Như Thương – Sinh vi tướng ...
20/9/2020
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Sinh ngày 23 tháng 09 năm 1927 tại Đà Nẵng, nguyên quán Hương Thuỷ, Thừa Thiên
https://mauaotran.blogspot.com/2020/09/sinh-vi-tuongtac-gia-nhu-thuong.html
Mỗi đời người chỉ vỏn vẹn là một dấu gạch nối nhỏ giữa năm sinh và năm tử, nhưng đã có những người nuôi hoài bão và hiến thân cho Tổ Quốc trọn đời trên dấu gạch nối ấy.
Dân tộc Việt Nam và trang Quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã, sẽ và mãi mãi lưu danh thiên cổ những vị Anh Hùng hòa dòng máu oanh liệt của mình vào dòng chảy dân tộc. Mệnh nước điêu linh và mệnh người đoản mệnh chăng? Người viết không nghĩ rằng những Anh Hùng Bất Tử đã hy sinh là đoản mệnh, vì cuộc đời của những vị ấy đã là thanh "Trường Kiếm" khi họ vung gươm nối gót hào khí tiền nhân gìn giữ sơn hà.
Tưởng Năng Tiến – Triết Gia & Danh Ca
Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!
Thích Trí Quang
https://drive.google.com/file/d/1m-Y862WrZKWVNwBS4urrVTLZrBAZE9En/view?usp=sharing
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói vừa ghi. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Mà chả chỉ riêng hoa, ở nước ta, cái (mẹ) gì mà không thiếu nên mọi thứ vẫn thường phải phân phối theo tiêu chuẩn – ngoại trừ huân chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng ... thì mới thừa thôi. Bởi vậy, tôi xin được có ý kiến (hơi) khác chút xíu: “Cộng sản nó chôn sống mình hôm nay, mai nó mang huân chương hay giải thưởng đến để ... làm lễ truy tặng!”
Cánh Cò - Thảo nào….
22/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1l-IMTq9VC0EOVuRcLb5ic73wXgHIMsDc/view?usp=sharing
Thảo nào trên trang tuyển sinh các trường đại học đều ghi “chương trình đào tạo ngành triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về Triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Thảo nào Triết gia Trần Đức Thảo, người Việt Nam được công nhận là bậc thầy triết học đã bị chế độ triệt hạ, trù dập cả đời vì dám phản biện một cách triệt để trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Bởi cái gốc của triết học Việt Nam là tiêu diệt tư tưởng phản biện.
Hàng trăm cột điện gãy đổ: không thể đổ lỗi thiên tai!
Diễm Thi, RFA
2020-09-22
https://drive.google.com/file/d/1l7cqnMJyJoGzO_h179hEdmcZBof1dukm/view?usp=sharing
Là một kỹ sư quản lý xây dựng, ông Nguyễn Kế Quang cho cách giải thích của các vị lãnh đạo là không thuyết phục vì hai ký do: Thứ nhất là cơn bão số 5 với sức gió từ cấp 6 đến cấp 8, giật tối đa cấp 11, chưa vượt cấp 12. Thứ hai là cột xi măng chứ đâu phải cao su hay nhựa mà có hiện tượng các sợi thép tụt vào bên trong thân cột khi cột gãy. Ông giải thích thêm về cột ly tâm dự ứng lực:
“Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. Khi người ta đúc bê tông dự ứng lực thì họ dùng công nghệ ly tâm, tức có lực hướng tâm ra bên ngoài để ép bê tông cho chắc chắn hơn. Công nghệ này tiết kiệm được vật liệu bởi bên trong có thể rỗng nhưng cốt thép vẫn phải có chứ không thể không.
Ai mà khóc Tố Như!
Lấy ngữ pháp để giải thích Truyện Kiều [1] (Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê)
Việt Luận
22/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1SlGiABAHMe8uvCv0NZyZQ0cNWxWmeS1S/view?usp=sharing
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Không biết ba trăm năm nữa, còn ai khóc Tố Như không?
Ai hỏi câu đó?
Xin thưa: cách đây 200 năm, một người đã chết vì ôn dịch đã hỏi thế. Lúc đó, Việt Nam bị dịch hoành hành. Nhiều người chết lắm. Trong số người mắc dịch có một ông 54 tuổi. Hơi tàn sức cạn, người ấy nằm sòng soãi trên giường. Con cháu tất bật tìm thầy chạy thuốc. Nhưng con bệnh không chịu uống chén thuốc nào cả. Rồi một ngày, con bệnh ấy nhờ người thân sờ vào tay chân rồi hỏi ‘Nóng hay lạnh?’ Người thân trả lời ‘Đã lạnh cả rồi!’ Kẻ hấp hối đáp lại chỉ một tiếng: ‘Được’. Rồi từ đó, gian nhà im tịch tịch. Con bệnh lặng lẽ giã từ cõi đời.
Người ra đi ấy là Nguyễn Du, hiệu là Tố Như, tác giả truyện Kiều.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 23 tháng 9 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1JodkyyhklczImITP6VBzb3RE0ZBQDp1_/view?usp=sharing
Nhã Duy - Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg : "Không chỉ sống cho bản thân mà cho cả cộng đồng"
22/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1VE9-9endwCAomflt_mqbTie7hjclga6_/view?usp=sharing
Một số dư luận chỉ trích cho rằng bà ủng hộ việc phá thai thì có thể nhắc lại rằng, quyền phá thai đã được Tối Cao Pháp Viện thông qua vào năm 1973 qua vụ kiện Roe v. Wade, hai chục năm trước khi bà tham gia. Tuy nhiên quan điểm của bà về quyền này khi trả lời trên tờ New York Times sau này là "điều căn bản là không phải chuyện của chính phủ để đưa ra chọn lựa cho một người phụ nữ". Quả có thể nó gây tranh cãi nào đó ở góc nhìn tôn giáo nhưng nó không phải vấn đề quốc gia đại sự hay của chính phủ để chính trị hóa và vũ khí hóa cùng tiêu chuẩn chọn lựa ứng viên trước mỗi cuộc bầu cử.
Ở mặt nào đó, cũng có thể xem cộng đồng Việt đã khá may mắn so với cộng đồng người da đen hay các cộng đồng Á Châu khác từng chịu nhiều sự phân biệt đối xử, khi đến được nước Mỹ ngay thời điểm mà các đạo luật về nhân quyền và dân quyền đã ra đời sau nhiều tranh đấu hay đóng góp từ bao thế hệ, trong đó có cả những người như thẩm phán Ginsburg.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Tổng thống Trump phát biểu tại LHQ: Hoa Kỳ tốt, Trung Quốc xấu
22/9/2020
Song ngữ Việt Anh
https://drive.google.com/file/d/1B19UD2n571YeFMyQL4QSeMwmxtRbEKok/view?usp=sharing
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/9 (giờ Mỹ) đã có bài phát biểu kéo dài hơn 7 phút tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ Tòa Bạch Ốc, ông Trump đã vẽ chân dung nước Mỹ là quốc gia nhân từ, nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm và Trung Quốc là kẻ gây hấn của thế giới.
Do đại dịch virus corona Vũ Hán, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay tổ chức họp trực tuyến qua truyền hình internet.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump:
Tôi rất tự hào được phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, 75 năm sau khi kết thúc Thế chiến II và thành lập Liên Hiệp Quốc.
Chúng ta một lần nữa đang bước vào một cuộc chiến toàn cầu vĩ đại. Chúng ta đã phát động một trận chiến mãnh liệt chống lại kẻ thù vô hình – virus Trung Quốc – thứ đã cướp đi vô số sinh mạng tại 188 quốc gia.
Đập bàn ngăn cản đại biểu LHQ lên tiếng về Tân Cương, Trung Quốc bị phớt lờ và cảnh cáo
Vũ Dương
23/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1BALdwlE-6-EEOWoj-a9cdWQWGoA0fUNd/view?usp=sharing
Người dân bình luận: “…những kẻ xấu xa luôn cưỡng đoạt quyền tự do ngôn luận của nhân loại sao lại có thể chễm chệ ngồi trên ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được đây”.
Gần đây, một đoạn video về một nữ đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có những hành động hống hách tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được lan truyền rộng trên mạng. Người đại diện của ĐCSTQ đập bàn liên tục tại hội nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để ngăn cản đại diện của Tổ chức Giám sát Liên Hợp Quốc tiết lộ sự thật về các trại tập trung ở Tân Cương, nhưng họ đã bị chủ tịch Đại hội đồng chặn lại. Sau đó, người đại diện của ĐCSTQ vẫn tiếp tục đập bàn để ngăn cản bài phát biểu, nhưng vấp phải sự phớt lờ của chủ tọa hội nghị.
Mỹ trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc vì thực hiện dự án 'lấy đất của dân' ở Campuchia
Thanh Trần
Theo Reuters
22/9/2020
https://drive.google.com/file/d/1jHylQMH5yNx8SRi-6Fm0nP42crzdaV30/view?usp=sharing
Bộ Tài Chính Mỹ vừa đưa vào danh sách đen một nhà phát triển khu phức hợp cảng, sân bay và khu nghỉ dưỡng của Trung Quốc ở Campuchia, với lý do dự án này được xây dựng trên đất chiếm giữ của người dân địa phương và nó có thể được sử dụng để lưu trữ tài sản quân sự của Trung Quốc.
Union Development Group Co. Ltd đang xây dựng khu phức hợp Dara Sakor khổng lồ trong một công viên quốc gia trên bờ biển Campuchia, với đường băng có khả năng đón các máy bay lớn nhất thế giới.
Nghiên cứu: Ô nhiễm không khí Trung Quốc giết chết 30,8 triệu người từ năm 2000 đến 2016
Văn Thiện
Theo Phys.org, aqualife
23/9/2020
https://drive.google.com/file/d/12w-qkdNazdz_gzRSTskSZnQZag8clkUY/view?usp=sharing
Một nhóm các nhà nghiên cứu liên kết với một số viện hàn lâm ở Trung Quốc và một ở Mỹ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có tới 30,8 triệu người chết sớm ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2016 do hít thở không khí ô nhiễm...
Trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm này mô tả nghiên cứu của họ về mức độ ô nhiễm không khí ở Trung Quốc và tỷ lệ tử vong sớm ở những người bị bệnh phổi và những gì họ phát hiện ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét