu lại… ai ở, ai đi khó mà biết được, đều do là phiếu của người dân Mỹ quyết định. Lợi dụng tình hình đó, Trung Cộng tung một đòn ngoại giao qua Châu Âu.  Tập Cận Bình cử hai nhà ngoại giao cao nhất của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là Dương Khiết Trì và Vương Nghị du thuyết Châu Âu để sửa bộ mặt hắc ám bị các quốc gia trên thế giới nghi ngờ và kết tội là thủ phạm gây nên đại dịch virus Vũ Hán trên toàn cầu, nay đã có hàng triệu người thiệt mạng. Cả hai không những “đi không lại về không” mà còn thất bại thê thảm!  

Diễn đàn ARF đầu voi đuôi chuột!

14/9/2020

vietqoc.org  tổng hợp

https://vietquoc.org/dien-dan-arf-dau-voi-duoi-chuot/#more-33689

Diễn Đàn ARF  viết tắt của ASEAN Regional Forum là là diễn đàn mở ra của Bộ Trưởng Ngoại Giao 10 nước ASEAN đối thoại về an ninh khu vực. Đây là một diễn đàn hằng năm hiếm hoi tập hợp hầu hết các tác nhân vật quan trọng trong vùng châu Á-Thái Bình Dương và các cường quốc tham gia. Thành viên tham dự ARF gồm 10 nước ASEAN cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga và đặc biệt là có cả Bắc Hàn.

Đại-Dương :  Những con cọp không răng

15/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1-B33Sfs5DhYXloiaSim4ch9BW426fL5o/view?usp=sharing

Tể tướng Đức, Angela Merkel và Thủ tướng Ý Đại Lợi, Giuseppe Conte không tiếp Vương Nghị. Thái độ của EU đối với TC đang cứng rắn hơn, nhưng, làm sao 27 quốc gia cùng chung tiếng nói vô cùng khó khăn. Nhưng, họ đều là nạn nhân ít nhiều của Chủ nghĩa Cộng sản. Hoa Kỳ đã giải phóng Châu Âu thoát khỏi hai cuộc Thế chiến cũng như Chiến tranh Lạnh và bảo vệ, duy trì nền hoà bình, dân chủ cho nhân loại.

Thực tế, EU chưa bao giờ chứng tỏ độc lập nếu thiếu sự che chở của Hoa Kỳ.

Bầu của Tổng Thống tại Hoa Kỳ :  Cử tri đoàn hoạt động như thế nào?

Võ Thái Hà

15/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1zbVNv8odH6kfmjJyUJQJ5j-IrSwO2Dzj/view?usp=sharing

Cử tri đoàn

Tạp chí điện tử của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Đọc tại đây

-

 
PDF file

https://drive.google.com/file/d/1AHiM0yZk5nJ8V-SCSwDn56daX6FMQd17/view?usp=sharing

Doc file

https://drive.google.com/file/d/1YJetaiU4gHx1orkMoBqGiEFtLnCVXT5g/view?usp=sharing

Ủy Ban Trợ Giúp Tuyển Cử Hoa Kỳ (EAC)

Việt Ngữ

https://www.eac.gov/translations/vietnamese

Anh Ngữ

https://www.eac.gov/

Nguồn: Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ

Cơ sở Hiến pháp

Trìch Điều II, Khoản 1

Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống giữ chức vụ của mình trong nhiệm kỳ 4 năm và cùng với Phó Tổng thống cũng được bầu ra theo cùng một nhiệm kỳ và được bầu cử theo thể thức sau đây:

Theo thể thức mà cơ quan lập pháp qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ tại Quốc hội. Thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hay những người giữ chức vụ trong các cơ quan công quyền không được bầu làm đại cử tri.

Ngày mai, Huawei bước vào thế giới u ám mới

Du Lam (Theo Nikkei)

14/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1gg_BaIX0ds4O6FlR0tGR-QLkA_OpwdBw/view?usp=sharing

Vì sao Mỹ truy quét Huawei?

Trong chưa đầy 24 giờ tới, thế giới của Huawei sẽ thay đổi. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông và smartphone số một toàn cầu có nguy cơ trở nên què quặt.  

Samsung ngừng bán chip cho Huawei từ 15/9

Huawei, Qualcomm 'vạ lây' nếu Mỹ cấm SMIC

Huawei chuyển hướng đầu tư sang Nga

Sau nửa đêm ngày 14/9, tất cả các nhà cung ứng không phải của Mỹ trên toàn cầu sẽ phải ngừng giao hàng cho Huawei nếu sản phẩm của họ chứa công nghệ Mỹ. Theo quy định kiểm soát xuất khẩu ngày 17/8, họ cần xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn duy trì quan hệ với Huawei.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét