Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 17 tháng 9 năm 2020

Việt Nam trước cuộc song đấu Mỹ Trung (1)

Gồm 3 bài

16/9/2020

“Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ” (ISSN 2693-8413) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt – Mỹ, Đại học Oregon, tập trung vào ba lãnh vực: Việt nam đương đại, quan hệ Việt-Mỹ, và cộng đồng người Việt ở Mỹ.

https://drive.google.com/file/d/184OgVSSly0djanGz7-MT44VPJXMEWO2V/view?usp=sharing

Tháng 5 năm 2020, chính phủ Hoa Kỳ công bố báo cáo “Tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc” (“United States strategic approach to the People’s republic of China”). Tiếp theo, nhiều chính khách Hoa Kỳ liên tục có bài phát biểu dường như xác lập một cuộc chiến tranh lạnh mới của Hoa Kỳ với Trung Quốc, như Robert C. O’Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia, phát biểu bài “The Chinese Communist Party’s Ideology and Global Ambitions” , ngày 24 tháng 6, 2020, Christopher A. Wray, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, phát biểu bài “The Threat Posed by the Chinese Government and the Chinese Communist Party to the Economic and National Security of the United States,” ngày 7 tháng 7, 2020.

Cam kết của Việt Nam với LHQ về bảo vệ nhân quyền và thực tế!

RFA
2020-09-16

https://drive.google.com/file/d/1bBdUTOn5RiVtK0YvUoj6VKy0j4CDO3NU/view?usp=sharing

Việt Nam tiếp tục cam kết

Trong ngày khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), hôm 14/9, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam-Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định rằng Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ủng hộ hợp tác quốc tế và tiếp cận đa phương nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi đại dịch.

Trước đó, tại Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra hồi hạ tuần tháng 7/2020, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng đã tuyên bố Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền con người của nhóm yếu thế.

Phúc, Vượng, Ngân lao vào “cuộc chiến” ghế Tổng Bí thư

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

17/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1964iWeKjzPyXhsBms2Ps14VT99vcW-zw/view?usp=sharing

Đại hội 13 sẽ diễn ra trong 4 tháng tới, cuộc đua vào tam hay tứ trụ càng ngày càng gay cấn. Vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và là vị trí đỉnh cao quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện đang có 3 ứng cử viên sáng giá mà dư luận thường gọi là cuộc đua tam mã giữa Thường trực Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam – Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, Đại học New South Wales, đưa ra phân tích rằng ông Trần Quốc Vượng là ứng cử viên nổi bật nhất cho chức Tổng Bí thư Đảng.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 17 tháng 9 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1T1opPg4XosxN-0lzjukYj72RIOeS3rOp/view?usp=sharing

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đang phát huy tác dụng

Theo Nikkei Asian Reviews,
Hương Thảo biên dịch

17/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1eIRM6ryDHZT-st8fajSxYQ_yoduyrUNE/view?usp=sharing

Chiến lược Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương của chính quyền Trump đã nhận được sự thúc đẩy đáng kể trong những tháng gần đây, theo hướng đạt được mục tiêu giữ cho khu vực này duy trì sự tự do và cởi mở khỏi sự uy hiếp của Trung Quốc. Trớ trêu thay, chính Trung Quốc đã và đang thực hiện việc thúc đẩy này.

Nhận định trên được đưa ra trong bài viết của cựu cố vấn Lầu Năm Góc, nhà phân tích quốc phòng Derek Grossman, thuộc Tập đoàn phi lợi nhuận phi đảng phái Rand Corporation, đăng trên Nikkei Asian Reviews ngày 13/9.

Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan

BBC News

17/92020

https://drive.google.com/file/d/1I21q5uafEapCfIaJqDfSjUPxXn_bUV_w/view?usp=sharing

Panusaya Sithijirawattanakul đọc bản tuyên ngôn 10 điểm kêu gọi cải cách chế độ quân chủ

"Có một nỗi sợ hãi đang rình rập trong tôi, nỗi sợ hãi sâu sắc về hậu quả.'' Panusaya Sithijirawattanakul nói.

Vào tháng 8, cô gái 21 tuổi hồi hộp bước lên sân khấu ở Thái Lan và đưa ra một thử thách mở đối với chế độ quân chủ.

Trước sự cổ vũ của hàng ngàn sinh viên tại một trong những trường đại học hàng đầu của Thái Lan, Panusaya Sithijirawattanakul đọc bản tuyên ngôn 10 điểm nổi tiếng hiện nay, kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.

Nguyễn Tường Tâm – Bầu cho Joe Biden hay Trump (bài 2)

Dựa trên sách lược đối ngoại

16/9/2020

https://vietquoc.org/bau-cho-joe-biden-hay-trump-dua-tren-sach-luoc-doi-ngoai-bai-2/

Đọc lại bài 1 ở đây:

https://www.baoquocdan.org/2020/09/nguyen-tuong-tam-bau-cho-joe-biden-hay.html

Tóm lược: Theo VOA, “Đại hội Toàn quốc đảng Cộng Hòa đã khắc họa Tổng thống Donald Trump như một vị Tổng tư lệnh mạnh mẽ đang đánh bại kẻ thù, và đòi hỏi các đồng minh phải đóng góp nhiều hơn. Đối thủ của ông, cựu Phó Tổng Thống Joe Biden cho biết ông sẽ sát cánh cùng với đồng minh của Mỹ, chứ không phải những tay độc tài.”  Ngoài ra trong vấn đề đối ngoại, ông Biden chưa đưa ra sách lược gì thêm. Như vậy, trong khi chờ đợi ông Biden đưa thêm sách lược đối ngọi, cử tri nên xem xét cẩn trọng những hoạt động ngoại giao của ông Trump trong thời gian qua để quyết định lá phiếu.

Mạnh Kim - Thăm dò dư luận và hiệu ứng “gánh xiếc rong”

16/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1FG5gMOHRBmS1gkZfU5jc2urMOF1CXY3D/view?usp=sharing

US Election 2020:

Không có cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nào kể từ sau Thế chiến thứ hai lại căng thẳng như cuộc chiến giữa ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump lần này. Sự “một mất, một còn” không chỉ diễn ra giữa hai ứng cử viên mà còn với cả cử tri, trong bối cảnh nước Mỹ được đánh giá là ở giai đoạn chia rẽ chưa từng có.

Loạn cào cào với thăm dò

Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’ Diplomacy?

China’s pugnacious diplomatic action is a counter-attack in a specific situation, not a new normal.

Tác giả: Chen Dingding | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

17/9/2020

https://drive.google.com/file/d/15qXD9yoxqKO3XS6DP_5zCWfGDzHEk_30/view?usp=sharing

Tạp chí The Diplomat số ra ngày 09/09/2020 có bài “Phải chăng Trung Quốc thực sự bắt đầu theo đuổi ‘Ngoại giao chiến lang’?” [Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’Diplomacy].

Bị kích thích bởi các thông tin sai lầm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt. Có một quan điểm thường thấy ở Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “Ngoại giao chiến lang” [‘Wolf Warrior’ Diplomacy, hay “ngoại giao chiến binh sói”]. Thuật ngữ này dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng (ở phương Tây) chỉ trích phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc. 

Vì hoà bình và dân chủ, châu Âu phải hậu thuẫn Đài Loan

Tú Anh  FRI

15/9/2020

https://drive.google.com/file/d/10eZxT1IpsZAOnKRqTkpvc5xo2cwHsw_r/view?usp=sharing

Tỉnh thức trước chính sách ương ngạnh một chiều của Trung Quốc, châu Âu đoàn kết lên giọng với Bắc Kinh; chiến thắng biểu tượng của phe Navalny trong cuộc bầu cử đầy gian lận tại Nga; Loukachenko “nộp mình” cho Putin; Covid-19 bùng lên trong mùa khai giảng đại học tại Pháp: Đây là những chủ đề nóng trên báo Pháp hôm nay 15/09/2020.

Nóng theo nghĩa đen là tựa chính trên trang nhất của La Croix: "Nước Mỹ bị lửa táp", từ California cho đến bang Washington, bầu trời đầy than khói, Los Angeles gần như chết ngạt.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét