Trần Kiêm Đoàn – Tiếng mẹ cười
2/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1dVUTKhtrObU68647NMIy-CQaMnchCwtq/view?usp=sharing
Vu Lan về…
Vu Lan cũng như Giáng Sinh, không còn là ngày lễ riêng tôn giáo. Đó là những dấu son thời gian của nhân văn ghi đậm nét cảm xúc của con người. Nếu Giáng Sinh là ngày lễ của Ân Tình thì Vu Lan là ngày lễ Nhớ Mẹ.
Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ. Nhưng năm nay Mùa An Cư Kiết Hạ truyền thống của Phật giáo trùng hợp ngẫu nhiên mà đồng thời vời mùa đại dịch Cô Vy phải cách ly. Có điều khác nhau giữa dòng đời trôi chảy triền miên và biến cố nhất thời là các nhà tu Phật giáo đã “ra Hạ” mà cả nhân loại thì vẫn còn xao xác chuyện cách ly!
Thiện Ý - 2-9-1945: Quốc khánh của ai, quốc nạn với ai?
01/09/2020
https://drive.google.com/file/d/1-NH9yXgLTEpaDSsK4p4sbrSw2M1Molpz/view?usp=sharing
Câu trả lời tổng quát cho tiêu đề cũng là nội dung bài viết này là, ngày 2-9-1945:
(1) Là ngày quốc khánh của đảng và chế độ cộng sản Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
(2) Nhưng là ngày quốc nạn đối với quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ quốc Việt Nam) và dân tộc Việt Nam.
Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng
29 tháng 6 2017
BBC News
https://drive.google.com/file/d/1tb2VTg32RtlbfoCEASsgesv5JkQGic26/view?usp=sharing
Nội các Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn bốn tháng
Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.
Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.
Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.
Lê Bá Vận - Lịch sử Các Vụ Tiếm Danh Dựng Nước
2/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1TyRiORjLyNPFtG3df6cnvDmpXKe853VV/view?usp=sharing
Tiếm 僭 jiàn = chiếm cái gì mà mình không đáng được, giả mạo. (*)
Cọng sản vạn sự khởi đầu gian, nước Việt Nam cọng sản khởi đầu được kiến tạo trên nền tảng hai văn kiện tiếm danh chính trị lịch sử:
-Ngày 4 tháng 9 kỷ niệm 101 năm Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc làm tại Pháp 4/9/1919.
-Ngày 2 tháng 9 này, năm 2020 đại lễ kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Độc Lập 02/09/1945.
Các sự kiện trên nay được kể mạch lạc, có đầu đuôi thứ lớp, trung thực, thuyết phục.
Kinh tế tăng trưởng chậm nhất trong 20 năm, liệu Việt Nam có tránh được ‘viên đạn’ Covid-19?
Lê Minh - Tâm An
2/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1__3IuevuO0oXWF1knBu1oTBpwG1Fa06S/view?usp=sharing
Vào tháng 4/2020, xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh 14% so với một năm trước đó, tiếp theo là giảm 12,4% trong tháng 5/2020 do thương mại toàn cầu đi vào bế tắc, theo Cục Hải quan Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu chỉ tăng 1,5%; so với mức 8% của cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, ngành du lịch, chiếm khoảng 9% nền kinh tế, có doanh thu giảm 55,4% trong 7 tháng đầu năm.
Doanh nghiệp đóng cửa và thua lỗ khiến ngân sách thất thu tiền thuế thêm 1 tỷ USD trong nửa còn lại của năm 2020. Kiều hối cũng suy giảm ít nhất 20%.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 2 tháng 9 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1TVyBIdhDgvZQmRqVyAfWDHNTjgg68T4s/view?usp=sharing
Hoa Kỳ giải mật chính sách đảm bảo an ninh cho Đài Loan
2/8/2020
BBC News
https://drive.google.com/file/d/1h-3OrSIuPkH9ee1-2M_vH76yHe7nK-wn/view?usp=sharing
Hoa Kỳ vừa giải mật tài liệu về chính sách đảm bảo an ninh cho Đài Loan, khi Washington tìm cách đối phó với điều mà họ cho là xu hướng đang tăng của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực chống lại hòn đảo này.
Việc giải mật chính sách được thiết lập từ thời Reagan là động thái được cho là bước mới nhất của Mỹ trong chiến dịch buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, từ việc giam giữ người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương đến việc áp đặt luật an ninh hà khắc ở Hong Kong.
Tài liệu vừa được giải mật gồm hai bức điện tín, được đăng trên trang mạng của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) hôm 31-8.
Chủ đề bầu cử Mỹ: Tính bền vững của chuỗi cung ứng
Thủy Tiên
2/9/2020
https://drive.google.com/file/d/18SHZAdPktNor5DoJ0-afR72IVX14R1Pr/view?usp=sharing
Thương chiến Mỹ - Trung và đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã buộc các công ty giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc với tư cách là một nhà cung cấp duy nhất. Không những thế, tính bền vững của chuỗi cung ứng cũng là một trong những chủ đề của cuộc bầu cử Mỹ.
Theo khảo sát của Qima, một công ty kiểm toán chuỗi cung ứng có trụ sở tại Hong Kong, các thương hiệu Mỹ đã bắt đầu khám phá các lựa chọn nguồn cung ứng gần nhà hơn. Khu vực Mỹ Latinh và Nam Mỹ đang đạt được sức hút đáng kể trong những tháng gần đây.
Ngô Nhân Dụng: Ngân Hàng Trung Ương Mỹ chuyển hướng
1/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1SlUchv4XezX2ZV1VNHtVxAGhmC29Al52/view?usp=sharing
Thế mới biết mấy con coronavirus nó mạnh! Chúng đã làm hơn 24 triệu người mắc bệnh trên thế giới (nước Mỹ gần 6 triệu) và gần 9 triệu người chết (ở Mỹ, 180 ngàn). Bây giờ, chúng còn khiến cho Ngân Hàng Trung Ương Mỹ phải chuyển hướng!
Xưa nay, nhiệm vụ chính của ngân hàng trung ương các nước là ngăn ngừa lạm phát, nói theo sách vở là “bảo vệ ổn định tài chánh.” Ngày Thứ Năm vừa qua, ông Jerome H. Powell, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System, viết tắt là Fed) đã báo trước, trong thời gian tới Fed sẽ không lo về lạm phát bằng mối lo quá nhiều người đang thất nghiệp.
Nguyễn Quang Dy - Thủ tướng Shinzo Abe từ chức và vai trò của Nhật ở khu vực
1/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1A0DXIzu1q-xg3oUToTljgX-0jQKRwrDr/view?usp=sharing
28/8, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tuyên bố từ chức sớm một năm vì “không muốn sức khỏe đang xấu đi của ông làm ảnh hưởng đến các quyết sách quan trọng”. Ông Abe có tiền sử viêm đường ruột từ lâu, năm 2007 đã đột ngột từ chức thủ tướng vì lý do sức khỏe, sau một năm cầm quyền. Trong khi nhiều người ca ngợi tư cách lãnh đạo của ông Abe, những người khác coi việc ông từ chức vào lúc này là đáng tiếc cho tầm nhìn Indo-Pacific.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét