Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 27 tháng 10 năm 2020

Y Chan  - Xã hội dân sự không phải chỉ có mì gói và bánh chưng

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1wnzh2C-WI7dj3Wzm9jeKelGKRdY2RuZa/view?usp=sharing

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ nước ngoài. Mỗi năm trung bình cũng có hàng chục tỷ USD tiền đầu tư từ bên ngoài đổ vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quan chức đứng đầu chính quyền thì thường xuyên kêu gọi kiều bào nước ngoài đóng góp tiền bạc cho tổ quốc, đặc biệt là mỗi dịp thiên tai. Không ai đặt ra câu hỏi gì về những việc trên. Hiển nhiên, nó đều có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Trong “Chính trị bình dân”, tác giả đã ghi lại các khuyến nghị để “Xây dựng không gian cho xã hội dân sự”, trích từ báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra ngày 11/4/2016.

Việc chính quyền, trước áp lực dư luận, đánh tiếng xem xét thay đổi yêu cầu về vận động tiền cho công tác thiện nguyện chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thay đổi đã, đang và sẽ phải diễn ra.

Xã hội dân sự sẽ không chấp nhận bị dìm đầu trấn nước từ ngày này qua tháng khác, chỉ được ngoi lên thở khi chính quyền cần miếng thịt tép mỡ.

Phúc “nổ” báo nhận vài nghìn tỷ – Thủy Tiên vẫn quyết chuyển tiền cho dân

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1d80hjdebpEGgxRixSa-7ZZ_wN1F3Eb9W/view?usp=sharing

Mấy ngày nay Mạng xã hội và báo chí đồng loạt đưa một tin chấn động còn hơn bom nổ, đó là, hôm 17-10, chỉ sau 2 tiếng huy động, thủ tướng đã quyên góp được 2.400 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020”.

Trong khi ca sỹ Thủy Tiên phải mất 1 tuần để huy động 100 tỷ đồng và MTTQVN chỉ huy động được 22 tỷ đồng cùng thời điểm với Thủy Tiên, thì số tiền 2.400 tỷ đồng của Thủ tướng, phải nói là đã thừa sức đè bẹp đi mọi dị nghị về uy tín của Chính phủ.

Thế nhưng cũng rất nhiều người hoài nghi con số và sự kiện này ở nhiều góc độ. Bởi lẽ xem lại cách viết bản tin này thì có vẻ gì đó hơi lập lờ, rồi sau đó đã được một số trang Facebook bơm lên bằng những lời có cánh rằng:

KS. Dương Ngọc Thái - Từ thiện kiểu Mỹ

23/10/2020

https://drive.google.com/file/d/10ip-_8oAffeeBb1K3W_oMTobOzVZ4VcQ/view?usp=sharing

Có máu của mẹ tôi chảy trong người nên lâu nay tôi vẫn ủng hộ người nghèo, người già, nhưng chỉ từ khi qua Mỹ tôi mới biết muốn làm từ thiện hiệu quả cũng phải học.

Muốn đóng góp, trước tiên phải có tiền. Luật Mỹ rất hay, tiền đóng góp cho các tổ chức từ thiện được miễn trừ thuế. Tôi nghe nói là luật Việt Nam cũng vậy, bạn nào rành nhờ xác nhận giùm. Chỗ tôi làm lại có thêm chính sách matching: mỗi USD tôi đóng cho các tổ chức từ thiện, công ty sẽ cho thêm một USD, tối đa 7.000 USD/nhân viên/năm (năm 2020 được đặt cách tăng lên 10.000 USD).

Nhờ các chính sách này mà mỗi 0,5 USD tôi cho đi, bên nhận sẽ được 2 USD hoặc hơn nữa. Hồi xưa tôi cứ nghĩ đây là kiểu “trốn thuế" của bọn nhà giàu, nhưng kỳ thực đây là chính sách giao lại quyền quyết định đầu tư công cho người dân. Thay vì chuyển hết vào ngân khố của Chú Sam, mỗi năm tôi có một số tiền nho nhỏ để quyết định cho ai và ủng hộ hoạt động nào.

Hơn 700 nhà kinh tế học phản đối Trump tái đắc cử:  Phản bác của một kinh tế gia Việt

TS Phạm Đỗ Chí

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1j0zIQY1wbG88FgnMau4Gs8XChiI_yUpR/view?usp=sharing

Ghi chú của DĐTC: Bài này mới nhận được nên đăng lên chậm một ngày. Vì tính quan trọng của bài viết, nên thà chậm còn hơn không. Xin cám ơn TS PĐChí.

    Qua bài tường thuật của VN Express (21/10/20), hơn 700 kinh tế gia Mỹ, trong đó có nhiều người từng giành giải Nobel, bất mãn với chính sách kinh tế và cách xử lý đại dịch của Tổng thống Trump. 

https://sites.google.com/site/econagainsttrump/

    TS Phạm Đỗ Chí, một nhà kinh tế người Mỹ gốc Việt cựu chuyên viên IMF,  lấy tư cách cá nhân để đơn phương trả lời các câu hỏi chính của nhóm đông đảo các nhà kinh tế Mỹ muốn dùng áp lực số đông cùng tên tuổi lớn của họ trong nhiều tổ chức lớn hay đại học danh tiếng để làm giảm uy tín của TT Trump khi chỉ còn chưa đến 2 tuần trước ngày bầu cử. Thiết nghĩ đây là một hành động thiếu công bằng, loại "cả vú lấp miệng em" cận kề ngày bầu cử và cũng không so sánh Donald Trump với ứng cử viên đối lập là Joe Biden, ông Chí đã lên tiếng trả lời từng vấn đề nêu lên qua bài tóm lược của VN Express.

Đỗ Ngà – Mối quan tâm của các tổng thống Mỹ và sự ảo tưởng của chúng ta

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1qMHPqD7Dk25LUFyx8o0WVgWTTrcB79mK/view?usp=sharing

Như đã nói, nước Tàu có đến 1,44 tỷ dân nó vẫn là miếng mồi ngon cho doanh nghiệp Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ sẽ đánh Tàu nhưng đó chỉ “đánh vào sự trỗi dậy của Tàu” chứ không đánh cho Tàu sụp. Mà nói cho cùng lực của Mỹ chỉ đủ đánh vào “sự trỗi dậy” chứ không đủ để đánh cho Tàu sụp đổ hoàn toàn. Tàu sẽ không sụp, và chắc chắn Tàu sẽ tiếp tục bị đánh cho dù tổng thống của nước Mỹ là ai. Người Việt chúng ta cũng nên thực tế, sẽ không có chuyện tổng thống Trump đánh cho Tàu sụp để Việt Nam được nhờ, đó là suy nghĩ ngây thơ. Tư tưởng đó của nhiều người Việt có thể được ví như việc “ngồi chờ trăng rụng” (chờ sung rụng thì còn có thể há mồm đớp được chứ chờ trăng thì mãi mãi không đớp được gì), nó rất tai hại.

Tư liệu “Nhân văn Giai phẩm” – Báo cáo của Chánh án Nguyễn Văn Dương năm 1960

25 Tháng Mười, 2020

By US Vietnam Review

https://drive.google.com/file/d/1g1vZLyzzKesp8tazr3do774QeAVIBr-0/view?usp=sharing

Dưới đây là Báo cáo của Chánh án Nguyễn Văn Dương, người ngồi ghế chánh án xử các nạn nhân vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội năm 1960. Tư liệu do Giáo sư Peter Zinoman ở Đại học California at Berkeley sưu tầm, Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân công bố. 

Đây là một tư liệu cho chúng ta thấy quan niệm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tòa án và tư pháp: Đảng quyết định tội trạng của phạm nhân trước khi điều tra và hỏi cung, phiên tòa mở ra không phải để giải quyết một vụ việc mà để giải quyết một vấn đề chính trị, Đảng giáo dục các thẩm phán tòa án để thực thi một phiên tòa nhằm đạt được các mục đích chính trị đó, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống tư pháp, phương pháp điều tra tội phạm tương ứng với mục đích của phiên tòa, những tình tiết liên quan đến vụ án như nhà văn Thụy An tự chọc mù mắt mình trong quá trình bị hỏi cung.

Tạp chí Nghiên cứu Việt xin cảm ơn Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã công bố tư liệu.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 27 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1cbVq0y4aFbreAmojAbIV0Y2Dbhl7EyMI/view?usp=sharing

Bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Thái Hà tổng hợp

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1BOuP3jbqZILCifcI2Lh7EIAJQzvC4mj-/view?usp=sharing

 

Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ tại Tòa Bạch Ốc

Thượng viện Mỹ xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ một tuần trước cuộc tổng tuyển cử.

Các thành viên đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu 52-48 để phê chuẩn chức vụ của bà Barrett, vượt số phiếu chống của các đảng viên Dân chủ.

Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức tại Tòa Bạch Ốc, với sự hiện diện của Tổng thống Trump.

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

What in the World if Trump Wins?

In a second term, expect more chaotic, confident wheeling and dealing overseas.

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Walter Russell Mead là Giáo sư về Ngoại giao và Nhân văn tại Đại học Bard, và Nghiên cứu viên Xuất sắc về Chiến lược và Kỹ năng lãnh đạo tại Viện Hudson.

Người dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1I_CuFoRjWwnKKGBn-YFueSqKghen4o6v/view?usp=sharing

Nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể sẽ được thúc đẩy bởi nhiệm vụ tìm kiếm “các thỏa thuận”, các giao dịch với các nhà lãnh đạo khác, thậm chí còn nhiều hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên. Điều này có thể gây khó chịu cho những người xung quanh ông đang tìm cách tạo dựng một nền tảng thể chế cho một cách tiếp cận lâu dài đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đối với Trump, tất cả chỉ là đòn bẩy, và để đạt được thỏa thuận mong muốn, ông sẽ đưa ra những nhượng bộ lớn và không theo quy luật nào. Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên, Venezuela: Chính sách của ông Trump có thể là tìm kiếm các thỏa thuận kịch tính nhưng không phải lúc nào cũng thực chất hoặc bền vững.

Đoàn Xuân Thu - Chỉ giỡn chơi thôi!

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1iyNz8IvqUNwXbyikoHUiNud4nct6etAW/view?usp=sharing

Sau một hồi bình tâm nghĩ lại, tim bớt đập mạnh, bớt xúc động vì nghe tin Trump sẽ bỏ nước Mỹ ra đi, nếu thất cử vào ngày mùng 3, tháng Mười Một tới! Vì tui chợt ngộ ra rằng Trump chỉ xuống ‘xề’ để chỉ giỡn chơi thôi. Trump bắn một mũi tên mà trúng tới hai con ‘chim’. Một là hù mấy em thuộc nhóm ‘Cuồng Trump’! Để mấy em bỏ phiếu cho Trump. Hai là Trump muốn chọc quê ca, nhạc sĩ lừng danh Springsteen, 71 tuổi, vốn đã thề rằng ông sẽ lên chuyến bay tiếp ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, để bay đến Úc, nếu Trump tái đắc cử”

Rồi tay trống cũng lừng danh, Tommy Lee, thề có Chúa: ‘Tôi sẽ ra khỏi đây. Tôi sẽ trở về đất mẹ, trở về Hy Lạp và kiếm một ngôi nhà trên nằm chơi vơi trên một đảo hoang nào đó, nếu Trump tái đắc cử”

Thôi mấy ông ơi! Cho tui xin can! Mấy ông bỏ nước Mỹ đi hết ráo thì Trump làm Tổng thống cho ai? Trump đắc cử nữa để làm gì?

Mỹ - Ấn 2+2: Thỏa thuận quân sự quan trọng được ký kết

BBC News

27/10/2020

https://drive.google.com/file/d/196Ehqcka5TY35LubIpruStYCyBtlNY35/view?usp=sharing

Ấn Độ và Hoa Kỳ vừa ký một thỏa thuận quân sự về chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhạy cảm trong bối cảnh có căng thẳng ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.

Những dữ liệu như vậy được coi là thiết yếu trong việc bắn trúng tên lửa, drones và các mục tiêu khác với độ chính xác cao.

Thỏa thuận này được công bố sau khi cuộc gặp cao cấp thường niên "2+2" diễn ra ở New Delhi hôm thứ Ba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét