Vụ bắt Tiến Sĩ Phạm Đình Quý: Dân "chia tay“ Đảng
5/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1MpLpnnZKp7Ea-tsmVBV9feuLTHY7jIh0/view?usp=sharing
Một số luật sư, nhà báo đã bày tỏ quan ngại trước khả năng Công an Đắk Lắk đã hành xử ‘tùy tiện’ khi bắt giữ Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng về tội vu khống.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Thế Giới Luật Pháp, Đoàn Luật sư TP HCM nói theo Điều 119 BLTTHS, việc tạm giam chỉ áp dụng đối với bị cáo về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
“Tội vu khống là tội ít nghiêm trọng, Tiến sĩ Quý có nơi cư trú làm việc rõ ràng, cơ quan điều tra cũng đã khám xét chỗ ở và thu giữ đồ vật, máy tính… thì không có lý do gì để tạm giam Tiến sĩ Quý nếu thực sự hành vi của Tiến sĩ Quý đủ căn cứ để khởi tố“, LS Sơn nhận định.
PHÁT ĐỘNG HỢP TÁC MEKONG-HOA KỲ: MỞ RỘNG SỰ THAM GIA CỦA HOA KỲ VỚI KHU VỰC MEKONG
(Launch of the Mekong-U.S. Partnership: Expanding U.S. Engagement with the Mekong Region)
Office of the Spokeperson – Bình Yên Đông lược dịch
U.S. Department of State – September 14, 2020
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/10/phat-ong-hop-tac-mekong-hoa-ky-mo-rong.html
Hoa Kỳ, Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tái xác nhận mối quan hệ lâu đời của mình qua việc phát động Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-US Partnership (MUSP)) hôm 11 tháng 9. Hoa Kỳ loan báo các kế hoạch, cộng tác với Quốc hội Hoa Kỳ, để gia tăng hỗ trợ cho quyền tự trị, độc lập kinh tế, cai quản tốt, và tăng trưởng khả chấp của các quốc gia đối tác Mekong, quan niệm rằng giữ gìn các giá trị nầy cũng quan trọng cho sự hoàn kết và hiệu quả của ASEAN [Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ĐNA)].
Mở rộng sự tham gia của Hoa Kỳ
Nguyễn Quang Dy - Thế giới đang ở ngã ba đường
5/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1OESiE-gtJJ1n45SPHJmCP0YYMdblxb-N/view?usp=sharing
Sau 75 năm chiến tranh và cách mạng liên miên (kể từ 1945), Việt Nam vẫn ở ngã ba đường ý thức hệ, nay lại bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu chiến lược Mỹ-Trung, buộc phải đối phó bằng cách giữ thăng bằng (như hedging game). Nhưng không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng đang ở ngã ba đường. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đang xô đẩy nhiều nước đến bên bờ vực của điểm bùng phát (tipping point). Trong khi thế giới biến đổi quá nhanh và khó lường, thì tư duy con người lại đổi mới quá chậm nên không theo kịp, làm bộc lộ các mâu thuẫn tiềm ẩn, và làm cho quá trình phân hóa càng thêm trầm trọng.
Đỗ Ngà - Vòng Trân Châu Tàu: chiếc thòng lọng nguy hiểm
5/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1PUxfvnA4aRtgsNVbmceORnP763r8EIIy/view?usp=sharing
Điều đáng nói là nếu Tàu có được kênh đào Kra thay thế eo biển Malacca thì rõ ràng “vòng trân châu Tàu” đang siết chặt hơn 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Hiện nay Miến và Thái đang nói không với Tàu, đấy là một thuận lợi. Nếu các nước Đông Nam Á không ngồi lại bàn chuyện chung thì rất có thể, Trung Cộng chia ra bẻ gãy từng thằng một mà không tốn quá nhiều sức lực. Điều đáng tiếc là trong khi Miến và Thái đang chiến đấu đẩy Tàu ra xa thì CS Việt Nam vẫn đang buông bỏ tại biển Đông. Thế mới đau chứ!
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 5 tháng 10 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1I42qBWQRo5nBA-xXORkyxi1R9tsbqtJ2/view?usp=sharing
Hạ Văn (Xia Wen ) - Bầu cử TT Mỹ năm 2020: Một chiến dịch tranh cử giữa Trump và Marx
5/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1zJaZGm1BuJLuKZM7Gif59FZ9duDafiU1/view?usp=sharing
Mặc dù chủ nghĩa cộng sản đã xâm nhập vào Hoa Kỳ trên diện rộng, nhưng thành công ngoài mong đợi của Trump trong chiến dịch tranh cử cách đây 4 năm, cũng như dưới sự tấn công chưa từng có từ các đảng phái khác nhau, ông vẫn có thể bước từng bước cho đến ngày hôm nay và cuối cùng quyết tâm tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Điều này không phải ngẫu nhiên, mà là minh chứng rằng: Chính nghĩa cuối cùng sẽ giành chiến thắng. Tại giờ khắc lịch sử này, sẽ không có sự cố ngẫu nhiên nào xảy ra, và hy vọng của ĐCSTH về một người thay thế trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ chắc chắn sẽ thất bại.
Hiện tại và cả tương lai Campuchia nằm trong tay Trung Quốc?
Thiện Nhân
5/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1hFWrRuXFnMEGFCn1MNQDUVZHjDKJGiDB/view?usp=sharing
Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen, vốn được đào tạo tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ, ông được coi là đồng minh tiềm năng của Mỹ, nhưng kể từ khi về nước, ông đã xây dựng lại quân đội với sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Khi vị Thủ tướng Hun Sen đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 2/2020, người theo sát ông bắt tay với Ngoại trưởng Vương Nghị là con trai cả của ông, Hun Manet.
Đối với những con mắt tinh tường, cảnh tượng này không chỉ là bằng chứng cho thấy mối quan hệ tăng cường của Hun Sen với Bắc Kinh - khi chuyến thăm diễn ra bất chấp việc các chuyến bay đến Trung Quốc bị đình chỉ rộng rãi trong bối cảnh làn sóng nhiễm virus Corona Vũ Hán đầu tiên - mà còn cho thấy sự “lên ngôi” của Manet với tư cách là người kế vị ưa thích của cha ông.
Lịch sử nước Mỹ #7: Người da đỏ thế kỷ 15
Tác giả: GS Hoàng Anh Tuấn (Tuan Hoang), Pepperdine University ~ Nguồn: tuannyriver.com.
https://drive.google.com/file/d/1xOCc-YNgYFB_4TucprF_hGYQs1U7hieY/view?usp=sharing
Câu đố: Nước Mỹ có 50 tiểu bang. Bao nhiêu tiểu bang có tên gốc da đỏ? 10 tiểu bang? 15? 20? 25? 30? 40?
Vào cuối thế kỷ thứ 15, tức thời kỳ Âu Châu thám hiểm đến Bắc Mỹ, thế giới thổ dân da đỏ thay đổi khá nhiều từ hay thế kỷ trước. Về dân số thì ước tính từ ba đến sáu triệu người trước khi Christopher Columbus và người Âu Châu qua. Còn toàn Tân Thế Giới thì từ 10 đến 20 triệu người. Trên một lục địa lớn lao, người da đỏ có đủ thành phần về cơ sở, tổ chức, kinh tế, v.v.
Tư lệnh hải quân Thái Lan muốn giúp Trung Quốc răn đe ở Biển Đông?
5.10/2020
https://drive.google.com/file/d/1Mmh98cZrvOtHNZhMG0xYigG0HpuHtQ08/view?usp=sharing
Truyền thông Thái Lan mới đây đã đăng tải bản chụp được cho là của bức thư bí mật do tư lệnh hải quân nước này gửi cho phía Trung Quốc để đạt một số thỏa thuận quân sự, trong đó có vấn đề liên quan Biển Đông.
Tuần qua, tờ Khaosod của Thái Lan đã đăng tải bản chụp bức thư được cho là do Tư lệnh hải quân nước này Luechai Ruddit gửi cho ông Xu Zhanbin, Cục phó Cục công nghệ công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Qua bức thư, tướng Luechai đề nghị phía Trung Quốc cử đại diện để bí mật sang Thái Lan ký kết các thỏa thuận cần thiết để xúc tiến kế hoạch mua tàu ngầm thứ 2 và 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét