Trân Văn - Thiên tai và các… nghị quyết!
30/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1eF2swqmKXqRrwPlalbLoY7ULpTislLVf/view?usp=sharing
Bão Molave vừa qua, bão Yoni – trận bão thứ mười trong năm nay sắp sửa đổ vào, giống như mọi năm, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chỉ chờ để chỉ đạo – triển khai… tìm kiếm - cứu nạn. Trong hai thập niên vừa qua, chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo các… nghị quyết, chiến lược phát triển của… Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng để xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra được bao nhiêu ngàn tỉ và chi phí khắc phục đủ loại hậu quả, cộng với đủ loại thiệt hại cả về tính mạng lẫn tài sản của thường dân do lũ lụt, lũ quét, sạt lở ngốn hết bao nhiêu ngàn tỉ? Có tương xứng hay không?
Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo?
BBC News
30/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1Kutz11Z8zOX_mwgmE7rLyKtr7s_gPrIg/view?usp=sharing
"Về nguyên tắc, chính sách hiện nay của Mỹ sẽ không có thay đổi bất luận ai thắng cử. Tuy nhiên, nếu ông Biden thắng cử, trong một thời gian thích hợp, thực hành chính sách sẽ mang dáng vẻ của thời Obama.
"Nếu Trump thắng cử, ông ta sẽ tiếp tục chính sách hiện hành, cứng rắn hơn với Trung Quốc, cam kết mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương.
"Riêng đối với Việt Nam, chính sách của Mỹ cũng không thay đổi - quan hệ song phương sẽ được hai nước cùng thúc đẩy tốt hơn.
Nguyễn Hoàng Dũng – Tại sao ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Việt nam vào lúc này?
30/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1oxM1sTH2I-E25HsPIbqdlA5-7RElEOZ3/view?usp=sharing
Rốt cuộc, việc gì khiến ông Mike Pompeo phải “bẻ lái” thăm Việt Nam đầy bất ngờ như vậy? Nếu không phải là sự đồng thuận từ phía Việt Nam cho Mỹ (và cả The QUAD) sử dụng căn cứ quân sự của mình, có thể ở Đà Nẵng và Cam Ranh, thì chắc ông đã không đột ngột nhận lời sang thăm Việt Nam vào lúc này, mà sẽ nhường phần đó cho ông Robert O'Brien. Có lẽ điều làm ông bất ngờ nhất là Việt Nam lại sớm đồng ý cho Mỹ dùng các sân bay của mình để xuất phát các chuyến bay trinh sát, khởi đầu bằng P8 - Poseidon, trước cả Indonesia (vừa mới từ chối lời đề nghị của Mỹ). Nếu như thế, đã có một sự thay đổi lớn lao trong nhận thức của lãnh đạo Việt Nam về Trung Cộng. Ngoài ra, các phái bộ ngoại giao của Việt Nam đã nhạy bén hơn Indonesia khi nhận định rằng, Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử, cho nên mới quyết đoán mời ông Mike Pompeo sang thăm ngay, vì “kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt” mà.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Mai Thi được trao Huân công bội tinh của Đức
Mai Thi: Báo chí khoa học chống lại Tin Dỏm
https://drive.google.com/file/d/1y8GhOVxBoN5r4tgeeAVRrmhkQn_EG9WS/view?usp=sharing
U.B. : Điều gì cần làm và điều gì không nên làm trên Internet?
M.T. : Cần làm: Điều cực kỳ quan trọng là vài giây đầu tiên của mỗi bài. Điều này áp dụng cho các bài báo cũng như video hoặc podcast. Sẽ không mất nhiều thời gian để ai đó tự quyết định, là họ quan tâm đến bài của bạn hay không. Bạn phải làm rõ rất nhanh: Tại sao người ta nên xem video này ngay bây giờ? Thực tế là có hàng triệu bài khác để người ta có thể theo dõi. Từ điều này tôi có thể học được cho mọi thứ khác tôi thực hiện, cả các bài giảng cũng thế. Bạn phải thu hút sự chú ý của khán giả. Nhưng điều đó cũng không có gì phiền hà, vì khi đó cách truyền thông của bạn sẽ tốt hơn và mang tính giải trí hơn.
Đừng làm: Bạn không nên dùng quá nhiều con số để gây ảnh hưởng – với các chương trình trực tuyến, có nhiều đánh giá chi tiết hơn so với số lượng ấn bản báo chí hoặc số lượng khán giả xem chương trình truyền hình. Điều này thật quyến rũ, nhưng nó làm bạn mất tập trung và không kiên trì, khi bạn tối ưu hóa nội dung theo xu hướng của thị hiếu khán giả. Bởi vì xu hướng nhấp chuột và thuật toán của các trang mạng thường xuyên thay đổi. Có một ưu tiên rất sai lầm, khi bạn tự hỏi làm thế nào để tôi xây dựng tầm ảnh hưởng trước khi nội dung của tôi chưa hoàn hảo.
Cái Lư Hương - Phân cực chính trị: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam
30/.10/2020
https://drive.google.com/file/d/1x8pn9i_PTkHgVQ9t7Q-UBVpjcC8a50VN/view?usp=sharing
Đặc biệt hơn, trong thập niên 1960 và 1970, các vấn đề liên quan đến phân biệt sắc tộc và chiến tranh Việt Nam dường như luôn đẩy Hoa Kỳ đến ngưỡng bùng nổ.
So sánh sự phân cực chính trị của Hoa Kỳ trong những thời khắc lịch sử nói trên với vài thảo luận “đứt tay, trầy chân” hiện nay quả thật không có nghĩa lý gì.
Thêm vào đó, các công cụ, văn hóa và quan trọng nhất là hệ thống xã hội dân sự để đẩy mạnh và khôi phục lại những thảo luận và bất đồng chính trị tích cực vẫn còn đó. Sách vở, báo chí, hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội, các tổ chức thăm dò dư luận, các viện nghiên cứu, các tổ chức cộng đồng… luôn sẵn sàng hoạt động, hợp tác vì lợi ích chung, tiếng nói chung.
Ngược lại, Việt Nam chúng ta có gì để thảo luận, thỏa hiệp hay tìm kiếm sự tương đồng?
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 30 tháng 10 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1Ei_ru6NhPDiblKwD7rQt6ujj770IsrbV/view?usp=sharing
Châu Á, Châu Âu cùng Mỹ lập liên minh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc
Thái Hà tổng hợp
30/10/2020
https://drive.google.com/file/d/18lmNhERqXJ_eUJZzyHSNVxgPgzEIfu27/view?usp=sharing
Chuyến công du kết thúc tại Indonesia cũng không phải là ngẫu nhiên vì cường quốc Đông Nam Á này cũng đang bị Trung Quốc lấn lướt ở vùng đặc quyền kinh tế của mình sát Biển Đông.
Phát biểu trước lúc ông Pompeo lên đường qua Ấn Độ, chặng đầu tiên trong chuyến công du Nam Á và Đông Nam Á, ông Dean Thompson, một quan chức ngoại giao Mỹ cao cấp, chuyên trách vùng Nam Á và Trung Á đã khẳng định: “Chúng tôi đang nỗ lực thắt chặt quan hệ thiết yếu với đồng minh và đối tác, nhấn mạnh cam kết dấn thân sâu hơn vào vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về công cuộc đối tác bền vững vì sự thịnh vượng của toàn khu vực.”
Đại-Dương -Hoa Kỳ đương đầu với kẻ thù khắp thế giới
29/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1BFNBjQs8FmHiIncPvLVWjSbB8wKYc1FX/view?usp=sharing
Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Trump phá vỡ hệ thống tình báo, gián điệp kinh tế; giải tán các Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử được sử dụng như ổ gián điệp; cấm tất cả đảng viên Cộng sản Tàu cộng nhập cảnh, lùng bắt gián điệp kỹ thuật của Bắc Kinh trên đất Mỹ.
Mặt trận bao vây toàn diện Trung Cộng đã thu hút ngày càng nhiều quốc gia tham dự bởi vì họ hiểu rằng khi Tập Cận Bình đặt chiếc vòng kim cô lên các dân tộc thì độc lập, dân tộc, quốc gia sẽ biến thành sáo ngữ.
Hoa Tran – Khi người da đen giác ngộ
29/10/2020
https://drive.google.com/file/d/16qMU1ah3Q1MczFPGOjU9uajhSkeGX_bW/view?usp=sharing
Có lẽ tin vui nhất đối với tôi là thăm dò của hãng Rasmussen nói Trump có được 31% phiếu da đen. Vui cho người da đen giác ngộ nhiều hơn.
Cứ cho là thăm dò này không chính xác hay cuồng Trump, thì dù trả giá xuống 50% còn 15.5% thì Trump cũng lời chán.
Lý do là năm 2016 Trump chỉ có 8% phiếu da đen, trong khi bà Hillary có tới 88%. Thế mà Trump vẫn thắng.
Từ 8% tăng lên 15.5% hay 31% như thăm dò này thì làm sao Biden thắng nổi ?
Nguyễn Quốc Bình - Bầu cho Donald Trump hay Joe Biden?
30/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1utDhLj1Kn_Kbj4Oz2YsWZe4-L9y90gaX/view?usp=sharing
Thứ nhất, Trung Cộng đã hết hung hăng trên Biển Đông! Kể từ ngày 23/10, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đã bắt đầu tăng cường hoạt động ở Thái Bình Dương nhằm ngăn chận các tàu cảnh ngư đội lốt tàu cá Trung Cộng, cố tình vào Biển Đông cũng như các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để quấy rối, đe dọa chủ quyền các quốc gia này, gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực. Chính nhờ vậy, tần suất tàu Trung Cộng vào Biển Đông đâm, húc, xịt vòi rồng, làm loạn, bắn giết ngư dân Việt mới giảm hẳn và gần như không còn nữa. Đây là một sự khác biệt to lớn mà chỉ dưới thời Tổng thống Donald Trump mới có, chứ 8 năm dưới thời Barack Obama (2008 - 2016) thì ngược lại.
Mạnh Kim - Bí mật “mật mã 2035” của Tập Cận Bình
30/10/2020
https://drive.google.com/file/d/1w6V9iT9eG_f5DXMBneKpXvUxyDvPMAN2/view?usp=sharing
Cần nói thêm, Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (còn được gọi là “Hội nghị Trung ương 5 khóa XIX”) vừa bế mạc ngày 29-10-2020 sau bốn ngày làm việc. Tại hội nghị này, “mật mã “2035” của Tập Cận Bình một lần nữa đã được nhấn mạnh, với “Kế hoạch năm năm phát triển kinh tế và xã hội quốc gia và các mục tiêu dài hạn cho năm 2035”. Không chỉ đề cập đến “mục tiêu dài hạn” liên quan xây dựng sức mạnh kinh tế, sức mạnh khoa học và công nghệ, và sức mạnh tổng thể của quốc gia…, “mật mã 2035” còn nói đến việc “duy trì sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của hai vùng lãnh thổ Hong Kong và Macau, đồng thời thúc đẩy sự phát triển hòa bình của các mối quan hệ xuyên eo biển và sự thống nhất đất nước”.
Hãy để ý đến chi tiết gọi là “thống nhất đất nước”. Điều này không là ám chỉ mơ hồ gì nếu không phải là một xác quyết rằng bằng mọi giá phải thu tóm được Đài Loan. Đây mới chính là điều cốt lõi nhất trong mật mã “2035” của Tập Cận Bình mà tác giả Katsuji Nakazawa đã không đề cập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét