Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020
Clarence Thomas swears in Amy Coney Barrett at Rose Garden ceremony
Bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ
Thượng viện Mỹ xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ một tuần trước cuộc tổng tuyển cử.
Các thành viên đảng Cộng hòa của ông Trump đã bỏ phiếu 52-48 để phê chuẩn chức vụ của bà Barrett, vượt số phiếu chống của các đảng viên Dân chủ.
Bà Amy Coney Barrett 48 tuổi tuyên thệ nhậm chức tại Nhà Trắng, với sự hiện diện của Tổng thống Trump.
Việc bổ nhiệm bà đánh dấu cho một tương lai gần là phe bảo thủ sẽ chiếm đa số 6-3 trong cơ quan tư pháp hàng đầu của Hoa Kỳ.
Chỉ có một đảng viên Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Susan Collins, người phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử khó khăn ở Maine, phản đối việc bổ nhiệm bà Barrett trong cuộc bỏ phiếu vào tối thứ Hai.
Chánh án Barrett là thẩm phán thứ ba được tổng thống Trump bổ nhiệm vào Tối cao Pháp viện, sau Neil Gorsuch năm 2017 và Brett Kavanaugh năm 2018.
Thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang từ Indiana, Amy Coney Barrett, nay thay vị trí của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, một biểu tượng của cấp tiến, qua đời tháng trước.
Điều gì diễn ra tại Nhà Trắng?
Tổng thống Trump, vừa trở về sau chiến dịch tranh cử ở Pennsylvania, chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của thẩm phán Barrett tối thứ Hai 26/10.
Ông Trump nói: "Đây là một ngày quan trọng đối với Hoa Kỳ, đối với hiến pháp Hoa Kỳ và đối với pháp quyền công bằng và khách quan."
Ông nói thêm: "Bà ấy là một trong những học giả luật xuất sắc nhất của đất nước chúng ta và sẽ thực thi công lý tại một tòa án cao nhất ở đất nước chúng ta."
Thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas, một người bảo thủ, điều hành lễ tuyên thệ nhậm chức cho đồng nghiệp mới của mình.
Chánh án Barrett nói: "Phán quyết của một thẩm phán độc lập không chỉ với Quốc hội và tổng thống, mà còn với những niềm tin cá nhân có thể khiến bà bị ảnh hưởng.''"Lời tuyên thệ gói ghém được bản chất của nghĩa vụ tư pháp: luật pháp phải luôn đứng trên hết.''
Buổi lễ diễn ra trên bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng, một tháng sau một sự kiện tương tự nhằm công bố thẩm phán Barrett là ứng cử viên cho chức vụ này. Đó là sự kiện liên quan đến đợt bùng phát Covid-19. Sau sự kiện, chính tổng thống xét nghiệm dương tính với virus corona.
Amy Coney Barrett là ai?
Được những người bảo thủ ủng hộ do quan điểm của bà về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính
Là một người Công giáo sùng đạo, nhưng Amy Coney Barrett nói đức tin không ảnh hưởng đến quan điểm pháp lý bà
Là một người theo chủ nghĩa nguyên bản, nghĩa là diễn giải Hiến pháp Hoa Kỳ theo ý gốc của tác giả soạn ra nó, không thay đổi theo thời gian
Sống ở Indiana, có bảy người con, trong đó có hai con nuôi từ Haiti
Thẩm phán sẽ phải bỏ phiếu về những vấn đề nào?
Justice Barrett có thể bỏ phiếu quyết định một số vấn đề còn tồn tại, bao gồm thách thức được Trump hậu thuẫn với Đạo luật Chăm sóc Giá phải chăng, còn được gọi là Obamacare.
Phán quyết trước đây của Thẩm phán Barrett về Obamacare đã làm thất vọng những người ủng hộ chương trình chăm sóc sức khỏe này, trong khi các bài viết trước đây của bà về phá thai đưa ra cảnh báo rằng quyết định của Tòa án Tối cao năm 1973 về việc hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc có thể bị bác bỏ.
Một vấn đề nữa là các quyết định về thời hạn chấp nhận các lá phiếu qua đường bưu điện ở các bang bầu cử quan trọng như North Carolina và Pennsylvania.
Tình hình hôm thứ Hai đã căng thẳng hơn, khi Tối cao Pháp viện từ chối yêu cầu cho phép nhận các lá phiếu gửi qua bưu điện sau ngày bầu cử ở tiểu bang Wisconsin.
Đảng Dân chủ phản ứng như thế nào?
Các đảng viên Đảng Dân chủ đã tranh luận trong nhiều tuần rằng việc chọn người được đề cử cho vị trí trống của Tòa án Tối cao là tùy vào quyết định của người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11.
Nhưng lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell nói hôm thứ Hai: "Chúng tôi không nghi ngờ, rằng bên kia ở vào vị trí như chúng tôi, họ cũng sẽ (bỏ phiếu) chấp thuận. Bạn không thể thắng mọi cuộc bầu cử. Bầu cử có hậu quả của nó.''
Đảng Dân chủ đe dọa sẽ trả đũa bằng cách tăng thêm số lượng thẩm phán ở tòa án - điều này sẽ kéo theo việc mở rộng số thẩm phán tại Tối cao Pháp viện hiện có chín ghế - nếu họ giành được quyền kiểm soát Nhà Trắng và Thượng viện vào tuần tới.
Joe Biden, người thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ, đã từ chối nói rõ liệu ông có ủng hộ một bước đi như vậy, vốn có thể biến đổi nhánh thứ ba của chính phủ Hoa Kỳ hay không.
Ông Biden tuần trước nói ông sẽ chỉ định một ủy ban lưỡng đảng để nghiên cứu xem liệu một cuộc đại tu bộ máy tư pháp có cần thiết hay không.
Đêm thứ Hai, phe cánh tả trong đảng của ông đã kêu gọi thực hiện bước đi triệt để hơn. "Mở rộng tòa án", nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez thuộc phe xã hội chủ nghĩa dân chủ viết trên Twitter.
Trong khi đó, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Harry Reid, đang thúc giục ông Biden, nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng vào tuần tới, hãy loại bỏ thủ tục tranh luận không ngừng (filibuster) - thông lệ hàng thập kỷ yêu cầu phải có đủ 60 phiếu bầu để đưa ra luật, thay vì thế cho phép mọi dự luật được thông qua chỉ bằng 51 phiếu.
Khi đảng Dân chủ lãnh đạo Thượng viện, ông Reid đã chấm dứt thủ tục tranh luận không ngừng khi tuyển chọn các ứng cử viên tư pháp liên bang. Sau đó, khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ông McConnell tiến thêm một bước bằng cách loại bỏ thủ tục đề cử các ứng cử viên của Tối cao Pháp viện.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét