Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 31 tháng 10 năm 2020

Ba Đình ngập trong “xú uế” – 10.000 tấn rác rác rải khắp thủ đô

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

31/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1zoY7yH5oZGJB6w0H57-coNb51Gl15qbD/view?usp=sharing

Đường phố nội thành ở thủ đô của Việt Nam ngập trong khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt, sau 3 ngày người dân ở huyện ngoại thành Sóc Sơn ngăn chặn xe rác đi vào bãi rác Nam Sơn, nhiều báo bao gồm cả Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và VNExpress đưa tin hôm 26/10.

Đây là lần thứ hai trong năm 2020 và là lần thứ 15 trong gần 20 năm bãi rác Nam Sơn hoạt động, người dân địa phương chặn xe chở rác, các báo cho hay.

Trump hay Biden: Vết thương chiến tranh’ của cộng đồng Việt tái phát trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

30/10/2020

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/12JG9bQ-mTdNx_PFQGxc2Qywo15QNEgPO/view?usp=sharing

Người Mỹ gốc Việt trong các cuộc diễu hành ủng hộ hai ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden. Những quan điểm khác nhau đã làm cho cộng đồng Việt xung đột và chia rẽ.

 “Kẻ phản bội” hay “bọn Cộng sản” là những phản ứng của người gốc Việt ở Mỹ trước những thông tin về nhóm Người Mỹ gốc Việt Ủng hộ Biden được lan truyền trên mạng vào tháng trước.

Nhiều người Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump tái đắc cử cho rằng ông Joe Biden, ứng cử viên tranh cử tổng thống đại diện Đảng Dân chủ, “tôn thờ” Trung Quốc và phản đối việc tiếp nhận người tị nạn tới Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam, trong số nhiều lý do khác.

Cập nhật COVID-19: hai loại thuốc hỗn hợp kháng thể điều trị covid-19 với kết quả đáng khích lệ

Bs Đỗ Văn Hội

30-10-2020

https://drive.google.com/file/d/1b-4vzAYJGNmAtP76YcyC2LEoR1GAIV6w/view?usp=sharing

Nếu có vaccin (thuốc ngừa của Moderna, Johnson-Johnson… hiện đã vào giai đoạn cuối) và thuốc trị siêu vi bằng kháng thể hoặc thuốc diệt vi khuẩn (như Remdisevir và nhiều loại khác) thì loài người sẽ không còn gì để lo sợ con siêu vi Vũ Hán của Trung Cộng nữa.

Theo Medscape, một trang tin tức y khoa dành cho các bác sĩ, hiện nay đã có hai phương pháp điều trị COVID-19 bằng hỗn hợp (cocktail) kháng thể (antibody), một do hãng Regeneron chế tạo và một của hãng Eli Lilly, cho thấy nhiều hứa hẹn với các bệnh nhân ngoại trú, kết quả được công bố vào thứ Tư 28/10.

Mai Thanh Truyết - Dầu Trong Đá

Mai Thanh Truyet Envirovn, University of Besancon, France

13.08.2017 – Hiệu đính 10-2020

https://drive.google.com/file/d/1JAYfHBOSRoE-XGaFJATviBkuvo2ygEt9/view?usp=sharing

Thưa Bà Con,

Chưa đầy một tuần lễ nữa, cuốc bầu cử 3/11/2020 sẽ diễn ra quyết liệt giữa đương kim Tổng thống Trump và Cựu PTT Biden. Câu chuyện “Dầu trong đá” (fracking) là một đề tài nẩy giữa giữa hai Ông. BÀi viết dưới đây hy vọng giải đáp một phần nào về sự khác biệt quan điểm giữa hai Ông trong vấn đề nầy.

Trần Trung Đạo – Tập Cận Bình sẽ không dám đụng tới Đài loan

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1u0OqG2X77G6H4XBfTDZtp70oUJB7ESLG/view?usp=sharing

Trong thời gian qua, thỉnh thoảng Tập Cận Bình lại hăm he sáp nhập Đài Loan kể cả bằng vũ lực và điều này tạo nên nhiều bàn tán trong giới phân tích chính trị và quân sự Á Châu.

Ngày 14 tháng 10, 2020, khi thăm viếng một căn cứ quân sự tại Quảng Đông, Tập Cận Bình chỉ thị cho quân đội “phải tập trung hết tinh thần và năng lực để chuẩn bị cho chiến tranh.”

Nhưng hăm he là một chuyện, đánh là chuyện khác. Dưới đây là một số trường hợp và lý do khiến Tập chỉ hăm he nhưng không dám đụng tới Đài Loan:

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 31 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ZJmqB3avvnZO3RU7ByVwru3bTLxR-g1_/view?usp=sharing

 Vũ Linh – TT Biden: một Carter hay một Obama?

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1BiXGNti908umCtSHjL_qSTVOq_F3hFN2/view?usp=sharing

Lý do PTT Biden không ra tranh cử năm 2016 là vì đã có một ‘thỏa thuận kín’ mà danh từ thời thượng gọi là ‘quid-pro-quo’ trong đảng DC từ hồi 2008 rồi. Khi đó, có cuộc tranh cử rất gay gắt giữa bà Hillary và ông Obama. Cận ngày đại hội đảng, hai bên vẫn đánh nhau thẳng tay không bên nào chịu thua. Bà Hillary có đa số cử tri đoàn nhờ thắng các cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ đảng, trong khi ông Obama có một số rất lớn phiếu của các vị gọi là ‘siêu đại biểu’, super delegates (mà bên CH không có), là các đại quan của đảng như các đương kim hay cựu TT, PTT, nghị sĩ, dân biểu, thống đốc, quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương,… tổng cộng có tới 850 người đương nhiên được đảng phong làm cử tri đoàn. Ta có thể gọi đó là khối ‘hệ thống cầm quyền’ -establishment- của đảng DC, nhưng lần này, họ phá lệ, ủng hộ một người mới, ngoài hệ thống, là ông Obama, vì quá chán với những bê bối của chính quyền Clinton và quá sợ tham vọng quá lớn của bà Hillary.

GS Nguyễn Văn Tuấn - "Groupthink", Trump và người Việt

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1CSXGmdT6TM_PbDjfWJnGrfEjeA2N9jik/view?usp=sharing

Doublethink là khái niệm được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "1984" của văn hào George Orwell. Cuốn tiểu thuyết độc đáo và 'visionary' đề ra rất nhiều thuật ngữ của giới toàn trị, nào là Big Brother, giai cấp vô sản, khắc phục, Unperson, Thoughtcrime, Bellyfeel, Newspeak, doublethink, v.v.

Orwell xem doublethink là một thủ thuật tuyên truyền nhằm gây mâu thuẫn trong tâm trí của quần chúng. Ba khẩu hiệu nổi tiếng trong tác phẩm "1984" minh hoạ cho doublethink là: "Chiến tranh là hoà bình; tự do là nô lệ; và dốt nát là sức mạnh." Các đảng rất thích vận dụng doublethink vì họ có thể làm cho công chúng hiểu đúng thành sai, sai thành đúng, biết là không biết, nói dối mà tưởng mình nói thật, rằng dân chủ là điều không thể, và đảng là người bảo vệ dân chủ!

Khủng bố, phong tỏa : Pháp "như sống lại thời Trung Cổ"

Thu Hằng  RFI

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1fwwFaBy3dgBAzGlfRdX3Ey-QBUkvhjId/view?usp=sharing

“Giữa dịch bệnh và các cuộc chiến tôn giáo, thế giới như đột nhiên trở về thời Trung Cổ, đặc biệt là Pháp, quốc gia trả giá đắt cho cam kết, dù có thế nào cũng bảo vệ tự do ngôn luận”. Lời mở đầu của bài xã luận được đăng trên nhật báo Libération ngày 30/10/2020 đã tóm tắt thực trạng tại Pháp hiện nay : “Nước Pháp bị tấn công”, như tựa trang nhất của Les Echos.

Vụ khủng bố bằng dao khiến ba người thiệt mạng tại Nice, đúng lúc Hạ Viện Pháp đang thảo luận các biện pháp phong tỏa đợt 2 chống dịch Covid-19. Thủ phạm là một thanh niên Tunisia nhập cư bất hợp pháp, vừa đến Pháp cách đây vài ngày, giết người nhân danh “Đấng Allah vĩ đại !”.

Phan Cao Nhật Anh – Kinh tế Nhật Bản phục hồi chậm

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1r4TJKTnLEKSXNgEGMz4bViNmimPIdJIw/view?usp=sharing

Ngoại nhu tiếp tục tăng, tốc độ phục hồi của nội nhu chậm lại

Ngoại nhu tiếp tục tăng. Xuất khẩu thực tế trong tháng 8 tăng 6,8% so với tháng trước, tăng tháng thứ ba liên tiếp. Theo khu vực, doanh số bán hàng sang Trung Quốc tiếp tục tăng và doanh số bán hàng sang các nước phát triển cũng có dấu hiệu khởi sắc.

Do xuất khẩu tăng nên hoạt động sản xuất của các công ty tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp và khai khoáng tháng 8 tăng 1,7% so với tháng trước, tăng tháng thứ ba liên tiếp. Triển vọng sản xuất cũng dự kiến sẽ tăng 5,7% trong tháng 9 và 2,9% trong tháng 10, và sự phục hồi dần dần sẽ tiếp tục.

Trung Tinh Le – Nước Mỹ mà ta phải biết

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/19WITYNPj79GAVi_R8eJ1Aog_OSkRxtup/view?usp=sharing

Nước Mỹ mà mọi người chỉ trích vì chủ nghĩa can thiệp đó đang nêu lên và tổ chức thực hiện một mô hình mà không phải lâu nay các bạn đang mong ước: đó là mọi quốc gia cần phải tự cường như những ngôi sáng trên bầu trời và hợp tác với nhau trên tinh thần bình đẳng. Thế giới có nghe đủ tiếng nói trên của nước Mỹ qua bài diễn văn của TT Donald Trump tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc? Hay là mọi người và báo đài đang dành nhiều thời gian hơn để châm chọc những lời chim sẻ đang kêu (tweet) ông này đang dùng để thu hút dư luận và cân bằng với báo đài suốt ngày chỉ trích trong một cuộc bầu cử đáng lý ra phải được đưa tin công bằng hơn?

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 30 tháng 10 năm 2020

Trân Văn  - Thiên tai và các… nghị quyết!

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1eF2swqmKXqRrwPlalbLoY7ULpTislLVf/view?usp=sharing

Bão Molave vừa qua, bão Yoni – trận bão thứ mười trong năm nay sắp sửa đổ vào, giống như mọi năm, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chỉ chờ để chỉ đạo – triển khai… tìm kiếm - cứu nạn. Trong hai thập niên vừa qua, chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo các… nghị quyết, chiến lược phát triển của… Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng để xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra được bao nhiêu ngàn tỉ và chi phí khắc phục đủ loại hậu quả, cộng với đủ loại thiệt hại cả về tính mạng lẫn tài sản của thường dân do lũ lụt, lũ quét, sạt lở ngốn hết bao nhiêu ngàn tỉ? Có tương xứng hay không?

Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo?

BBC News

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Kutz11Z8zOX_mwgmE7rLyKtr7s_gPrIg/view?usp=sharing

"Về nguyên tắc, chính sách hiện nay của Mỹ sẽ không có thay đổi bất luận ai thắng cử. Tuy nhiên, nếu ông Biden thắng cử, trong một thời gian thích hợp, thực hành chính sách sẽ mang dáng vẻ của thời Obama.

"Nếu Trump thắng cử, ông ta sẽ tiếp tục chính sách hiện hành, cứng rắn hơn với Trung Quốc, cam kết mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương.

"Riêng đối với Việt Nam, chính sách của Mỹ cũng không thay đổi - quan hệ song phương sẽ được hai nước cùng thúc đẩy tốt hơn.

Nguyễn Hoàng Dũng – Tại sao ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Việt nam vào lúc này?

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1oxM1sTH2I-E25HsPIbqdlA5-7RElEOZ3/view?usp=sharing

Rốt cuộc, việc gì khiến ông Mike Pompeo phải “bẻ lái” thăm Việt Nam đầy bất ngờ như vậy? Nếu không phải là sự đồng thuận từ phía Việt Nam cho Mỹ (và cả The QUAD) sử dụng căn cứ quân sự của mình, có thể ở Đà Nẵng và Cam Ranh, thì chắc ông đã không đột ngột nhận lời sang thăm Việt Nam vào lúc này, mà sẽ nhường phần đó cho ông Robert O'Brien. Có lẽ điều làm ông bất ngờ nhất là Việt Nam lại sớm đồng ý cho Mỹ dùng các sân bay của mình để xuất phát các chuyến bay trinh sát, khởi đầu bằng P8 - Poseidon, trước cả Indonesia (vừa mới từ chối lời đề nghị của Mỹ). Nếu như thế, đã có một sự thay đổi lớn lao trong nhận thức của lãnh đạo Việt Nam về Trung Cộng. Ngoài ra, các phái bộ ngoại giao của Việt Nam đã nhạy bén hơn Indonesia khi nhận định rằng, Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử, cho nên mới quyết đoán mời ông Mike Pompeo sang thăm ngay, vì “kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt” mà.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Mai Thi được trao Huân công bội tinh của Đức

Mai Thi: Báo chí khoa học chống lại Tin Dỏm

https://drive.google.com/file/d/1y8GhOVxBoN5r4tgeeAVRrmhkQn_EG9WS/view?usp=sharing

U.B. : Điều gì cần làm và điều gì không nên làm trên Internet?

M.T. : Cần làm: Điều cực kỳ quan trọng là vài giây đầu tiên của mỗi bài. Điều này áp dụng cho các bài báo cũng như video hoặc podcast. Sẽ không mất nhiều thời gian để ai đó tự quyết định, là họ quan tâm đến bài của bạn hay không. Bạn phải làm rõ rất nhanh: Tại sao người ta nên xem video này ngay bây giờ? Thực tế là có hàng triệu bài khác để người ta có thể theo dõi. Từ điều này tôi có thể học được cho mọi thứ khác tôi thực hiện, cả các bài giảng cũng thế. Bạn phải thu hút sự chú ý của khán giả. Nhưng điều đó cũng không có gì phiền hà, vì khi đó cách truyền thông của bạn sẽ tốt hơn và mang tính giải trí hơn.

Đừng làm: Bạn không nên dùng quá nhiều con số để gây ảnh hưởng – với các chương trình trực tuyến, có nhiều đánh giá chi tiết hơn so với số lượng ấn bản báo chí hoặc số lượng khán giả xem chương trình truyền hình. Điều này thật quyến rũ, nhưng nó làm bạn mất tập trung và không kiên trì, khi bạn tối ưu hóa nội dung theo xu hướng của thị hiếu khán giả. Bởi vì xu hướng nhấp chuột và thuật toán của các trang mạng thường xuyên thay đổi. Có một ưu tiên rất sai lầm, khi bạn tự hỏi làm thế nào để tôi xây dựng tầm ảnh hưởng trước khi nội dung của tôi chưa hoàn hảo.

Cái Lư Hương  - Phân cực chính trị: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam

30/.10/2020

https://drive.google.com/file/d/1x8pn9i_PTkHgVQ9t7Q-UBVpjcC8a50VN/view?usp=sharing

Đặc biệt hơn, trong thập niên 1960 và 1970, các vấn đề liên quan đến phân biệt sắc tộc và chiến tranh Việt Nam dường như luôn đẩy Hoa Kỳ đến ngưỡng bùng nổ. 

So sánh sự phân cực chính trị của Hoa Kỳ trong những thời khắc lịch sử nói trên với vài thảo luận “đứt tay, trầy chân” hiện nay quả thật không có nghĩa lý gì. 

Thêm vào đó, các công cụ, văn hóa và quan trọng nhất là hệ thống xã hội dân sự để đẩy mạnh và khôi phục lại những thảo luận và bất đồng chính trị tích cực vẫn còn đó. Sách vở, báo chí, hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội, các tổ chức thăm dò dư luận, các viện nghiên cứu, các tổ chức cộng đồng… luôn sẵn sàng hoạt động, hợp tác vì lợi ích chung, tiếng nói chung.

Ngược lại, Việt Nam chúng ta có gì để thảo luận, thỏa hiệp hay tìm kiếm sự tương đồng?

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 30 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Ei_ru6NhPDiblKwD7rQt6ujj770IsrbV/view?usp=sharing

Châu Á, Châu Âu cùng Mỹ lập liên minh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thái Hà tổng hợp

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/18lmNhERqXJ_eUJZzyHSNVxgPgzEIfu27/view?usp=sharing

Chuyến công du kết thúc tại Indonesia cũng không phải là ngẫu nhiên vì cường quốc Đông Nam Á này cũng đang bị Trung Quốc lấn lướt ở vùng đặc quyền kinh tế của mình sát Biển Đông.

Phát biểu trước lúc ông Pompeo lên đường qua Ấn Độ, chặng đầu tiên trong chuyến công du Nam Á và Đông Nam Á, ông Dean Thompson, một quan chức ngoại giao Mỹ cao cấp, chuyên trách vùng Nam Á và Trung Á đã khẳng định: “Chúng tôi đang nỗ lực thắt chặt quan hệ thiết yếu với đồng minh và đối tác, nhấn mạnh cam kết dấn thân sâu hơn vào vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về công cuộc đối tác bền vững vì sự thịnh vượng của toàn khu vực.”

Đại-Dương -Hoa Kỳ đương đầu với kẻ thù khắp thế giới

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1BFNBjQs8FmHiIncPvLVWjSbB8wKYc1FX/view?usp=sharing

Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Trump phá vỡ hệ thống tình báo, gián điệp kinh tế; giải tán các Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử được sử dụng như ổ gián điệp; cấm tất cả đảng viên Cộng sản Tàu cộng nhập cảnh, lùng bắt gián điệp kỹ thuật của Bắc Kinh trên đất Mỹ.

Mặt trận bao vây toàn diện Trung Cộng đã thu hút ngày càng nhiều quốc gia tham dự bởi vì họ hiểu rằng khi Tập Cận Bình đặt chiếc vòng kim cô lên các dân tộc thì độc lập, dân tộc, quốc gia sẽ biến thành sáo ngữ.

Hoa Tran – Khi người da đen giác ngộ

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/16qMU1ah3Q1MczFPGOjU9uajhSkeGX_bW/view?usp=sharing

Có lẽ tin vui nhất đối với tôi là thăm dò của hãng Rasmussen nói Trump có được 31% phiếu da đen. Vui cho người da đen giác ngộ nhiều hơn.

Cứ cho là thăm dò này không chính xác hay cuồng Trump, thì dù trả giá xuống 50% còn 15.5% thì Trump cũng lời chán.

Lý do là năm 2016 Trump chỉ có 8% phiếu da đen, trong khi bà Hillary có tới 88%. Thế mà Trump vẫn thắng.

Từ 8% tăng lên 15.5% hay 31% như thăm dò này thì làm sao Biden thắng nổi ?

Nguyễn Quốc Bình  - Bầu cho Donald Trump hay Joe Biden?

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1utDhLj1Kn_Kbj4Oz2YsWZe4-L9y90gaX/view?usp=sharing

Thứ nhất, Trung Cộng đã hết hung hăng trên Biển Đông! Kể từ ngày 23/10, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đã bắt đầu tăng cường hoạt động ở Thái Bình Dương nhằm ngăn chận các tàu cảnh ngư đội lốt tàu cá Trung Cộng, cố tình vào Biển Đông cũng như các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để quấy rối, đe dọa chủ quyền các quốc gia này, gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực. Chính nhờ vậy, tần suất tàu Trung Cộng vào Biển Đông đâm, húc, xịt vòi rồng, làm loạn, bắn giết ngư dân Việt mới giảm hẳn và gần như không còn nữa. Đây là một sự khác biệt to lớn mà chỉ dưới thời Tổng thống Donald Trump mới có, chứ 8 năm dưới thời Barack Obama (2008 - 2016) thì ngược lại.

Mạnh Kim - Bí mật “mật mã 2035” của Tập Cận Bình

30/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1w6V9iT9eG_f5DXMBneKpXvUxyDvPMAN2/view?usp=sharing

Cần nói thêm, Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (còn được gọi là “Hội nghị Trung ương 5 khóa XIX”) vừa bế mạc ngày 29-10-2020 sau bốn ngày làm việc. Tại hội nghị này, “mật mã “2035” của Tập Cận Bình một lần nữa đã được nhấn mạnh, với “Kế hoạch năm năm phát triển kinh tế và xã hội quốc gia và các mục tiêu dài hạn cho năm 2035”. Không chỉ đề cập đến “mục tiêu dài hạn” liên quan xây dựng sức mạnh kinh tế, sức mạnh khoa học và công nghệ, và sức mạnh tổng thể của quốc gia…, “mật mã 2035” còn nói đến việc “duy trì sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của hai vùng lãnh thổ Hong Kong và Macau, đồng thời thúc đẩy sự phát triển hòa bình của các mối quan hệ xuyên eo biển và sự thống nhất đất nước”.

Hãy để ý đến chi tiết gọi là “thống nhất đất nước”. Điều này không là ám chỉ mơ hồ gì nếu không phải là một xác quyết rằng bằng mọi giá phải thu tóm được Đài Loan. Đây mới chính là điều cốt lõi nhất trong mật mã “2035” của Tập Cận Bình mà tác giả Katsuji Nakazawa đã không đề cập.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 29 tháng 10 năm 2020

Tưởng Năng Tiến –  Của Giả & Của Nợ

https://drive.google.com/file/d/1x-nySNArvywd3uI9gSc9NWvgV1cGeClr/view?usp=sharing

Bài Lê Văn: “Tại sao nhiều người góp tiền cứu trợ cho Thúy Tiên mà không góp cho mặt trận?”

Bùi Phi Hùng : “Thì đấy, bài học ăn bớt, ăn chặn, ăn bẩn xưa nay của hàng hàng, lớp lớp cán bộ ở mọi vùng miền, vị trí vẫn nhan nhản đấy; nào là trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ngay tại Hà Nội, nhà tình thương, trung tâm GD, xã, huyện, tỉnh… ăn chả chừa thứ gì, bất kể tình huống, hoàn cảnh nào…”

Hoàng Tám Bùi: “Ca sĩ Thủy Tiên có công lớn với dân vùng lũ vì đã huy động được hơn 150 tỉ VND hỗ trợ bà con. Thế nhưng Thủy Tiên còn có công lớn hơn nữa với MT TQ VN là giúp họ nhận ra vị thế của mình trong lòng dân như thế nào?”

Đỗ Vũ: “Cô ấy đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa Nhân dân với MTTQVN mà lúc thường khó nhận ra!”

Ngay cả một người khiếm thị cũng đã nhận ra được “vị thế” của MTTQ “trong lòng dân” tự lâu rồi. Chỉ có những vị lãnh đạo Nhà Nước CHXHCNVN là vẫn nhất định nhắm mắt (lẫn bịt tai luôn) nên vẫn chưa thôi – dù cái tổ chức thổ tả này ngốn một lượng ngân sách khổng lồ nhưng hiệu quả thì thua xa tiếng nói của một cô ca sỹ.

Quan chức Đảng ăn tiền – Thủy điện xối nước dìm dân

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/13uym8Whs203BlU6K1ZlfYpAvw_jwIfoe/view?usp=sharing

Từ bao nhiêu năm nay, cứ mưa nhiều ở khu vực nào thì gần như những thủy điện nơi ấy đều phải lo xả lũ cứu đập. Trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Câu hỏi việc xả lũ thủy điện có phải là nguyên nhân gây ra lũ lụt lại được dư luận bàn tán.

Về mặt lý thuyết, ngoài nhiệm vụ phát điện, các hồ thủy điện còn nhiệm vụ cắt và chống lũ trong mùa mưa bão, điều tiết dòng chảy, xả nước chống hạn cho vùng hạ du trong mùa khô.

Tối nay Ngoại trưởng Pompeo tới Hà Nội: Liệu Việt Nam sẽ tham dự ‘trận địa Châu Á’ cùng Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu?

Tác giả: Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1tpwCynk6XMdNu66fTAV5V45gOZYLgbTj/view?usp=sharing

Tối nay Ngoại trưởng Pompeo tới Hà Nội, điều gì sẽ xảy ra? Chuyến thăm được thiết kế để củng cố những lợi ích chiến lược gần đây, khi cả hai quốc gia đều nhìn nhận rằng Trung Quốc đang trở nên ngày càng hiếu chiến. Liệu Việt Nam sẽ tham dự ‘trận địa Châu Á’ cùng Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ đến Việt Nam tối nay trong chuyến thăm chính thức kéo dài đến chiều ngày 30/10. 

Chuyến thăm ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót. 

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1TxSPcqbUspCdQUsy7KskscXobLUrFGYv/view?usp=sharing

Đại dịch Covid-19 đã làm thế giới bị động đối phó, với những tổn thất nặng nề, không chỉ về người mà còn suy thoái về kinh tế. Nó làm cho đối đầu Mỹ-Trung càng quyết liệt, vượt xa chiến tranh thương mại trước đó. Trong năm 2020, thế giới bị phân hóa nhiều hơn các năm trước, và Trung Quốc đang bị cô lập, không chỉ với phương Tây mà còn với khu vực. Lần đầu tiên trên thế giới đang hình thành mặt trận chung chống Trung Quốc, gồm các nước có cùng quan điểm (like-minded) dựa trên tầm nhìn Indo-Pacific và “Bộ Tứ Mở Rộng”.

Đáng chú ý là các bài diễn văn của Tổng thống Donald Trump tại Liên Hợp Quốc (22/9) cũng như của Ngoại trưởng Mike Pompeo (23/7), Bộ trưởng Tư pháp William Barr (16/7), Giám đốc FBI Chris Wray (7/7), và Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien (26/6) khác hẳn với những phát ngôn bất thường lâu nay trên twitter. Những tuyên bố cứng rắn đó của Chính quyền Trump không chỉ đối phó nhất thời với Trung Quốc, mà được chuẩn bị khá chặt chẽ và có hệ thống, như “xa luân chiến”, để nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP).

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Việt Nam để bàn bạc những gì?

Diễm Thi, RFA
28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1uYr4pk_AhNC60hP9LEWb2TBm6V13ORp5/view?usp=sharing

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP.HCM, nhà nghiên cứu về biển Đông, cho rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngoại trưởng Mỹ là tín hiệu tốt cho Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và Mekong trong nghị trình. Ông nói:

“Chuyến đi này cho thấy thái độ của Mỹ đối với Việt Nam là rất coi trọng Việt Nam. Điều này tác động rất nhiều tới những chính sách của Việt Nam sắp tới, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Trong vấn đề Biển Đông và Mekong thì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có những điểm chung.

Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn trong vấn đề Biển Đông và Mekong trước các hành động của Trung Quốc. Hoa Kỳ thì muốn những quốc gia khu vực này cần phải tuân thủ luật pháp và tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác. Điều này cũng trùng với lợi ích của phía Việt Nam.

Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla

BBC News

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1NTvuCCX2I1M0TjftW_hAPpYmnXjC5HPq/view?usp=sharing

Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10

Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10, Việt Nam và Mỹ đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn nhất và phát triển năng động nhất trên thế giới với những tuyến đường biển thông thương huyết mạch vô cùng quan trọng, là động lực của tăng trưởng và liên kết trên toàn cầu.

Theo đó, 7 thỏa thuận/bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được ký kết với trị giá lên tới hàng tỷ đôla trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về năng lượng, truyền tải điện và chế biến, nhập khẩu thịt lợn tại diễn đàn này.

Thủ tướng Hun Sen nêu nguyên nhân lũ lụt lịch sử, chuyên gia nhắc nỗi sợ lớn nhất Campuchia

Thúy Khương

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1XOeAWQpyMoyBXKoiu32TQohy6I0vXugq/view?usp=sharing

Nhà nghiên cứu tại Trung tâm Stimson Courtney Waetherby nói rằng, xét về dài hạn, việc thay thế hệ thống tự nhiên bằng kiến trúc thường tốn kém hơn nhiều.

Weatherby bổ sung, ở Campuchia, nguyên tắc quản lý nước trong thiết kế đã được kiến trúc sư nổi tiếng, đồng thời là nhà quy hoạch thị trấn Vann Molyvann thiết lập.

Được biết đến là người có công xây dựng Campuchia, Molyvann đã hoàn thành hơn 100 dự án trong suốt những năm 1950-60 với vai trò là người đứng đầu các công trình công cộng.

Ông qua đời năm 2017, nhưng những di sản của ông vẫn tồn tại, qua những công trình ông xây dựng và qua bài phát biểu mang tính biểu tượng - như bài phát biểu trong hội nghị năm 1999.

"Campuchia là một quốc gia nửa đất, nửa nước và các thành phố không nên được xây dựng bằng cách chôn lấp mà phải đưa nước vào các thiết kế."

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 29 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1s36SkLu3gZjI9kWK_jBH6W7PePTuCd0L/view?usp=sharing

Chiến dịch tranh cử bị chia rẽ, ông Biden không còn được ưu ái?

Hương Thảo DKN 

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1djfnDz_kU5FXWFbpwlk1ILmRn03GbiME/view?usp=sharing

Hiện tại, có bảy tiểu bang, bao gồm Wisconsin, Michigan và Minnesota, cho phép cử tri thay đổi phiếu bầu của họ. Không nghi ngờ gì nữa, những người muốn thay đổi phiếu bầu là những cử tri đã bỏ phiếu cho Biden. Ngoài những cử tri trung lập, những cử tri này không loại trừ là những cử tri cánh tả ôn hòa. Điều khiến họ thay đổi chỉ có thể là vụ bê bối đang liên tục “lên men” của Biden và con trai ông ta, cho dù đó là những video khiếm nhã hay bằng chứng về sự cấu kết chính trị, thương mại ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự câu kết bí mật với ĐCSTQ.

Giải cứu binh nhì Biden

Saving Private Biden

The press standard for 2020: No tough questions for the former vice president.

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

William McGurn là thành viên ban biên tập Wall Street Journal. Trước đây, ông từng là người viết diễn văn chính cho Tổng thống George W. Bush.

Người dịch: Phan Nguyên

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1JvVqTCGijkT4F6DIsFom4tvYOvkCnP0f/view?usp=sharing

Hiện tại, những câu hỏi hóc búa mà ông Biden đang né tránh là về những hợp đồng béo bở mà con trai ông đã thực hiện với các doanh nghiệp Trung Quốc và Ukraine có liên hệ chính trị, đôi khi là trong các chuyến đi cùng cha mình trong chiến Air Force 2. Tuần vừa rồi, một trong những đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden, Anthony Bobulinski, đã cáo buộc cựu phó tổng thống nói dối khi nói rằng ông chưa bao giờ thảo luận về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con trai mình — và câu chuyện Hunter Biden đã trở thành câu chuyện Joe Biden.

Câu chuyện truyền cảm hứng của nhiếp ảnh gia trồng 2 triệu cây rừng ở Brazil

Lê Hồng Lâm

Viết cho BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/181Cs9CfLiC_MiYXzD3SIGanXOV-FXQZZ/view?usp=sharing

Với khu rừng do vợ chồng Sebastião Salgado phục hồi trong suốt 2 thập niên qua, ông đã ghi nhận nhiều lợi ích, thành tựu và hiệu quả tích cực như ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất; phục hồi lại các con suối tự nhiên với nguồn nước dồi dào. Và đặc biệt nhất, theo ông là giúp cho các loại động thực vật hoang dã tìm được môi trường sống của chúng. 172 loài chim đã quay trở lại, 6 loài trong số đó hiện có nguy cơ tuyệt chủng; 33 loài động vật có vú đã quay trở lại, trong đó có hai loài đang bị tổn thương; 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư và sắp tuyệt chủng trên toàn thế giới; và vô số loài loài thực vật đã tìm được thiên đường của chúng.

Hiền Minh  - Epoch Times phản pháo New York Times: Sự thật thì ít, thiên kiến thì nhiều

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1uI4IaQnhSLEmpw-LAl1D2tQ7FK4VvRkg/view?usp=sharing

Trong bài viết, Roose tìm cách giảm nhẹ mức độ của cuộc đàn áp môn phái Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Cuộc đàn áp này đã được các nhóm hoạt động nhân quyền cũng như các cơ quan nhà nước (như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) tích cực tư liệu hoá. Thay vì trích dẫn các nguồn thông tin sẵn có này, Roose lại tìm cách nói giảm nói tránh về những sự xâm phạm nhân quyền đó.

Roose cũng phớt lờ một lượng lớn các bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc sát hại các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người tập luyện Pháp Luân Công, để lấy nội tạng của họ. Trong bài viết, Roose gọi đây là một “lời cáo buộc”.

Hành vi này thật hợp ý Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều năm qua, họ đã nỗ lực để tạo ảnh hưởng đến các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ.

 

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 28 tháng 10 năm 2020

Việt – Trung: Qua thiên tai mới thấy rõ ‘bạn vàng’

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1GMvu02x55riW6aPQ8fh6O87YWzHk7Sw_/view?usp=sharing

USAID đang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Lương thực Thế giới ở Campuchia để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị lũ lụt ảnh hưởng.

USAID cũng tài trợ dài hạn cho các chương trình giảm thiểu rủi ro và tác động của thiên tai trên khắp Đông Nam Á. Thông qua các khoản đầu tư này, các đối tác của USAID đã đi đầu trong việc ứng phó với tác động của thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam và Campuchia trong mùa bão lớn năm nay.

Triệu Tử Long - Gia tăng phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam vì có yếu tố Trung Quốc

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1nhs3XlTWbedlKmi6CVuQdzER_W2aXOzH/view?usp=sharing

Trong 9 tháng qua, tổng số vụ việc mới khởi xướng điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là 31 vụ, gấp gần 2 lần so với toàn bộ vụ việc khởi xướng năm 2019.

Các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng xuất khẩu Việt Nam là Mỹ, EU, Ấn Độ, Canada và Úc, chiếm tỷ lệ 62% các vụ việc bị điều tra. Gần đây các nước ASEAN cũng tích cực điều tra PVTM với Việt Nam, với tỷ lệ đã tăng lên con số 20%.

Đỗ Ngà – Vấn đề của 2 cường quốc Mỹ và Tàu

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1jC2WLm1S_-jiG5g2KlhTr02eMg9bx2eX/view?usp=sharing

Nước Mỹ có mối lo của họ, nước Tàu cũng có vấn đề của nó. Chỉ cần quốc gia nào sảy chân thì sẽ bị đối thủ knockout ngay. Với nước Mỹ, nếu sảy chân thì sẽ bị Tàu vượt, nếu Tàu không giải nổi bài toán bẫy thu nhập trung bình thì tất bị Mỹ đè mãi ở vị trí thứ nhì và có nguy cơ bị Mỹ bỏ xa. Với nước Mỹ, tổng thống nào giải được 2 vấn đề lớn của nước Mỹ là duy trì tốc độ tăng trưởng cao ổn định và cắt được vây Tàu Cộng thì người đó sẽ là anh hùng.

Phạm Tín An Ninh  - Đà Lạt Trời Mưa

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1zYDcijLAaPnHAbS2ija3-PXTQZ6yeFLY/view?usp=sharing

Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình, và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc...

Khi bắt tay từ biệt vợ chồng Hà Nhị Anh, chợt nhớ tới một điều, nên tôi hỏi cô :
– Khi nãy tôi có nghe chị nói là bây giờ tên tuổi của chị trong giấy tờ lại là tên tuổi chị Nhất Anh. Sao vậy ?

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 28 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1VUlZ6_sgQcMvihLH5SN-Jso_j1bXNKGq/view?usp=sharing

Thị trường chứng khoán dự báo Tổng thống Trump có 87%cơ hội tái đắc cử

Đức Duy

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1X5xzAOgJ8tYzqAsabYZ1FCrK2Ks17IWr/view?usp=sharing

Chuyên gia kinh tế chính trị cho biết Thị trường chứng khoán (TTCK) dự báo rằng xác suất ông Trump thắng cử là 87%. Lịch sử 200 năm của Hoa Kỳ cho thấy TTCK quốc gia là kim chỉ nam cho tình hình đất nước và cả kết quả bầu cử.

Lịch sử 200 năm của Hoa Kỳ cho thấy TTCK quốc gia là kim chỉ nam cho tình hình đất nước và cả kết quả bầu cử. Tổng thống Donald Trump có cơ hội rất tốt để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 trước Joe Biden, nếu tin vào cái nhìn tổng quan hơn 200 năm của TTCK.

Hoa Tran – Danh chánh ngôn thuận: giá trị của nền dân chủ

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1OH-SWYy_AoTAaFnIDkToWNJUEgkbrwHw/view?usp=sharing

Trump-Biden in Pennsylvania: 48.4 - 47.6 %.

Đó là thăm dò bầu cử (poll) ngày 25 tháng 10 ở tiểu bang chiến trường quan trọng thứ 2- Pennsylvania với 20 phiếu đại cử tri, chỉ đứng sau bang Florida với 29 phiếu.

Hãng thăm dò là Trafalgar, là hãng duy nhất nói Trump thắng Michigan năm 2016, nhờ đó mà nó trở thành hãng thăm dò bầu cử uy tín nhất.

Xưa nay tôi không tin vào mấy cái poll, nhất là sau sự kiện 100% thăm dò năm 2016 nói bà Hillary Clinton sẽ thắng Trump. Hãng Trafalgar có thòng lại 1 câu là thăm dò không thể chính xác vì fan của Trump âm thầm bầu cho ông, và ngại thể hiện quan điểm vì không muốn bị fan Cánh Tả quấy nhiễu. Điều này hoàn toàn đúng. Fan Cánh Tả thường đi giựt xé những tấm bảng ủng hộ Trump trước sân nhà hay ở nơi công cộng. Trong khi đó, rất ít hoặc không thấy fan của Trump làm điều tương tự.

Như Ngọc -Đệ nhất Phu nhân: Nghị trình XHCN của Joe Biden sẽ phá hủy nước Mỹ

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1JEYItDMw4MURiwydlEvatRMuA_Pmc1hN/view?usp=sharing

Trong buổi tập trung chiến dịch tại Atglen, bang Pennsylvania hôm thứ Ba 27/10 (giờ Mỹ), Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đã lên án nghị trình theo thiên hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của đề cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden và cảnh báo đám đông người ủng hộ rằng một phiếu bầu cho Đảng Dân chủ sẽ kéo nước Mỹ “thụt lùi”. 

Trong bài phát biểu kéo dài khoảng 15 phút, Đệ nhất Phu nhân nói: “Các chính sách và nghị trình XHCN của [ông] Joe Biden sẽ chỉ làm phá hủy nước Mỹ và tất cả những gì đã được tạo dựng trong 4 năm qua”.

“Chúng ta phải giữ [ông] Donald [Trump] ở lại Tòa Bạch Ốc để ông ấy có thể hoàn thành những gì ông đã khởi xướng và đất nước ta có thể tiếp tục thịnh vượng”, bà Melania Trump nhấn mạnh.

Sự khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ

Minh Dũng

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1gVJ6NvYy6hfEU1KCkv94-o-Y43jVmZ_h/view?usp=sharing

Khi nói đến bầu cử tổng thống Mỹ, người ta thường nghĩ đến sự ganh đua của hai đảng là Cộng hòa và Dân chủ. Tuy vậy, liệu chúng ta có phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ là như thế nào? (Tổng hợp)

Khi nói đến bầu cử tổng thống Mỹ, người ta thường nghĩ đến sự ganh đua của hai đảng là Cộng hòa và Dân chủ. Vậy sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ là như thế nào? Đặc biệt là các vấn đề đối nội của chính nước Mỹ. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giữa hai đảng này.

Tăng vọt lượng cử tri bỏ phiếu sớm muốn thay đổi lá phiếu của họ sau vụ bê bối Biden

Đại Nghĩa

https://drive.google.com/file/d/1hY4EUyci3L7dnoE7BWr0QfJh3316dzkJ/view?usp=sharing

“Nếu một cử tri đã bỏ phiếu vắng mặt và muốn thay đổi lá phiếu của họ… một cử tri có thể làm điều đó bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản đến thư ký thành phố hoặc thị trấn của họ”, luật tiểu bang quy định.

Các cử tri bang Minnesota cũng có cơ hội – tuy rằng sẽ không còn nếu đến giờ mới tính đến chuyện thay đổi lá phiếu vì đã khá muộn. 

Văn phòng Ngoại trưởng bang Minnesota Steve Simon cho biết: “Bạn có thể yêu cầu hủy bỏ lá phiếu của mình hạn chót là hai tuần làm việc trước Ngày Bầu cử. Tuy nhiên, nếu họ liên hệ với văn phòng bầu cử trước đó, họ có thể gửi một lá phiếu mới qua đường bưu điện hoặc trực tiếp bỏ phiếu vào Ngày Bầu cử.

Weil, Giám đốc Dự án Bầu cử, cho biết, bang Washington cũng cho phép cử tri “hủy bỏ phiếu bầu bất kỳ lúc nào trước Ngày Bầu cử”, và bang sẽ không kiểm đếm bất kỳ phiếu bầu nào được gửi qua thư cho đến khi kết thúc bỏ phiếu.

Trịnh Trung Nguyên - 5 điểm đáng chú ý về hội nghị Trung ương 5 của ĐCSTQ

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Em6LYEWUj8NFThIKcFdEkm7BEn8EQHhI/view?usp=sharing

Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Hội nghị Trung ương 5) diễn ra hôm 26/10 và kéo dài trong 4 ngày. Đã có thông tin cho biết, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh thành và tỉnh trưởng, thị trưởng đã đến Bắc Kinh hôm 25/10. Địa điểm tổ chức hội nghị là Khách sạn Kinh Tây cũng canh phòng nghiêm ngặt. Trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đối mặt với tình hình quốc tế ngày càng xấu, kinh tế trong nước rơi vào tình trạng khó khăn, trước hội nghị, ngày càng nhiều các dấu hiệu cho thấy đấu đá quyền lực trong ĐCSTQ vẫn diễn ra kịch liệt. Ít nhất có 5 điểm đáng chú ý. 

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 27 tháng 10 năm 2020

Y Chan  - Xã hội dân sự không phải chỉ có mì gói và bánh chưng

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1wnzh2C-WI7dj3Wzm9jeKelGKRdY2RuZa/view?usp=sharing

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ nước ngoài. Mỗi năm trung bình cũng có hàng chục tỷ USD tiền đầu tư từ bên ngoài đổ vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quan chức đứng đầu chính quyền thì thường xuyên kêu gọi kiều bào nước ngoài đóng góp tiền bạc cho tổ quốc, đặc biệt là mỗi dịp thiên tai. Không ai đặt ra câu hỏi gì về những việc trên. Hiển nhiên, nó đều có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Trong “Chính trị bình dân”, tác giả đã ghi lại các khuyến nghị để “Xây dựng không gian cho xã hội dân sự”, trích từ báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra ngày 11/4/2016.

Việc chính quyền, trước áp lực dư luận, đánh tiếng xem xét thay đổi yêu cầu về vận động tiền cho công tác thiện nguyện chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thay đổi đã, đang và sẽ phải diễn ra.

Xã hội dân sự sẽ không chấp nhận bị dìm đầu trấn nước từ ngày này qua tháng khác, chỉ được ngoi lên thở khi chính quyền cần miếng thịt tép mỡ.

Phúc “nổ” báo nhận vài nghìn tỷ – Thủy Tiên vẫn quyết chuyển tiền cho dân

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1d80hjdebpEGgxRixSa-7ZZ_wN1F3Eb9W/view?usp=sharing

Mấy ngày nay Mạng xã hội và báo chí đồng loạt đưa một tin chấn động còn hơn bom nổ, đó là, hôm 17-10, chỉ sau 2 tiếng huy động, thủ tướng đã quyên góp được 2.400 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020”.

Trong khi ca sỹ Thủy Tiên phải mất 1 tuần để huy động 100 tỷ đồng và MTTQVN chỉ huy động được 22 tỷ đồng cùng thời điểm với Thủy Tiên, thì số tiền 2.400 tỷ đồng của Thủ tướng, phải nói là đã thừa sức đè bẹp đi mọi dị nghị về uy tín của Chính phủ.

Thế nhưng cũng rất nhiều người hoài nghi con số và sự kiện này ở nhiều góc độ. Bởi lẽ xem lại cách viết bản tin này thì có vẻ gì đó hơi lập lờ, rồi sau đó đã được một số trang Facebook bơm lên bằng những lời có cánh rằng:

KS. Dương Ngọc Thái - Từ thiện kiểu Mỹ

23/10/2020

https://drive.google.com/file/d/10ip-_8oAffeeBb1K3W_oMTobOzVZ4VcQ/view?usp=sharing

Có máu của mẹ tôi chảy trong người nên lâu nay tôi vẫn ủng hộ người nghèo, người già, nhưng chỉ từ khi qua Mỹ tôi mới biết muốn làm từ thiện hiệu quả cũng phải học.

Muốn đóng góp, trước tiên phải có tiền. Luật Mỹ rất hay, tiền đóng góp cho các tổ chức từ thiện được miễn trừ thuế. Tôi nghe nói là luật Việt Nam cũng vậy, bạn nào rành nhờ xác nhận giùm. Chỗ tôi làm lại có thêm chính sách matching: mỗi USD tôi đóng cho các tổ chức từ thiện, công ty sẽ cho thêm một USD, tối đa 7.000 USD/nhân viên/năm (năm 2020 được đặt cách tăng lên 10.000 USD).

Nhờ các chính sách này mà mỗi 0,5 USD tôi cho đi, bên nhận sẽ được 2 USD hoặc hơn nữa. Hồi xưa tôi cứ nghĩ đây là kiểu “trốn thuế" của bọn nhà giàu, nhưng kỳ thực đây là chính sách giao lại quyền quyết định đầu tư công cho người dân. Thay vì chuyển hết vào ngân khố của Chú Sam, mỗi năm tôi có một số tiền nho nhỏ để quyết định cho ai và ủng hộ hoạt động nào.

Hơn 700 nhà kinh tế học phản đối Trump tái đắc cử:  Phản bác của một kinh tế gia Việt

TS Phạm Đỗ Chí

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1j0zIQY1wbG88FgnMau4Gs8XChiI_yUpR/view?usp=sharing

Ghi chú của DĐTC: Bài này mới nhận được nên đăng lên chậm một ngày. Vì tính quan trọng của bài viết, nên thà chậm còn hơn không. Xin cám ơn TS PĐChí.

    Qua bài tường thuật của VN Express (21/10/20), hơn 700 kinh tế gia Mỹ, trong đó có nhiều người từng giành giải Nobel, bất mãn với chính sách kinh tế và cách xử lý đại dịch của Tổng thống Trump. 

https://sites.google.com/site/econagainsttrump/

    TS Phạm Đỗ Chí, một nhà kinh tế người Mỹ gốc Việt cựu chuyên viên IMF,  lấy tư cách cá nhân để đơn phương trả lời các câu hỏi chính của nhóm đông đảo các nhà kinh tế Mỹ muốn dùng áp lực số đông cùng tên tuổi lớn của họ trong nhiều tổ chức lớn hay đại học danh tiếng để làm giảm uy tín của TT Trump khi chỉ còn chưa đến 2 tuần trước ngày bầu cử. Thiết nghĩ đây là một hành động thiếu công bằng, loại "cả vú lấp miệng em" cận kề ngày bầu cử và cũng không so sánh Donald Trump với ứng cử viên đối lập là Joe Biden, ông Chí đã lên tiếng trả lời từng vấn đề nêu lên qua bài tóm lược của VN Express.

Đỗ Ngà – Mối quan tâm của các tổng thống Mỹ và sự ảo tưởng của chúng ta

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1qMHPqD7Dk25LUFyx8o0WVgWTTrcB79mK/view?usp=sharing

Như đã nói, nước Tàu có đến 1,44 tỷ dân nó vẫn là miếng mồi ngon cho doanh nghiệp Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ sẽ đánh Tàu nhưng đó chỉ “đánh vào sự trỗi dậy của Tàu” chứ không đánh cho Tàu sụp. Mà nói cho cùng lực của Mỹ chỉ đủ đánh vào “sự trỗi dậy” chứ không đủ để đánh cho Tàu sụp đổ hoàn toàn. Tàu sẽ không sụp, và chắc chắn Tàu sẽ tiếp tục bị đánh cho dù tổng thống của nước Mỹ là ai. Người Việt chúng ta cũng nên thực tế, sẽ không có chuyện tổng thống Trump đánh cho Tàu sụp để Việt Nam được nhờ, đó là suy nghĩ ngây thơ. Tư tưởng đó của nhiều người Việt có thể được ví như việc “ngồi chờ trăng rụng” (chờ sung rụng thì còn có thể há mồm đớp được chứ chờ trăng thì mãi mãi không đớp được gì), nó rất tai hại.

Tư liệu “Nhân văn Giai phẩm” – Báo cáo của Chánh án Nguyễn Văn Dương năm 1960

25 Tháng Mười, 2020

By US Vietnam Review

https://drive.google.com/file/d/1g1vZLyzzKesp8tazr3do774QeAVIBr-0/view?usp=sharing

Dưới đây là Báo cáo của Chánh án Nguyễn Văn Dương, người ngồi ghế chánh án xử các nạn nhân vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội năm 1960. Tư liệu do Giáo sư Peter Zinoman ở Đại học California at Berkeley sưu tầm, Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân công bố. 

Đây là một tư liệu cho chúng ta thấy quan niệm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tòa án và tư pháp: Đảng quyết định tội trạng của phạm nhân trước khi điều tra và hỏi cung, phiên tòa mở ra không phải để giải quyết một vụ việc mà để giải quyết một vấn đề chính trị, Đảng giáo dục các thẩm phán tòa án để thực thi một phiên tòa nhằm đạt được các mục đích chính trị đó, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống tư pháp, phương pháp điều tra tội phạm tương ứng với mục đích của phiên tòa, những tình tiết liên quan đến vụ án như nhà văn Thụy An tự chọc mù mắt mình trong quá trình bị hỏi cung.

Tạp chí Nghiên cứu Việt xin cảm ơn Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã công bố tư liệu.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 27 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1cbVq0y4aFbreAmojAbIV0Y2Dbhl7EyMI/view?usp=sharing

Bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Thái Hà tổng hợp

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1BOuP3jbqZILCifcI2Lh7EIAJQzvC4mj-/view?usp=sharing

 

Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ tại Tòa Bạch Ốc

Thượng viện Mỹ xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ một tuần trước cuộc tổng tuyển cử.

Các thành viên đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu 52-48 để phê chuẩn chức vụ của bà Barrett, vượt số phiếu chống của các đảng viên Dân chủ.

Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức tại Tòa Bạch Ốc, với sự hiện diện của Tổng thống Trump.

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

What in the World if Trump Wins?

In a second term, expect more chaotic, confident wheeling and dealing overseas.

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Walter Russell Mead là Giáo sư về Ngoại giao và Nhân văn tại Đại học Bard, và Nghiên cứu viên Xuất sắc về Chiến lược và Kỹ năng lãnh đạo tại Viện Hudson.

Người dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1I_CuFoRjWwnKKGBn-YFueSqKghen4o6v/view?usp=sharing

Nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể sẽ được thúc đẩy bởi nhiệm vụ tìm kiếm “các thỏa thuận”, các giao dịch với các nhà lãnh đạo khác, thậm chí còn nhiều hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên. Điều này có thể gây khó chịu cho những người xung quanh ông đang tìm cách tạo dựng một nền tảng thể chế cho một cách tiếp cận lâu dài đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đối với Trump, tất cả chỉ là đòn bẩy, và để đạt được thỏa thuận mong muốn, ông sẽ đưa ra những nhượng bộ lớn và không theo quy luật nào. Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên, Venezuela: Chính sách của ông Trump có thể là tìm kiếm các thỏa thuận kịch tính nhưng không phải lúc nào cũng thực chất hoặc bền vững.

Đoàn Xuân Thu - Chỉ giỡn chơi thôi!

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1iyNz8IvqUNwXbyikoHUiNud4nct6etAW/view?usp=sharing

Sau một hồi bình tâm nghĩ lại, tim bớt đập mạnh, bớt xúc động vì nghe tin Trump sẽ bỏ nước Mỹ ra đi, nếu thất cử vào ngày mùng 3, tháng Mười Một tới! Vì tui chợt ngộ ra rằng Trump chỉ xuống ‘xề’ để chỉ giỡn chơi thôi. Trump bắn một mũi tên mà trúng tới hai con ‘chim’. Một là hù mấy em thuộc nhóm ‘Cuồng Trump’! Để mấy em bỏ phiếu cho Trump. Hai là Trump muốn chọc quê ca, nhạc sĩ lừng danh Springsteen, 71 tuổi, vốn đã thề rằng ông sẽ lên chuyến bay tiếp ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, để bay đến Úc, nếu Trump tái đắc cử”

Rồi tay trống cũng lừng danh, Tommy Lee, thề có Chúa: ‘Tôi sẽ ra khỏi đây. Tôi sẽ trở về đất mẹ, trở về Hy Lạp và kiếm một ngôi nhà trên nằm chơi vơi trên một đảo hoang nào đó, nếu Trump tái đắc cử”

Thôi mấy ông ơi! Cho tui xin can! Mấy ông bỏ nước Mỹ đi hết ráo thì Trump làm Tổng thống cho ai? Trump đắc cử nữa để làm gì?

Mỹ - Ấn 2+2: Thỏa thuận quân sự quan trọng được ký kết

BBC News

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/196Ehqcka5TY35LubIpruStYCyBtlNY35/view?usp=sharing

Ấn Độ và Hoa Kỳ vừa ký một thỏa thuận quân sự về chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhạy cảm trong bối cảnh có căng thẳng ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.

Những dữ liệu như vậy được coi là thiết yếu trong việc bắn trúng tên lửa, drones và các mục tiêu khác với độ chính xác cao.

Thỏa thuận này được công bố sau khi cuộc gặp cao cấp thường niên "2+2" diễn ra ở New Delhi hôm thứ Ba.

Clarence Thomas swears in Amy Coney Barrett at Rose Garden ceremony

Bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Thượng viện Mỹ xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ một tuần trước cuộc tổng tuyển cử. Các thành viên đảng Cộng hòa của ông Trump đã bỏ phiếu 52-48 để phê chuẩn chức vụ của bà Barrett, vượt số phiếu chống của các đảng viên Dân chủ. Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức tại Nhà Trắng, với sự hiện diện của Tổng thống Trump. Việc bổ nhiệm bà đánh dấu cho một tương lai gần là phe bảo thủ sẽ chiếm đa số 6-3 trong cơ quan tư pháp hàng đầu của Hoa Kỳ. Chỉ có một đảng viên Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Susan Collins, người phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử khó khăn ở Maine, phản đối việc bổ nhiệm bà Barrett trong cuộc bỏ phiếu vào tối thứ Hai. Chánh án Barrett là thẩm phán thứ ba được tổng thống Trump bổ nhiệm vào Tối cao Pháp viện, sau Neil Gorsuch năm 2017 và Brett Kavanaugh năm 2018. Thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang từ Indiana, Amy Coney Barrett, nay thay vị trí của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, một biểu tượng của cấp tiến, qua đời tháng trước. Điều gì diễn ra tại Nhà Trắng? Tổng thống Trump, vừa trở về sau chiến dịch tranh cử ở Pennsylvania, chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của thẩm phán Barrett tối thứ Hai 26/10. Ông Trump nói: "Đây là một ngày quan trọng đối với Hoa Kỳ, đối với hiến pháp Hoa Kỳ và đối với pháp quyền công bằng và khách quan." Ông nói thêm: "Bà ấy là một trong những học giả luật xuất sắc nhất của đất nước chúng ta và sẽ thực thi công lý tại một tòa án cao nhất ở đất nước chúng ta." Thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas, một người bảo thủ, điều hành lễ tuyên thệ nhậm chức cho đồng nghiệp mới của mình. Chánh án Barrett nói: "Phán quyết của một thẩm phán độc lập không chỉ với Quốc hội và tổng thống, mà còn với những niềm tin cá nhân có thể khiến bà bị ảnh hưởng.''"Lời tuyên thệ gói ghém được bản chất của nghĩa vụ tư pháp: luật pháp phải luôn đứng trên hết.'' Buổi lễ diễn ra trên bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng, một tháng sau một sự kiện tương tự nhằm công bố thẩm phán Barrett là ứng cử viên cho chức vụ này. Đó là sự kiện liên quan đến đợt bùng phát Covid-19. Sau sự kiện, chính tổng thống xét nghiệm dương tính với virus corona. Amy Coney Barrett là ai? Được những người bảo thủ ủng hộ do quan điểm của bà về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính Là một người Công giáo sùng đạo, nhưng Amy Coney Barrett nói đức tin không ảnh hưởng đến quan điểm pháp lý bà Là một người theo chủ nghĩa nguyên bản, nghĩa là diễn giải Hiến pháp Hoa Kỳ theo ý gốc của tác giả soạn ra nó, không thay đổi theo thời gian Sống ở Indiana, có bảy người con, trong đó có hai con nuôi từ Haiti Thẩm phán sẽ phải bỏ phiếu về những vấn đề nào? Justice Barrett có thể bỏ phiếu quyết định một số vấn đề còn tồn tại, bao gồm thách thức được Trump hậu thuẫn với Đạo luật Chăm sóc Giá phải chăng, còn được gọi là Obamacare. Phán quyết trước đây của Thẩm phán Barrett về Obamacare đã làm thất vọng những người ủng hộ chương trình chăm sóc sức khỏe này, trong khi các bài viết trước đây của bà về phá thai đưa ra cảnh báo rằng quyết định của Tòa án Tối cao năm 1973 về việc hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc có thể bị bác bỏ. Một vấn đề nữa là các quyết định về thời hạn chấp nhận các lá phiếu qua đường bưu điện ở các bang bầu cử quan trọng như North Carolina và Pennsylvania. Tình hình hôm thứ Hai đã căng thẳng hơn, khi Tối cao Pháp viện từ chối yêu cầu cho phép nhận các lá phiếu gửi qua bưu điện sau ngày bầu cử ở tiểu bang Wisconsin. Đảng Dân chủ phản ứng như thế nào? Các đảng viên Đảng Dân chủ đã tranh luận trong nhiều tuần rằng việc chọn người được đề cử cho vị trí trống của Tòa án Tối cao là tùy vào quyết định của người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11. Nhưng lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell nói hôm thứ Hai: "Chúng tôi không nghi ngờ, rằng bên kia ở vào vị trí như chúng tôi, họ cũng sẽ (bỏ phiếu) chấp thuận. Bạn không thể thắng mọi cuộc bầu cử. Bầu cử có hậu quả của nó.'' Đảng Dân chủ đe dọa sẽ trả đũa bằng cách tăng thêm số lượng thẩm phán ở tòa án - điều này sẽ kéo theo việc mở rộng số thẩm phán tại Tối cao Pháp viện hiện có chín ghế - nếu họ giành được quyền kiểm soát Nhà Trắng và Thượng viện vào tuần tới. Joe Biden, người thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ, đã từ chối nói rõ liệu ông có ủng hộ một bước đi như vậy, vốn có thể biến đổi nhánh thứ ba của chính phủ Hoa Kỳ hay không. Ông Biden tuần trước nói ông sẽ chỉ định một ủy ban lưỡng đảng để nghiên cứu xem liệu một cuộc đại tu bộ máy tư pháp có cần thiết hay không. Đêm thứ Hai, phe cánh tả trong đảng của ông đã kêu gọi thực hiện bước đi triệt để hơn. "Mở rộng tòa án", nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez thuộc phe xã hội chủ nghĩa dân chủ viết trên Twitter. Trong khi đó, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Harry Reid, đang thúc giục ông Biden, nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng vào tuần tới, hãy loại bỏ thủ tục tranh luận không ngừng (filibuster) - thông lệ hàng thập kỷ yêu cầu phải có đủ 60 phiếu bầu để đưa ra luật, thay vì thế cho phép mọi dự luật được thông qua chỉ bằng 51 phiếu. Khi đảng Dân chủ lãnh đạo Thượng viện, ông Reid đã chấm dứt thủ tục tranh luận không ngừng khi tuyển chọn các ứng cử viên tư pháp liên bang. Sau đó, khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ông McConnell tiến thêm một bước bằng cách loại bỏ thủ tục đề cử các ứng cử viên của Tối cao Pháp viện.