Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 10 tháng 10 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Làng Sher & Thôn Bàn Thạch

https://drive.google.com/file/d/1_eIhn14LcwOJV8alkAVLQS4_5my3UAo_/view?usp=sharing

“Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm.

Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (Zero độ Celsius) còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng – 6 đến 10 °C. 

Hoàng Ánh - Đoan Trang trong mắt tôi

9/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1zVrefBtjn6oPl_7kOCUOk9CCLWWFEUDi/view?usp=sharing

Ngày trước, mẹ tôi từng bảo tôi: “Nghề giáo không làm ta giàu có nhưng cho ta cơ hội biết được rất nhiều người và có vị thế bình đẳng với mọi người trong xã hội”. Đúng vậy, nhờ nghề này tôi có thể có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người quyền thế và cũng làm quen với nhiều người, nhất là người trẻ. Một trong những người đó là Phạm Thị Đoan Trang, người liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây.

Thiện Tùng  - Những điều mới lạ đang diễn ra

9/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1xKsGTnQYsbMrfvUxGjfTGhom-xxX9HQR/view?usp=sharing

1/ Mới lạ ở Hội nghi cấp Trung ương

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13, Đại hội Đảng bộ Địa phương và Cơ sở  năm nay đã và đang diễn ra nhiều điều mới lạ : Cấp Trung ương đang cuối kỳ  “thai nghén” sắp sanh / Cấp Địa phương “đang sanh” / Cấp Cơ sở đã “sanh  xong”- mẹ tròn con vuông. 

Để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII vào đầu năm 2021, Trung ương Đảng mở  Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 13/khóa XII, diễn ra từ ngày 5 đến 10/10/2020,  được xem là Hội nghị áp chót.

Trần Trung Đạo –Nỗi lo của đảng: Tính chính danh

8/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1NrtGAFjDoCj5UXpf9_p3z2t_XTq8NnAM/view?usp=sharing

Trong một phần tư thế kỷ qua, Mỹ có bốn tổng thống, hai ông Cộng Hòa và hai ông Dân Chủ. Cả bốn ông đều gây nhiều tranh luận. Tuy nhiên, không một ai có thể nói bất cứ ông nào trong số bốn ông đó không phải là tổng thống Mỹ. Cả bốn ông đều lãnh đạo quốc gia trên cơ sở chính danh do hiến pháp 1789 cộng với 27 Tu Chính Án quy định.

Chính danh là điều kiện tối cần thiết để một chính quyền xứng đáng lãnh đạo quốc gia. Đất nước như một con tàu, không phải bao giờ cũng gặp sóng êm biển lặng nhưng tính chính danh giúp cho con tàu vượt qua những giai đoạn sóng to gió lớn.

Kết quả thăm dò của Pew Research Center, một trung tâm thống kê quốc tế và thường được các nhà nghiên cứu hay phân tích sử dụng, cho biết năm 2017 chỉ còn 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang sống trong chế độ độc tài chuyên chế, tức một chế độ tuyệt đối không có tính chính danh. (Democracy Has Grown Across The World Over The Past Four Decades, Pew Research Center, December 4, 2017)

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng

8/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1oj8dIS9L5P_ps1gYRBd5tCXGrg_wkwrg/view?usp=sharing

Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm hoạ, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng. Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỉ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 10 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1CJ0275FcJi9M8QKZ0pBdbYeNy2vxhX5-/view?usp=sharing

Đại-Dương : Bộ Tứ bao vây Trung Cộng

9/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1cq0zsP_pH4TyQ4EjO7Z5FY6iiKXzqLEi/view?usp=sharing

Giấc Mộng Trung Hoa do Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành không bằng biện pháp hoà bình mà với hành động thống trị toàn cầu.

Tập Cận Bình sử dụng hai Biển Đông và Nam Trung Hoa như một chiếc ao nhà độc quyền tổ chức, thao dượt và tuyển mộ nhân tài vật lực để cai trị thế giới.

Âm mưu không-che-đậy của Tập Cận Bình thông qua lời nói và hành động, đặc biệt sau khi phóng ra vũ khí sinh học Coronavirus Vũ Hán từ đầu năm 2020 khiến cho nhân loại rơi cuộc khủng hoảng sức khoẻ liên quan đến thể lực và tinh thần của mỗi người.

Các triển vọng địa chính trị sau đại dịch

Tác giả: Joseph S. Nye Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

10/10/2020

https://drive.google.com/file/d/19hgWJNNHIgJCs__7PdSiu44MPgfdL-Ek/view?usp=sharing

Không có tương lai duy nhất cho đến khi nó xảy ra, và bất kỳ nỗ lực nào để hình dung cho vấn đề địa chính trị sau đại dịch COVID-19, nó phải bao gồm một loạt các hình thức tương lai có thể xảy ra. Tôi đề xuất năm tương lai hợp lý vào năm 2030, nhưng rõ ràng có thể tưởng tượng ra được những tương lai khác.

Sự kết thúc của trật tự, tự do toàn cầu hóa

Vũ Linh –Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần

CẬP NHẤT THỐNG KÊ COVID ngày 9 tháng 10 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1iBtpkPWAgG0A1pNvVOHMFPan3egXINc3/view?usp=sharing

Hợp tác Nhật - Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản.

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

8/10/2020

https://drive.google.com/file/d/15jhNQnxWP_8yAIzATtYOkzbKGjQNrZH_/view?usp=sharing

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do

Sau khi tỷ phú Donald Trump trở thành ông chủ Nhà Trắng, ngoại giao Nhật-Mỹ năm 2017 diễn ra nhiều sự kiện với xu hướng đáng chú ý là củng cố hợp tác an ninh. Đặc biệt, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ mới công bố tại hội nghị APEC 2017 có sự tương đồng với tư tưởng của Nhật Bản từng đề ra trước đó. Bên cạnh đó, với chiến thắng trong cuộc bầu cử hạ viện Nhật Bản 2017 của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, khả năng cao là ông Abe sẽ được bầu lại làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do LDP trong năm 2018 và giữ chức vụ thủ tướng đến năm 2021. Do vậy, chiến lược quốc gia Nhật-Mỹ sẽ có tính ổn định trong thời gian tới bởi Tổng tổng Donald Trump mới bước sang năm thứ hai của nhiệm kỳ và thời gian cầm quyền của Thủ tướng Abe có thể sẽ còn kéo dài.

Ngoại trưởng Pompeo: Có thể sẽ công bố email của bà Hillary Clinton trước bầu cử

Du Miên

10/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Y3vyLNGaqUPtDWk_oD1YrvqAbwNo0jPU/view?usp=sharing

Ngày 9/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công bố các email của Hillary Clinton, và ông ám chỉ việc tiết lộ có thể diễn ra trước Ngày bầu cử.

Ngày 9/10, Ngoại trưởng Pompeo nói với Fox News rằng: “Chúng tôi đã nhận được các email, chúng tôi đang lôi chúng ra. Chúng tôi đang làm việc nhanh nhất có thể. Tôi thật sự nghĩ rằng sẽ có nhiều điều để xem trước cuộc bầu cử”.

Ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ công bố tất cả thông tin này để người dân Mỹ có thể biết. Các bạn sẽ nhớ rằng có thông tin cần bảo mật [được lưu trữ] trên một máy chủ riêng, mà đáng lẽ [chúng] không nên có ở đó, bà Hillary Clinton không bao giờ nên làm điều đó, đó là hành vi không thể chấp nhận được”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét