Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 26 tháng 10 năm 2020

Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)

25/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1yBUpSsgtSho1VVxbIvLB4c-UMlQueYGx/view?usp=sharing

Hôm nay ngày 25-10-2020, đài Bayerischer Rundfunk (BR), một đài phát thanh và truyền hình của bang Bavaria (Bayern) ở miền nam Đức, đăng trên trang web của đài một bài viết với tựa đề “Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ“. Sau đây là bản dịch:

Facebook nhiều lần nhấn mạnh đến giá trị của quyền tự do ngôn luận. Nhưng chẳng hạn như một số bài viết chỉ trích của Thoibao.de đã bị công ty này chặn, không truy cập được tại Việt Nam, trong đó có một bài điều tra của đài Đức Bayerischer Rundfunk.

Đỗ Ngà – Nền kinh tế Việt Nam thấm đòn

25/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1eO8G536VpH86gcuueqP-1aFOHM19o7d4/view?usp=sharing

Năm nay Covid-19 hoành hành kinh tế suy sụp. Ở Việt Nam, người nhiễm Covid chết thì ít mà doanh nghiệp bị nhiễm căn bệnh này lớp ngỏm lớp thì ngáp ngáp cũng rất nhiều. Sức đề kháng doanh nghiệp Việt rất yếu, đến độ chính phủ bơm thuốc (tức những gói kích cầu) liên tục mà mà doanh nghiệp vẫn chưa thấy khỏe lại. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng nhà nước bơm đến 3 liều thuốc. Tháng 3 ngân hàng nhà nước bơm gói 280 ngàn tỷ, tiếp theo đó là tháng 4 chính phủ bơm gói an sinh 62 ngàn tỷ, rồi tiếp theo ngân hàng nhà nước lại bơm thêm gói 16 ngàn tỷ giải cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiền bơm như thế, ấy vậy mà tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn cứ giảm 33% so với năm ngoái. Vậy rõ ràng là cơ thể nền kinh tế Việt Nam không hấp thu hết thuốc điều trị.

Con sông nỗi tiếng nhất của Cambodia đã ngưng đổi dòng ?

(Did Cambodia's Most Famous River Stop Changing Course?)

Abby Seiff – Bình Yên Đông lược dịch

VICE – October 15,2020

 https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/10/con-song-noi-tieng-nhat-cua-cambodia.html

Để làm đầy hồ Tonle Sap, Tonle Sap đảo ngược dòng chảy 2 lần trong năm.  Nhưng hạn hán và đập dường như đã làm ngưng hiện tượng độc đáo nầy.

Không xa lắm với các đền đài Angkor Wat nổi tiếng của Cambodia, các trụ cao nâng các nhà gỗ đến mức an toàn bên trên mặt nước trở thành vô dụng – mặt đất ở bên dưới khô ráo.

Bây giờ là tháng 9, cao điểm của mùa mưa, và các làng nổi trên rìa phía bắc của hồ Tonle Sap phải ngập nước.  Nhưng điều bất thường đã xảy ra.  Con sông cùng tên mang hàng tỉ gallons nước vào hồ mỗi mùa mưa đã im lặng.  Hồ Tonle Sap, phình ra và co lại như nhịp đập của tim 2 lần trong năm từ hàng ngàn năm nay, tràn qua ranh giới trong mùa khô không bao xa.

Mạnh Kim  - Lee Kun-hee, 1942-2020: Đập nát để xây lại!

25/10/2020

https://drive.google.com/file/d/17coRjpxsTKg_8zU6RGCVjUiwYquagA3Z/view?usp=sharing

Được xem là một trong những huyền thoại lịch sử doanh nhân châu Á, Lee Kun-hee đã xây dựng nên đế chế khổng lồ Samsung. Khi tiếp nhận tập đoàn sau khi bố mất năm 1987, nhiều người vẫn không tin Lee Kun-hee có thể làm được chuyện gì lớn lao. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, khi từ trần ngày 25-10-2020 ở tuổi 78, Lee Kun-hee đã để lại một tập đoàn không chỉ vang danh châu Á mà cả thế giới…

Đập phá và tái dựng

Theo lệnh chủ tịch Lee Kun-hee, 2.000 công nhân nhà máy Gumi thuộc tập đoàn điện tử Samsung đều quấn băng đỏ ghi “Chất lượng là hàng đầu”. Họ tập trung đầy đủ tại sân nhà máy. Trước mặt là đống điện thoại di động, máy fax và nhiều thiết bị điện tử trị giá tổng cộng gần 50 triệu USD. Chủ tịch Lee cùng ban giám đốc đứng cạnh, gần tấm băngrôn ghi “Chất lượng là kiêu hãnh của tôi”. Thế rồi, 10 công nhân cầm búa bắt đầu đập nát đống thiết bị và quẳng vào lửa. Quang cảnh càng đậm màu bi kịch khi hàng loạt công nhân bật khóc.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 26 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Zoo3O-PLvyUor4F6nWHHVID3Fm87B1gJ/view?usp=sharing

Đỗ Hùng  - Bầu Cử 2020: Một quyết định lịch sử

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1cz0E2zqW0-7Htblr8tUAM6aKfzHSm8Dy/view?usp=sharing

Các đặc quyền đặc lợi của những chính trị gia với nhiệm kỳ muôn đời bị tước bỏ, tiết kiệm tài nguyên của HK bằng cách rút khỏi những tổ chức quốc tế bất lợi cho HK về quân sự lẫn thương mại, làm HK trở lại là một cường quốc được kính nể trước quốc tế. Quyết định lịch sử của cử tri cho cuộc bầu cử lịch sử 2020 này sẽ tạo cho TT Trump và đảng CH tại lưỡng viện quốc hội liên bang, tiếp tục làm cho HK tái phục hồi nhanh chóng về mọi phương diện kinh tế, an sinh xã hội sau cơn đại dịch Vũ Hán do TC gây ra, sẽ tái lập trật tự an ninh quốc gia từ những bạo loạn đến từ Antifa, BLM hay bất cứ một tổ chức khủng bố đòi tự trị nào, sẽ sắp lại bàn cờ thế giới với một quốc gia Trung Hoa tự do và các chư hầu của TC phải tự lột xác để gia nhập thế giới tự do.

Bài viết được đóng lại bằng một câu châm ngôn của nhà lãnh đạo quân sự Napoleon Bonaparte.

Thế giới đau thương rất nhiều không phải vì những bạo động từ kẻ xấu. Mà chính là vì sự im lặng của những người tốt.

Căng thẳng Trung -Mỹ: Hoa Kỳ tập trận tấn công ở Biển Hoa Đông

Nguyễn Minh Theo Daily Mail

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1GM3Xovuu-X6r2cpZ4I8NC6EoeUt0tCA9/view?usp=sharing

Thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở Thái Bình Dương đang ráo riết tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ các đảo, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm ẩn với Trung Quốc trong tương lai, Mail Online đưa tin vào ngày 23/10.

Cuộc tập trận, được gọi là Noble Fury 21, bao gồm hoạt động lính thủy đánh bộ bí mật đổ bộ lên các đảo và đảo san hô trong khu vực, để tấn công các địa điểm tên lửa và tàu chiến của Trung Quốc.

Sau khi đánh bại mục tiêu, Thủy quân lục chiến sẽ được trực thăng đón và đưa đến một hòn đảo khác.

Nhan Thuần Câu - Ba khả năng ĐCSTQ tấn công vũ trang vào Đài Loan

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1X5JjuPxmIZcF5yFIc7wFFH2aF_av6xXy/view?usp=sharing

Ngay cả khi ĐCSTQ cuối cùng có thể càn quét toàn bộ hòn đảo, thực hiện quyền kiểm soát quân sự và đàn áp sự phản kháng của cư dân trên đảo, thì đó sẽ là một thảm họa của thế kỷ. Ngay cả khi cuối cùng họ chiếm toàn bộ hòn đảo, thì người dân Đài Loan hà tất đã hàng phục? Sau một thế kỷ thù hận, ĐCSTQ sẽ vĩnh viễn không bao giờ có ngày yên ổn.

Ba khả năng trên có một tiền đề quan trọng, đó là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, các nước NATO nhỏ ở châu Á, sau này liệu có lôi kéo Đài Loan làm đồng minh. Nếu Đài Loan tham gia, liệu các nước NATO nhỏ ở châu Á có tham chiến hay không. NATO tham chiến cũng sẽ kéo theo sự tham chiến của Hoa Kỳ. Điều này có thể làm thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh.

TS Lê Trung Tĩnh - Bầu cử Mỹ: Có thật nền dân chủ Hoa Kỳ 'đã chết'?

Gloucestershire, Anh Quốc

25/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1TKXqxt7JP_ScXNl4N2YT2UoxMvgWHQ-A/view?usp=sharing

Sự phân cực trong chính trị Hoa Kỳ

Cuối cùng, phần về cuối của sách bàn về một trong những lý do của sự phân cực trong chính trị Mỹ, đó là màu da. Càng ngày càng nhiều cử tri da màu bỏ phiếu cho đảng Dân chủ và cử tri da trắng cho phía đảng Cộng hòa.

Sách đã có cái nhìn khá công bằng về sự góp phần trách nhiệm của cả hai đảng trong việc hình thành sự phân cực.

Vụ bê bối của Biden có thể dẫn đến những thay đổi lớn tại Mỹ

Đại Nghĩa

26/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1p6KYZpvZo_8Rk5G27rndCzAEEOx2npBX/view?usp=sharing

Sự thật vẫn chưa rõ ràng, nhưng vụ bê bối máy tính đã tiết lộ cách thức chính quyền Trung Quốc sử dụng tiền và phụ nữ để xâm nhập nước Mỹ. Những thay đổi to lớn có thể sắp xảy ra.

Nhận định về vụ việc này, trên Twitter cá nhân, Jimmy Lai, người sáng lập tờ Apple Daily đã viết:

“Cách thức các phương tiện truyền thông chính thống che đậy vụ bê bối Hunter Biden, là viễn cảnh tương lai thu nhỏ của nước Mỹ nếu Biden giành chiến thắng – một lá chắn của sự đạo đức giả, một đất nước lạc lõng với thực tế.”

“Nếu người Mỹ cho phép cuộc sống của họ bị quyết định bởi những người đại diện, những người có sự mềm mỏng nhưng không chịu trách nhiệm, thì Biden sẽ thắng cử. Nếu mọi người muốn tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và nỗ lực tạo ra cuộc sống tốt đẹp cho chính họ, Trump sẽ thắng.” Ông Lai nhận định về cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét