Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 18 tháng 10 năm 2020

Y Chan  - Thời điểm nào là tốt để nói về những chuyện xấu?

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1ulwYqLjh9ms6u8auJkQ_xq7qwwZRhZB-/view?usp=sharing

Đừng tự hào trước hình ảnh những chiến sĩ phải liều mình đi cứu người. Cũng đừng chỉ biết cầu nguyện hay an ủi những ai không may gặp nạn. Và nhất là đừng tiếp tục tự bịt mắt bịt tai để kẻ khác xoa đầu “thiên tai mà, không làm gì khác được đâu”.

Đây là “nhân tai”, và nó không được phép tiếp tục tồn tại.

Nếu chỉ biết “đùm lá rách” mà không chịu “tìm bắt sâu”, thứ họa này sẽ chỉ ngày một khủng khiếp hơn.

Và nếu cứ để đám sâu mọt tự do bò lúc nhúc gặm khắp cơ thể, chúng ta chứ không ai khác sẽ biến thành “nhân tai” hại con cháu của chính mình.

Trần Hương -Chấp nhận hồng thủy miền Trung như là chuyện tất nhiên?

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1C8mFm3hfiTHtJHaQdEGgqVZfe_QBDzjm/view?usp=sharing

Tháng 11/1999, một cơn đại hồng thủy lớn nhất từ trước cho đến thời điểm đó nhấn chìm toàn bộ 10 tỉnh miền Trung Việt Nam dưới làn nước. Ở Huế, nước lên cao quá mặt cầu Tràng Tiền. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, lũ nhấn chìm những ngọn tre vốn đã mọc trên bờ sông cao hàng năm bảy thước so với mặt nước ngày thường. Đã thế, trận lụt đầu vừa qua, chỉ không đầy một tháng sau, trận lũ thứ hai tiếp tục kéo đến.

Người dân nhắc đi nhắc lại câu “Ông tha mà bà không tha/Hành cho cây lụt hăm ba tháng mười”.

Đỗ Ngà – Trong thiên tai có nhân họa

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1zKLs4Ga-95i0WFKP8WFafmyq6FZWu6p_/view?usp=sharing

 “Thuận thiên” là từ xuất hiện từ buổi bình minh nhân loại, và cho đến nay khi con người đã có máy bay, tên lửa, internet, công nghệ xây dựng đập phát triển vượt bậc nhưng người ta vẫn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường và vấn đề biến đổi khí hậu là nhiệm vụ lớn của nhân loại từ nay và cho đến mãi mãi về sau. Đất nước càng văn minh, con người càng có xu hướng bảo vệ mội trường đó là thực tế ai cũng thấy. Đấy không phải là hành động “thuận thiên” là gì? Con người dù có văn minh như thế nào thì cũng không thể thoát khỏi quy luật của tạo hóa được. Sự ngu dốt phá vỡ tính cân bằng trong cặp “mưa và rừng” thì sẽ nhận lãnh hậu quả khó lường.

David Brown - ĐH 13: đấu đá để lập dàn lãnh đạo mới

18/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1UM1qSBTweHgfUwT8jTQR6AS701xF_xX7/view?usp=sharing

“Ba mươi chưa phải là tết.”

 Hội nghị trung ương 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoãn lại vào giữa trưa ngày 10 tháng 10 với một thông cáo kết thúc cuộc họp chỉ tiết lộ rằng khoảng 200 ủy viên Trung ương đã thảo luận về “các vấn đề nhân sự.” Theo một blogger được biết là có liên hệ khá tốt với trung ương đảng, “tất cả đều bị kẹt trong cuộc đấu tranh sinh tử để giành quyền thống trị.”

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 18 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1GCJ1W10UbWiYhzZPo1Faa6OA0CfY1AJM/view?usp=sharing

Linh – Dành ghế Tối Cao Pháp Viện

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1zidEhefWttcWgwi87ZifpzmJme9wW5jE/view?usp=sharing

    Bị chỉ trích quá, cụ Biden cuối cùng đã phải nói một cách ẫm ờ “Tôi không là ‘fan’ của việc tăng cường thẩm phán TCPV” – “I’m not a fan”, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Cụ cho biết sẽ nói rõ thái độ của cụ “trước ngày bầu cử”.

https://www.dailymail.co.uk/news/article-8826943/Joe-Biden-says-voters-dont-deserve-know-position-packing-Supreme-Court.html?ito=social-twitter_dailymailus

    Nhìn chung, việc bà Barrett được phê chuẩn quan trọng hơn xa việc TT Trump có tái đắc cử hay không, chỉ vì bà Barrett sẽ còn ngồi đó hai ba chục năm nữa, trong khi ông Trump chỉ còn tại vị vài tháng hay bốn năm nữa là cùng. TT Trump và các nghị sĩ CH hiểu rõ chuyện đó nên đã nhất quyết đề cử và sẽ phê chuẩn bà Barrett cho dù họ có thể mất phiếu trong cuộc bầu tới.

Bên cạnh việc chống khủng bố, Hoa Kỳ cần một chiến lược chống nhiễu loạn thông tin

Brian Raymond Foreign Policy

https://drive.google.com/file/d/11kBTDXIjItuM1bPvZKBqhyAxGjwlM3Ty/view?usp=sharing

Ghi chú: (Brian Raymond là phó chủ tịch của tổ chức Primer.ai. Trước đây, ông từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và CIA.)

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

15-10-2020

Giờ đây, nếu Hoa Kỳ muốn có bất kỳ hy vọng nào để đi bước trước – cùng chấm dứt các nỗ lực gieo rắc hổn loạn và hoài nghi của những đối thủ nhắm vào Hoa Kỳ – thì HK sẽ phải nghiêm túc xét lại bài bản cũ của mình. Nhưng điều đó không thể thực hiện được nếu không có các đại công ty trong công nghệ internet của Hoa Kỳ, vốn là trụ cột trong cuộc chiến chống lại thông tin sai lệch.

Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần

https://drive.google.com/file/d/1Hdx9RdsBVR_v5wxXRaZNdfdqewn-sMce/view?usp=sharing

GS Nguyễn Văn Tuấn - Trump và 'Trí khôn đám đông'

16/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1O7gFy9l29g2jr4uAQPU3tTYlIldPUi85/view?usp=sharing

"Wisdom of the Crowd"

Cựu tổng thống Dwight D. Eisenhower từng nói rằng người dân thường sáng suốt hơn chánh phủ [5]. Và, tôi nghĩ rằng người dân cũng sáng suốt hơn báo chí, bất kể là báo chí cánh tả hay cánh hữu.

Câu nói của ông Eisenhower và sự kiện Trump đắc cử năm 2016 làm tôi nhớ đến khái niệm "Wisdom of the Crowd" (có thể tạm dịch là "Trí khôn đám đông") mà tôi có lần đề cập trước đây. Khái niệm Trí khôn đám đông do nhà khoa học đại tài Francis Galton phát kiến. Một cách ngắn gọn, lí thuyết Trí khôn đám đông cho rằng nếu chúng ta hỏi một đám đông để dự báo về một kết quả, thì đám đông sẽ dự báo chính xác hơn bất cứ chuyên gia thông thái nào [6]. Lí thuyết đó có thể ứng dụng trong bầu cử: lựa chọn của đám đông lúc nào cũng đúng hơn là lựa chọn của bất cứ học giả nào hay nhà báo nào.

Nhận hơn trăm triệu USD của cả Mỹ và Trung Quốc, Campuchia muốn làm ‘ngư ông đắc lợi’?

Thiện Nhân

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Rg1ODUcxQuSDN06yyGeZHUbYjCRThteD/view?usp=sharing

Chính phủ Campuchia hiện nhận ra rằng mình đang ở giữa cuộc giằng co địa chính trị của Mỹ và Trung Quốc, vốn đang được xem như một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên ở Đông Nam Á. Phnom Penh rồi sẽ là “ngư ông đắc lợi” hay là nạn nhân của cuộc chiến quyết liệt này.

Phnom Penh có thể hiểu rằng Mỹ đang chuyển chính sách của mình theo hướng cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, bằng cách cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn, thể hiện trong cam kết tài trợ mới của Washington lên đến 150 triệu USD dành cho Campuchia vào tháng trước. 

Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại

Nguồn: “The persecution of the Uyghurs is a crime against humanity”, The Economist, 17/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1dOLmTGHM07S4SP1wnsuCZTB3XzYUywTF/view?usp=sharing

Những câu chuyện đầu tiên từ Tân Cương thật khó tin. Có thật chính phủ Trung Quốc đã đưa người Hồi giáo vào các trại lao động không? Có chắc là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) bị gán cho là “những kẻ cực đoan” và bị nhốt chỉ vì cầu nguyện nơi công cộng hoặc để râu dài không? Tuy nhiên, bằng chứng về một chiến dịch chống lại người Uyghur trong và ngoài nước đã trở nên gây sốc hơn với mỗi lần dò tìm bằng chứng vệ tinh, mỗi lần các tài liệu chính thức bị rò rỉ hay khi xuất hiện những câu chuyện thương tâm từ những người sống sót.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét