Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 29 tháng 10 năm 2020

Tưởng Năng Tiến –  Của Giả & Của Nợ

https://drive.google.com/file/d/1x-nySNArvywd3uI9gSc9NWvgV1cGeClr/view?usp=sharing

Bài Lê Văn: “Tại sao nhiều người góp tiền cứu trợ cho Thúy Tiên mà không góp cho mặt trận?”

Bùi Phi Hùng : “Thì đấy, bài học ăn bớt, ăn chặn, ăn bẩn xưa nay của hàng hàng, lớp lớp cán bộ ở mọi vùng miền, vị trí vẫn nhan nhản đấy; nào là trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ngay tại Hà Nội, nhà tình thương, trung tâm GD, xã, huyện, tỉnh… ăn chả chừa thứ gì, bất kể tình huống, hoàn cảnh nào…”

Hoàng Tám Bùi: “Ca sĩ Thủy Tiên có công lớn với dân vùng lũ vì đã huy động được hơn 150 tỉ VND hỗ trợ bà con. Thế nhưng Thủy Tiên còn có công lớn hơn nữa với MT TQ VN là giúp họ nhận ra vị thế của mình trong lòng dân như thế nào?”

Đỗ Vũ: “Cô ấy đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa Nhân dân với MTTQVN mà lúc thường khó nhận ra!”

Ngay cả một người khiếm thị cũng đã nhận ra được “vị thế” của MTTQ “trong lòng dân” tự lâu rồi. Chỉ có những vị lãnh đạo Nhà Nước CHXHCNVN là vẫn nhất định nhắm mắt (lẫn bịt tai luôn) nên vẫn chưa thôi – dù cái tổ chức thổ tả này ngốn một lượng ngân sách khổng lồ nhưng hiệu quả thì thua xa tiếng nói của một cô ca sỹ.

Quan chức Đảng ăn tiền – Thủy điện xối nước dìm dân

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/13uym8Whs203BlU6K1ZlfYpAvw_jwIfoe/view?usp=sharing

Từ bao nhiêu năm nay, cứ mưa nhiều ở khu vực nào thì gần như những thủy điện nơi ấy đều phải lo xả lũ cứu đập. Trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Câu hỏi việc xả lũ thủy điện có phải là nguyên nhân gây ra lũ lụt lại được dư luận bàn tán.

Về mặt lý thuyết, ngoài nhiệm vụ phát điện, các hồ thủy điện còn nhiệm vụ cắt và chống lũ trong mùa mưa bão, điều tiết dòng chảy, xả nước chống hạn cho vùng hạ du trong mùa khô.

Tối nay Ngoại trưởng Pompeo tới Hà Nội: Liệu Việt Nam sẽ tham dự ‘trận địa Châu Á’ cùng Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu?

Tác giả: Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1tpwCynk6XMdNu66fTAV5V45gOZYLgbTj/view?usp=sharing

Tối nay Ngoại trưởng Pompeo tới Hà Nội, điều gì sẽ xảy ra? Chuyến thăm được thiết kế để củng cố những lợi ích chiến lược gần đây, khi cả hai quốc gia đều nhìn nhận rằng Trung Quốc đang trở nên ngày càng hiếu chiến. Liệu Việt Nam sẽ tham dự ‘trận địa Châu Á’ cùng Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ đến Việt Nam tối nay trong chuyến thăm chính thức kéo dài đến chiều ngày 30/10. 

Chuyến thăm ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót. 

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định

28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1TxSPcqbUspCdQUsy7KskscXobLUrFGYv/view?usp=sharing

Đại dịch Covid-19 đã làm thế giới bị động đối phó, với những tổn thất nặng nề, không chỉ về người mà còn suy thoái về kinh tế. Nó làm cho đối đầu Mỹ-Trung càng quyết liệt, vượt xa chiến tranh thương mại trước đó. Trong năm 2020, thế giới bị phân hóa nhiều hơn các năm trước, và Trung Quốc đang bị cô lập, không chỉ với phương Tây mà còn với khu vực. Lần đầu tiên trên thế giới đang hình thành mặt trận chung chống Trung Quốc, gồm các nước có cùng quan điểm (like-minded) dựa trên tầm nhìn Indo-Pacific và “Bộ Tứ Mở Rộng”.

Đáng chú ý là các bài diễn văn của Tổng thống Donald Trump tại Liên Hợp Quốc (22/9) cũng như của Ngoại trưởng Mike Pompeo (23/7), Bộ trưởng Tư pháp William Barr (16/7), Giám đốc FBI Chris Wray (7/7), và Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien (26/6) khác hẳn với những phát ngôn bất thường lâu nay trên twitter. Những tuyên bố cứng rắn đó của Chính quyền Trump không chỉ đối phó nhất thời với Trung Quốc, mà được chuẩn bị khá chặt chẽ và có hệ thống, như “xa luân chiến”, để nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP).

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Việt Nam để bàn bạc những gì?

Diễm Thi, RFA
28/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1uYr4pk_AhNC60hP9LEWb2TBm6V13ORp5/view?usp=sharing

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP.HCM, nhà nghiên cứu về biển Đông, cho rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngoại trưởng Mỹ là tín hiệu tốt cho Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và Mekong trong nghị trình. Ông nói:

“Chuyến đi này cho thấy thái độ của Mỹ đối với Việt Nam là rất coi trọng Việt Nam. Điều này tác động rất nhiều tới những chính sách của Việt Nam sắp tới, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Trong vấn đề Biển Đông và Mekong thì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có những điểm chung.

Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn trong vấn đề Biển Đông và Mekong trước các hành động của Trung Quốc. Hoa Kỳ thì muốn những quốc gia khu vực này cần phải tuân thủ luật pháp và tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác. Điều này cũng trùng với lợi ích của phía Việt Nam.

Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla

BBC News

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1NTvuCCX2I1M0TjftW_hAPpYmnXjC5HPq/view?usp=sharing

Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10

Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10, Việt Nam và Mỹ đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn nhất và phát triển năng động nhất trên thế giới với những tuyến đường biển thông thương huyết mạch vô cùng quan trọng, là động lực của tăng trưởng và liên kết trên toàn cầu.

Theo đó, 7 thỏa thuận/bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được ký kết với trị giá lên tới hàng tỷ đôla trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về năng lượng, truyền tải điện và chế biến, nhập khẩu thịt lợn tại diễn đàn này.

Thủ tướng Hun Sen nêu nguyên nhân lũ lụt lịch sử, chuyên gia nhắc nỗi sợ lớn nhất Campuchia

Thúy Khương

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1XOeAWQpyMoyBXKoiu32TQohy6I0vXugq/view?usp=sharing

Nhà nghiên cứu tại Trung tâm Stimson Courtney Waetherby nói rằng, xét về dài hạn, việc thay thế hệ thống tự nhiên bằng kiến trúc thường tốn kém hơn nhiều.

Weatherby bổ sung, ở Campuchia, nguyên tắc quản lý nước trong thiết kế đã được kiến trúc sư nổi tiếng, đồng thời là nhà quy hoạch thị trấn Vann Molyvann thiết lập.

Được biết đến là người có công xây dựng Campuchia, Molyvann đã hoàn thành hơn 100 dự án trong suốt những năm 1950-60 với vai trò là người đứng đầu các công trình công cộng.

Ông qua đời năm 2017, nhưng những di sản của ông vẫn tồn tại, qua những công trình ông xây dựng và qua bài phát biểu mang tính biểu tượng - như bài phát biểu trong hội nghị năm 1999.

"Campuchia là một quốc gia nửa đất, nửa nước và các thành phố không nên được xây dựng bằng cách chôn lấp mà phải đưa nước vào các thiết kế."

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 29 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1s36SkLu3gZjI9kWK_jBH6W7PePTuCd0L/view?usp=sharing

Chiến dịch tranh cử bị chia rẽ, ông Biden không còn được ưu ái?

Hương Thảo DKN 

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1djfnDz_kU5FXWFbpwlk1ILmRn03GbiME/view?usp=sharing

Hiện tại, có bảy tiểu bang, bao gồm Wisconsin, Michigan và Minnesota, cho phép cử tri thay đổi phiếu bầu của họ. Không nghi ngờ gì nữa, những người muốn thay đổi phiếu bầu là những cử tri đã bỏ phiếu cho Biden. Ngoài những cử tri trung lập, những cử tri này không loại trừ là những cử tri cánh tả ôn hòa. Điều khiến họ thay đổi chỉ có thể là vụ bê bối đang liên tục “lên men” của Biden và con trai ông ta, cho dù đó là những video khiếm nhã hay bằng chứng về sự cấu kết chính trị, thương mại ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự câu kết bí mật với ĐCSTQ.

Giải cứu binh nhì Biden

Saving Private Biden

The press standard for 2020: No tough questions for the former vice president.

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

William McGurn là thành viên ban biên tập Wall Street Journal. Trước đây, ông từng là người viết diễn văn chính cho Tổng thống George W. Bush.

Người dịch: Phan Nguyên

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1JvVqTCGijkT4F6DIsFom4tvYOvkCnP0f/view?usp=sharing

Hiện tại, những câu hỏi hóc búa mà ông Biden đang né tránh là về những hợp đồng béo bở mà con trai ông đã thực hiện với các doanh nghiệp Trung Quốc và Ukraine có liên hệ chính trị, đôi khi là trong các chuyến đi cùng cha mình trong chiến Air Force 2. Tuần vừa rồi, một trong những đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden, Anthony Bobulinski, đã cáo buộc cựu phó tổng thống nói dối khi nói rằng ông chưa bao giờ thảo luận về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con trai mình — và câu chuyện Hunter Biden đã trở thành câu chuyện Joe Biden.

Câu chuyện truyền cảm hứng của nhiếp ảnh gia trồng 2 triệu cây rừng ở Brazil

Lê Hồng Lâm

Viết cho BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/181Cs9CfLiC_MiYXzD3SIGanXOV-FXQZZ/view?usp=sharing

Với khu rừng do vợ chồng Sebastião Salgado phục hồi trong suốt 2 thập niên qua, ông đã ghi nhận nhiều lợi ích, thành tựu và hiệu quả tích cực như ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất; phục hồi lại các con suối tự nhiên với nguồn nước dồi dào. Và đặc biệt nhất, theo ông là giúp cho các loại động thực vật hoang dã tìm được môi trường sống của chúng. 172 loài chim đã quay trở lại, 6 loài trong số đó hiện có nguy cơ tuyệt chủng; 33 loài động vật có vú đã quay trở lại, trong đó có hai loài đang bị tổn thương; 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư và sắp tuyệt chủng trên toàn thế giới; và vô số loài loài thực vật đã tìm được thiên đường của chúng.

Hiền Minh  - Epoch Times phản pháo New York Times: Sự thật thì ít, thiên kiến thì nhiều

29/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1uI4IaQnhSLEmpw-LAl1D2tQ7FK4VvRkg/view?usp=sharing

Trong bài viết, Roose tìm cách giảm nhẹ mức độ của cuộc đàn áp môn phái Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Cuộc đàn áp này đã được các nhóm hoạt động nhân quyền cũng như các cơ quan nhà nước (như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) tích cực tư liệu hoá. Thay vì trích dẫn các nguồn thông tin sẵn có này, Roose lại tìm cách nói giảm nói tránh về những sự xâm phạm nhân quyền đó.

Roose cũng phớt lờ một lượng lớn các bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc sát hại các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người tập luyện Pháp Luân Công, để lấy nội tạng của họ. Trong bài viết, Roose gọi đây là một “lời cáo buộc”.

Hành vi này thật hợp ý Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều năm qua, họ đã nỗ lực để tạo ảnh hưởng đến các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét