Tổng cục trưởng Lâm nghiệp VN nói lũ lụt ở miền Trung là do biến đổi khí hậu, không phải do phá rừng!
RFA
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1R3Ke1gX34jxixnkKKYYMNCbtgwWgrtGx/view?usp=sharing
Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2020, theo cơ quan chức năng Việt Nam, đã có 111 người thiệt mạng và 20 người khác mất tích tại khu vực các tỉnh miền Trung sau mấy tuần lũ lụt và lở núi do mưa lớn kéo dài gây nên.
Trước nhiều ý kiến dư luận cho rằng, lũ lụt ở miền Trung những ngày qua có một phần nguyên nhân là do phá rừng..., Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, ông Nguyễn Quốc Trị, khi trả lời truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 21 tháng 10 năm 2020, cho rằng nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là không đúng, mà do biến đổi khí hậu.(!?)
Phạm Trần - Thù địch nằm ngay trong lòng chế độ
20/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1043--qPEOzV68qeLIvsC99QXKR17mSqL/view?usp=sharing
Như con nước đến hẹn lại lên, đảng CSVN vẫn tối mặt đối diện với 3 “kẻ nội thù” hay “giặc nội xâm” gồm: Tha hóa quyền lực; Tham nhũng; và “thế lực thù địch” là một bộ phận cán bộ, đảng viên “biến chất”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.
Ba “kẻ thù” này không lạ mặt với dân vì chúng là dòng chảy liên tục, kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên trong 34 năm qua, kể từ Đại hội đảng “Đổi mới” năm 1986. Nhưng khi Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phải khơi lại, trước ngày Đại hội đảng XIII, tổ chức vào đầu tháng 1/2021, thì mọi chuyện lại nóng lên vì các chứng tật này vẫn chưa được chận đứng.
Mạnh Kim -Thái Lan: khi tiếng nói giới trẻ vang động
22/10/2020
https://drive.google.com/file/d/17FOMvVucFN7YGsbPKmFgB67R3W5vK5Xd/view?usp=sharing
Khi được thả vào ngày 26-8-2020, Tattep Ruangprapaikitseree lập tức vi phạm luật tại ngoại khi tiếp tục tổ chức biểu tình. 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Chulalongkorn, Tattep là một trong những thủ lĩnh chủ yếu của phong trào phản kháng “Tự do Nhân dân”, hình thành với những yêu cầu chính: giải tán Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp và chấm dứt đàn áp người dân. Tattep là một trong 31 nhà hoạt động chính trị hiện nằm trong danh sách theo dõi của chính quyền. “Chúng ta không thể tách rời các vấn đề kinh tế với những vấn đề chính trị, vì chúng là một” – Tattep phát biểu – “Nếu chúng ta có nền chính trị tốt tạo ra phúc lợi tốt cho tất cả người dân Thái thì chúng ta mới có nền kinh tế tốt”.
TS Trần-Đăng Hồng –NĂM THÌN BÃO LỤT ?
https://drive.google.com/file/d/1jXKGjFqzllIlckMLYuwOLw0N3Nidu-Zp/view?usp=sharing
Tại Việt Nam năm nào cũng có lụt, không lụt lớn cũng có lụt nhỏ. Chẳng hạn ở Miền Trung bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 DL đều có lụt vì là mùa mưa lũ. Dãy Trường Sơn chận mây tạo mưa ở sườn đông, đồng bằng lại nhỏ hẹp nên không tránh được lũ lụt. Tại đồng bằng Cửu Long, hàng năm đều có ngập lụt định kỳ. Tuy nhiên, khi nói đến năm Thìn thì người Việt đều nghĩ năm Thìn là năm có lụt lớn. Điều tin tưởng này có đúng không?
Tại đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có những trận bão lụt
thảm khốc trong thế kỹ 19 và 20 là năm Canh Dần (1890), Quý Tị (1893), Ất Tị
(1905), Quý Sửu (9/8/1913), Ất Mão (11-20/8/1915), Bính Dần (29/7/1926), Ất Dậu
(8/1945), Tân Hợi (20/8/1971), Bính Tý (1996, do bão Frankie), Nhâm Nhọ
(9/2002, bảo Mekkhala ), và Mậu Tý (10/2008).
Tại Miền Trung, trung bình hàng năm có 5 trận bão, những trận bảo lụt gây thiệt
hại nổi tiếng là Quý Tỵ (1953), Giáp Thìn (1964), Bính Tí (1996), Mậu Dần
(1998), hai trận lụt năm Kỹ Mão (tháng 11 và 12/1999), Canh Thìn (9/2000, do bảo
Wukong vào Hà Tỉnh), Quý Mùi (11/2003), và trận bảo năm Ất Dậu (4/2005).
Huỳnh Duy Lộc - Max Boot và “The road not taken”…
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1OQSpIFL1WIeouDDvGcEtTm_mKp0aCcKS/view?usp=sharing
Những ai theo dõi lịch sử cuộc chiến Việt Nam hẳn không xa lạ với tên tuổi Edward Lansdale, một “kingmaker”, người có vai trò rất lớn trong việc tạo nên quyền lực cho Tổng thống Đệ nhất VNCH Ngô Đình Diệm. Nhân dịp cận kề sự kiện đảo chính ông Diệm, thử đọc lại quyển sách mới viết về Edward Lansdale của tác giả Max A. Boot…
Max A. Boot là người Nga gốc Do Thái sinh ngày 12-9-1969 tại Moscow, theo cha mẹ di cư sang Mỹ vào năm 1976. Anh theo học cử nhân khoa Sử ở Đại học Berkeley, California rồi học cao học Lịch sử bang giao quốc tế ở Đại học Yale.
Bắc Kinh “trói” Hà Nội – Đảng bất lực nhìn Trung Quốc ở Biển Đông
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1x8_6JITuuZ-bL61jBfcOtn_uiPkEtc3p/view?usp=sharing
RFI mới đây đã có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp về tác động của phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực PCA đối với Việt Nam cũng như những phương pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hiện nay.
Trước hết, học giả người Pháp đã điểm lại bốn nội dung chính trong phán quyết này.
Nội dung thứ nhất liên quan đến những quyền lịch sử và « đường 9 đoạn » mà Trung Quốc tự vẽ, Tòa Trọng tài thường trực đã bác những yêu sách có lợi cho Trung Quốc về những « quyền lịch sử » dù là ở vùng biển trong phạm vi « đường 9 đoạn », những yêu sách về những nguồn tài nguyên sinh vật hoặc phi sinh vật trong khu vực đó, nói một cách khác là trong gần như hầu hết Biển Đông.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 21 tháng 10 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1oryKRwVRZyHWx7Ur6-RJeveuRcrl2M9U/view?usp=sharing
Bầu cử 2020: Trump, Obama đả kích nhau trong các cuộc tranh cử đối đầu
BBC News
22/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1gsPFv4F00NpWFgSNI36vsQgNU_ywTAzw/view?usp=sharing
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đã dồn dập tấn công nhau trong các cuộc vận động tranh cử của hai bên đối nghịch.
Trong cuộc vận động tranh cử cho ứng viên Nhà Trắng của đảng Dân chủ Joe Biden ở Pennsylvania, ông Obama ví ông Trump như một "ông chú điên" và nói rằng ông Trump cổ vũ cho những kẻ phân biệt chủng tộc.
Huỳnh Nam Việt - Trận lụt thảm hoạ ở Trung Quốc năm 1931
22/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1Fq1Pb6MwTZ5sTzSd6nTLkjpATMrPha7C/view?usp=sharing
Nhiều nền văn minh lâu đời nhất thế giới được xây dựng bên cạnh những con sông. Sông cung cấp nước ngọt để uống, cá làm thực phẩm, tưới tiêu cho nông nghiệp và là hàng phòng thủ thiên nhiên trong chiến tranh .
Trung Quốc là một ví dụ về một nền văn minh rất lâu đời, và nhiều thành phố cổ nhất Trung Quốc xây dựng dọc theo các con sông. Những con sông này đã ngập lụt trong suốt lịch sử Trung Quốc, nhưng không năm nào tồi tệ như năm 1931.
Nguyễn Quang Duy - Liệu nước Mỹ còn giữ được tam quyền phân lập ?
22/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1YZZDcaArt9vphYSB32BfUPCyf0h6HSZH/view?usp=sharing
Đấu tranh văn hóa tư tưởng
Càng gần ngày bầu cử cuộc đấu tranh văn hóa tư tưởng giữa cánh bảo thủ và bên cấp tiến càng trở nên dữ dội, một bên muốn gìn giữ những giá trị truyền thống cha ông để lại còn phía bên kia cấp tiến (progressive) muốn tiến về phía trước phá bỏ cái cũ thay bằng cái mới.
Còn 2 tuần mới đến ngày chính thức bầu cử 3/11/2020 những đoàn người nối đuôi nhau trước phòng phiếu, với trên 36 triệu người đã bỏ phiếu, đủ thấy sự quan tâm của người Mỹ đến kết quả của cuộc bầu cử lần này.
Chính tinh thần yêu chuộng tự do bầu cử, tự do chính trị là giá trị cao quý nhất, là nền tảng bảo vệ hệ thống chính trị của nước Mỹ và là điều chúng ta cần học hỏi.
Tàu vũ trụ Hoa Kỳ thực hiện ‘nụ hôn’ với tiểu hành tinh Bennu, để lấy mẫu vật cho nghiên cứu
Ánh Dương
22/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1Bd3Yf2nJrnmkQmG1zrNge7-KqEmm5hxq/view?usp=sharing
Tàu vũ trụ Osiris-Rex của NASA đã hạ cánh và bay lướt trên bề mặt Bennu, một tiểu hành tinh có thể sẽ va chạm với Trái đất vào cuối thế kỷ, vào hôm thứ Ba ngày 20/10/2020 trong giây lát để thu thập một số ít đá vụn vũ trụ mang về Trái đất phục vụ nghiên cứu.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ làm được việc này, trước đó chỉ có Nhật Bản được ghi nhận đã đạt được một số mẫu đá vụn của tiểu hành tinh.
“Đã chạm vào bề mặt tiểu hành tinh!”, một người điều khiển chuyến bay tuyên bố reo hò và vỗ tay. "Đang lấy mẫu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét