Tưởng Năng Tiến -Lenin & Cuộc Cách Mạng Tháng Mười
https://drive.google.com/file/d/170gECsm_P4VlepRTkTSckYsjYT1dS1xP/view?usp=sharing
Duyên nợ của Lenin với đất nước Việt Nam, xem ra, mặn mà hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Ngay tại chính quê hương của mình, có lẽ, ông cũng không bao giờ được nhi đồng Liên Xô dành cho những câu thơ ưu ái đến như thế này đâu:
Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Tượng đài Lenin được dựng tại nhiều nơi, tên của ông được đặt cho không ít những đường phố trên thế giới nhưng (chắc chắn) chỉ ở Việt Nam nó mới trở thành địa danh của sông/suối mà thôi:
Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trao giải Stefanus
Giang Nguyễn/RFA
2020-10-20
https://drive.google.com/file/d/1wtIByHVF6tsEHpy7TLlQ5vfalEboSa4Y/view?usp=sharing
Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy hôm 20 tháng 10 thông báo trao giải thưởng Stefanus 2020 cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển. Ông Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance International) chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng Giải thưởng Stefanus được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trước đây giải thưởng này từng được trao cho các nhân vật tại các quốc gia như Iraq, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ.
Y Chan - Miền Trung bão lũ, có nên ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về thiên tai?
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1eCJtZSq3XuiJEOPziwv-wdSDoG0leCS_/view?usp=sharing
Làm sao có thể yêu cầu người dân trong và ngoài nước đóng góp từng đồng mồ hôi nước mắt để đùm bọc nhau qua cơn hoạn nạn, trong khi tiếp tục tiêu pha hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế cho đủ thứ đại hội lớn nhỏ?!
Lý do khác cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp là để thừa nhận và nhìn thẳng vào vấn đề: thiệt hại do bão lũ gây ra ở Việt Nam mỗi năm một nghiêm trọng nhưng lại chưa có giải pháp nào để đối phó.
Đây không phải là chuyện của trời (thiên tai). Nó là hậu quả của rất nhiều năm quản lý yếu kém từ phía chính quyền (nhân tai) – từ xây dựng thủy điện bừa bãi, phá rừng tràn lan đến quy hoạch kiểu ăn xổi ở thì và nạn tham nhũng nhung nhúc từ trên xuống dưới.
Việt Nam: Đấu đá dành quyền lãnh đạo mới – Cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1xuVjn3bNiCQJdjjRQuVqiyaKHgMfxhYu/view?usp=sharing
Ngày 12 tháng 10, một quan chức về hưu đã viết rằng sự đồng thuận đã đạt được và ông Phúc sẽ là Tổng Bí thư. Phó thủ tướng đương nhiệm Trương Hòa Bình sẽ giữ chức Chủ tịch nước, và bí thư thành ủy Hà Nội hiện nay là Vương Đình Huệ sẽ kế nhiệm ông Phúc làm Thủ tướng. Bà Trương Thị Mai, hiện là Trưởng Ban dân vận, hoặc Bộ trưởng Ngoại giao hai nhiệm kỳ Phạm Bình Minh sẽ nắm quyền lãnh đạo Quốc hội.
Nội dung trên được tiết lộ qua bài bình luận của tác giả David Brown đăng trên tạp chí Asia Sentinel, nội dung chính như sau:
Nguyễn Quang Dy - Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide
19/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1DdpYCKvudTzBf951MUPBgEvH6lBzU7Ax/view?usp=sharing
Ngày 16/9/2020, ông Suga Yoshihide (chủ tịch đảng LDP) đã chính thức trở thành thủ tướng Nhật Bản (với kết quả bỏ phiếu là 314/462). Ông là thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản (đến tháng 9/2021 sẽ phải bầu cử lại). Có thể nói, chính phủ Suga là sự nối tiếp của chính phủ Abe mà không có Abe. Ông Suga sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của ông Abe (Abenomics) và chính sách đối ngoại của chính phủ Abe: Nhật là đồng minh số một của Mỹ ở Đông Á, có quan hệ gắn bó với ASEAN theo tầm nhìn Indo-Pacific, và có quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc. Cũng như ông Abe, ông Suga cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm (18-20/10) với cương vị Thủ tướng. Nhưng tại sao Tokyo lại chọn Việt Nam và Indonesia?
Vòng vây biển Đông: Nhật Bản – Indonesia liên kết an ninh quốc phòng, kinh tế
Lê Minh
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1qrs1QWBlSyWaiKZGOnJQkwkPcg505Hjo/view?usp=sharing
Tiếp theo chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản, hai nước Nhật Bản và Indonesia cũng đã đẩy nhanh các cuộc đàm phán về việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng. Có vẻ như một ‘vòng vây Biển Đông’ đang được hình thành, với liên minh ‘ngầm’ 3 nước nhằm tạo thành vòng vây “hãm’ đường hàng hải của Trung Quốc.
Hôm thứ Ba (ngày 21/10), cuộc đàm phán giữa hai nước Nhật Bản và Indonesia đã thể hiện mối quan ngại về sự quyết đoán trong khu vực của Trung Quốc. Các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai bên cũng hứa hẹn sẽ sớm có các cuộc gặp.
Nguyễn Đăng Anh Thi - Thủy điện trên sông Mekong
(Phần 2: những tổn thương và việc cần làm)
17/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1tnCk6FqxRwnLNlXyUH13DVYAoDt2W9L6/view?usp=sharing
LTS: Tác động của các đập thủy điện trên dòng chính Mekong, từ thượng nguồn là sông Lancang (Lan Thương) trong lãnh thổ Trung Quốc đến hạ nguồn kể từ lãnh thổ Lào ra đến Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, là vấn đề nóng bỏng về mặt môi trường, kinh tế, xã hội và chính trị ở Đông Nam Á.
Gần đây một công ty quốc doanh của Việt Nam là PV Power quyết định đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Luang Prabang trên sông Mekong ở Lào. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ phỏng vấn nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi ở Canada về vấn đề này.
Câu hỏi: Trung tâm Nghiên cứu – Đào tạo Quản lý Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) ước tính tổng thiệt hại kinh tế của 11 dự án thủy điện trên sông Mekong là 7,3 tỷ USD, còn riêng với Việt Nam, thiệt hại ước tính khoảng 2,8 tỷ USD. Ông nhận xét thế nào về những tính toán này.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 21 tháng 10 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1gg76MQnhi2rnfbTg1b2DNp-hIDOFafP7/view?usp=sharing
Bùi Văn Phú: Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden
20/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1YC2bEBvLrmtmooWjr2iWrn8QExw21P9Q/view?usp=sharing
Nhân danh những chính sách để chửi rủa nhau chỉ là cách gây chú ý vòng ngoài của ván cờ chính trị mà cốt lõi là chủ trương khác biệt của hai đảng, mà mỗi đảng đều có những ủng hộ viên trung kiên.
Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden để lãnh đạo Hoa Kỳ trong bốn năm tới là quyền hiến định của công dân. Tham gia bầu cử để nói lên quan điểm chính trị của mình là nếp sống Mỹ. Không có đúng hay sai.
100 năm Hoa Kỳ chống Chủ nghĩa Cộng sản và bầu cử Mỹ 2020
VOA Tiếng Việt
21/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1K20avrWEz6pvZj_7Tcq7ZMjp9crdMVeb/view?usp=sharing
Tác giả Roger Canfield vừa ra mắt một quyển sách về cuộc chiến của Hoa Kỳ kéo dài một thế kỷ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, mà theo ông cuộc chiến này sẽ “lụi tàn,” nếu Tổng Thống Donald Trump thất cử vào tháng 11 này.
Trong Ameri-cong, tác giả cho rằng kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chính trị ngay tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1975 vì ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào hòa bình-phản chiến, chứ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại.
Chính vì thế, trong Cuộc chiến 100 năm của Hoa Kỳ: Tháng 10 Đỏ 1917 – Tháng 11 Đỏ 2020, ông viết: “Sự oán trách và lòng thù hận ở nước Mỹ đã ra đời từ tháng 10/1917, bị phơi bày vào tháng 8/1948, rồi trỗi dậy trong thời Chiến tranh Việt Nam và sẽ thăng tiến vào tháng 11/2020.”
Ông Bob Avakian, một trong những thủ lĩnh của phong trào phản chiến Việt Nam từ năm 1965, và hiện là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cách mạng Hoa Kỳ, vào tháng 8/2020 tuyên bố ủng hộ ông Biden.
Trần Trung Chính – Điểu táng và Đểu táng
20/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1mQ3k4CiP-pzkxz1zn97vEWT85kQVH8fn/view?usp=sharing
Câu chuyện không còn đặt vào cá nhân Tổng Thống Trump mà phải hiểu là câu chuyện giữa ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI : dù chúng ta có yêu mến Tổng Thống Trump nhiều thế nào đi nữa, ông cũng không thể làm Tổng Thống Hoa Kỳ tới 3-4 nhiệm kỳ được, nhưng chúng ta phải sử dụng lá phiếu để quét sạch bọn ĐỂU ra khỏi chính trường giúp cho những người tài giỏi và đức độ có cơ hội phục vụ đất nước một cách chính trực và công bằng để chính thể và cơ cấu chính trị của Hoa Kỳ luôn luôn là ngọn đuốc cho các quốc gia khác noi theo. Thái độ thù hằn, bất hợp tác và phá thối của Đảng Dân Chủ đã xảy ra trước khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng Thống vào ngày 20 tháng giêng năm 2017 khiến cá nhân người viết thay đổi suy nghĩ : trước kia theo thói quen và tài liệu giáo khoa cho rằng Hành Pháp là một Đảng chính trị thì Lập Pháp là một Đảng khác để coi như “cân bằng quyền lực” , nhưng đó là khi người ta còn giữ nguyên tắc hòa hợp để đem phúc lợi cho người dân và đem sự hưng thịnh và hùng cường cho đất nước . Chớ còn từ năm 2017 đến giờ, bọn ĐỂU mới chỉ nắm đa số ở Hạ Nghị Viện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét