Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 6 tháng 10 năm 2020

Cánh Cò - Đại hội Đảng: Sự kệch cỡm ngày càng thượng thừa.

6/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1on2FPwvQ3EmfdLw0q8acNUmVt7b5QAwD/view?usp=sharing

 

Khi nhìn những chậu hoa vàng hực chung quanh cái sân khấu đỏ chót của Đại hội Đảng một huyện nào đó nhiều người dân phất tay một cách xem thường và cho rằng đó là cung cách le lói của mấy tay có căn bệnh thẩm mỹ nhà quê, nó chỉ đáng cười chứ không đáng để tâm cho nặng ruột.

Cái cung cách ấy đã có từ lâu chứ không phải mới đây, nhất là từ khi chiếm được cả một vùng tài nguyên mông mênh của miền Nam thì người người trong đảng có nhu cầu minh họa các phát biểu bằng hoa, hoa gì cũng được miễn đắt tiền là nói lên được cái đảng cấp của những người đứng phía sau những chậu hoa đó. “Chậu” chứ không phải là bó hay bình. Chỉ có chậu mới chứng tỏ quyền lực và tầm văn hóa của lời nói, cho dù lời nói ấy thường chỉ lập lại một cách chấp vá và trơn tru như thoa mỡ.

Võ Văn Quản  - Tham nhũng thể chế: Vì sao kỳ công “đốt lò” của ông Trọng là vô nghĩa trong dài hạn

06/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Ys6IrEHr16QJHcfFgMwq5SJ7ndoHnGvD/view?usp=sharing

Vì bản chất tham nhũng thể chế nói trên, chúng ta có nhiều căn cứ để cho rằng kỳ công đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kết thúc chóng vánh hơn rất nhiều so với nhiều năm nhọc tâm “nằm gai nếm mật” của ông.

Ông có thể loại bỏ một ủy viên Bộ Chính trị hay thậm chí năm ủy viên Bộ Chính trị. 

Ông có thể bắt giam 100 hay 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông có thể thanh lọc toàn bộ đảng viên của một tỉnh thành, nếu điều kiện cho phép. 

Nhưng cái gút mắc về bộ máy, về trách nhiệm giải trình của các đảng viên, về quyền lực khổng lồ họ nắm giữ và những công cụ yếu ớt hời hợt được trang bị cho người dân thì vẫn còn nguyên đó, chắc chắn không bao giờ được sửa đổi. Nỗi nơm nớp lo sợ của những người ủng hộ phong trào “đốt lò” trong đại hội sắp tới không phải không có cơ sở, khi đến cuối cùng lò chỉ đốt được cái tham nhũng của từng cá thể. Còn cái tham nhũng đi vào huyết quản của một thể chế cần những nỗ lực mạnh mẽ hơn, điều mà có lẽ Đảng Cộng sản không dám làm.

Những ‘hiểm trở’ trong mối quan hệ Việt - Trung

Thủy Tiên

(Tham khảo bài viết của tác giả Lê Thu Hương, là nhà phân tích cấp cao tại Học viện Chính sách Chiến lược Úc trên trang Carnegie Endowment for International Peace)

6/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1yzaU_wPsKwaRTRvdGxYXIaUkPIJTRHWK/view?usp=sharing

Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc rất phức tạp và thường xuyên gặp rắc rối. Mặc dù có các tuyên bố ngoại giao ca ngợi sự đoàn kết về ý thức hệ và sự tương đồng trong hệ thống chính quyền, nhưng "thiện chí" này thường bị can thiệp bằng các tranh chấp lãnh thổ trên biển, lo ngại an ninh, kinh tế và căng thẳng địa chính trị.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm "phân tâm" các nhà lãnh đạo quốc tế do phải đối mặt với vấn đề suy thoái kinh tế. Hoa Kỳ đang phải tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020, Nhật Bản có sự chuyển đổi lãnh đạo từ thủ tướng lâu năm Shinzo Abe sang Yoshihide Suga. Úc, Ấn Độ và thậm chí cả EU cũng đang bận tâm với các chương trình nghị sự ngoại giao của riêng họ, ví dụ như tranh chấp biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.

Nguyễn Trường - ASEAN cần thay đổi cách tiếp cận với vấn đề Mekong

5/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Sddlvelzz_dMmU6IT1ljxBrfdVY0q2H8/view?usp=sharing

Sông Mekong đã trở thành “chiến trường” trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung với những tác động đáng kể tới ASEAN, không chỉ riêng với các nước thành viên ASEAN lục địa. Biển Đông không phải là tuyến đường biển duy nhất trong khu vực Đông Nam Á mà qua đó Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau để cạnh tranh ảnh hưởng. “Trò chơi quyền lực” về vấn đề sông Mekong tuy không nổi trội nhưng cũng có tầm quan trọng không kém vấn đề biển Đông.

Vĩnh Đào – Mùa thu Paris với Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu

viethocjournal.com

ẤN BẢN OCT 01, 2020 • TẬP SAN VIỆT HỌC

https://drive.google.com/file/d/1IVank01cz6fenGvQX_FwXDC86icquVbg/view?usp=sharing

Chính sách văn hoá của chế độ VNCH vào các thập niên 60-70 tuy không có văn bản nào ghi xuống rõ ràng, nhưng có thể thấy được qua qui tắc làm việc của Giải thưởng Văn Chương Toàn quốc được thiết lập năm 1957. Tạp chí Văn Hữu số 21 do Bộ Văn Hoá miền Nam ấn hành năm 1962 có đăng một bài về “Lược sử Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc thời Đệ Nhất Cộng Hoà” (1954-1963). Tác giả bài viết cho biết là trong việc chọn các tác phẩm trúng giải có một nguyên tắc không thay đổi là không đòi hỏi một điều kiện nào về nội dung hay hình thức của các tác phẩm. Chủ tịch Hội đồng Giải Văn chương Toàn quốc lần thứ ba, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã nêu lên tiêu chuẩn lựa chọn của Hội đồng là: “Tác phẩm được chọn sẽ là phản ánh của một nền văn hoá tự do, nghĩa là không bị bó buộc trong khuôn khổ của một hệ thống tư tưởng nào, hay phải theo một khuynh hướng văn nghệ hay chính trị nào cả”.

Lê Thanh Sơn - Nguyễn Mạnh Côn: Tranh Đấu Và Chết Trong Tù

5/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1lfdFLQC8ieKMTaDruiOL9mgkW-dZb0fs/view?usp=sharing

 

Suy ngẫm về việc này, tôi chỉ thấy tiếc rằng, đã là một người từng nghiên cứu về cộng sản, nhưng không biết chính anh, anh Côn có nhìn thấy những tên cai tù Cộng sản, trước sự đấu tranh của anh, chúng đã tách anh ra khỏi đám đông khi bảo anh ở riêng một chỗ để “làm việc”. Chúng đã thủ đoạn, chơi chữ với anh khi anh tuyên bố “Không ăn cơm của trại” để rồi tàn độc cấm luôn cả nước uống. Thử hỏi từ trước tới nay, đã có một cuộc tuyệt thực nào mà người tham dự đấu tranh lại dám từ bỏ cả nước uống? Rồi cũng chính anh lại tự cung cấp cho chúng bằng chứng chịu nhận bị khuất phục, trên giấy trắng mực đen, qua bài thơ anh ca tụng, tâng bốc kẻ đã hành hạ, đọa đày mình, trong khi không có một sự cưỡng ép nào bắt anh phải làm bài thơ như vậy ngoài bản tự kiểm điểm. Và cuối cùng chính anh đã phải uất ức nhắm mắt chỉ vì một đòn tâm lý rất độc ác của cán bộ Cộng sản đánh trúng vào lúc cấp thiết nhất của nhu cầu vật chất con người.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 6 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1nB4hZJ4MJIW2l0Xw4utRikWz2TsqNT0T/view?usp=sharing

Gen. Michael Flynn Nếu nước Mỹ sụp đổ, quý vị sẽ đi đâu?

jenny chuyển ngữ

5/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1poh98vqwbde490MuZ8rzQMm5SaRyPYio/view?usp=sharing

Thời gian để phát triển tinh thần ái quốc là ở chúng ta. Lột bỏ đức tin tôn giáo ra khỏi nước Mỹ là điều mà Cánh Tả của chủ nghĩa Mác đang cố gắng làm khi chia rẽ tín hữu với nơi thờ nguyện.

Chúng ta không cho phép điều này xảy ra nữa. Cuộc tấn công hiện hữu này sẽ chấm dứt nếu mỗi người chúng ta cứ làm đúng phần việc của mình.

Nói ít sẽ có ý nghĩa khi cần phải hành động nhiều, và bây giờ, đã đến lúc hi sinh quên mình một cách tận tụy để bảo vệ và duy trì sự toàn vẹn của quốc gia, một quốc gia mà chúng ta đã mang ơn rất nhiều.

Chứng khoán thế giới tăng vọt khi Tổng thống Trump trở lại toà Bạch Ốc

Tâm An

6/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Bj3VYbVgnNO7HOyF3wq5NnIUURDwcJ-j/view?usp=sharing

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 5/10 đồng loạt tăng mạnh sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ xuất viện. Hôm nay, thị trường chứng khoán thế giới đã chứng kiến 'sắc xanh trở lại' khi ông Trump thật sự trở lại toà Bạch Ốc.

Chiều hôm thứ Hai (ngày 5/10) (theo giờ Mỹ) các chỉ số chứng khoán đồng loạt leo lên đỉnh của ngày, sau khi Tổng thống Donald Trump đăng tweet thông báo rằng ông sẽ xuất viện từ Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed vào tối nay, chỉ sau ba ngày điều trị virus Corona Vũ Hán.

GS Nguyễn Văn Tuấn – Giải Nobel Y Sinh Học năm 2020

5/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1vH_IUF7uWCIfjX-__YM9HF5tTlYgLHNi/view?usp=sharing

Giải Nobel Y Sinh học năm nay được trao cho 3 nhà khoa học có công khám phá siêu vi C (hepatitis C virus -- HCV). Họ là Giáo sư Harvey Alter (Mĩ, 85 tuổi), Michael Houghton (Canada gốc Anh, 71 tuổi), và Charles Rice (Mĩ, 68 tuổi). Rất tuyệt và rất xứng đáng! Bệnh này đã và đang hoành hành ở VN và các nước nghèo rất dữ. Khoảng 4 triệu người ở VN bị nhiễm HCV.

Lịch sử nước Mỹ #8: Châu Âu thám hiểm

Tác giả:  GS Hoàng Anh Tuấn (Tuan Hoang), Pepperdine University ~ Nguồn: tuannyriver.com. 

https://drive.google.com/file/d/1AcqYLkIgyoEQiFW4tH8DHgXLOwe__aAB/view?usp=sharing

Sau những lần tìm hiểu về người da đỏ trước thời kỳ Columbus, chúng ta chuyển hưởng về người da trắng bên châu Âu.  Bài này nói về châu Âu trước thời thám hiểm qua bên Mỹ, cùng vài lý do căn bản đầu tư thám hiểm của người Âu.

Để hiểu chuyện này, chúng ta phải trở lại thời gian về lịch sử châu Âu, nhất là bên Tây Âu. Sau các triều đại La Mã, ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu là Thiên Chúa Giáo.  Trong các thế kỷ đầu của Công Niên, con số tín đồ Thiên Chúa Giáo dần dần lan rộng, đến thế kỷ thứ tư thì được Hoàng Đế Constantine cho phép tự do tôn sùng trong Đế Quốc La Mã.  Từ đó, giáo hội Công Giáo càng ngày càng hùng mạnh, là châm điểm của văn hóa và văn minh châu Âu cho nhiều thế kỷ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét