Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 19 tháng 1 năm 2021

Tưởng Năng Tiến –  Lính Miền Nam

https://drive.google.com/file/d/1dFxWO86hOTPtmUgXAQccuspGLtJCzKFz/view?usp=sharing

Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù, mà còn chia chung rất nhiều … cố tật! Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.

Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!

Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Đại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ tiếp tục la hét um xùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Đỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông – cùng nước suối, nước mưa, nước mắt… – đã ào ạt chảy qua cầu và qua cống.

Trần Gia Phụng - Về cuộc hải chiến Hoàng Sa

Toronto, 6-1-2013

https://drive.google.com/file/d/160NlFf-75YItV7k-ocJM6d-8qCi_1DbJ/view?usp=sharing

Cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Hải quân Trung Quốc (TQ) ngày 19-1-1974 đã được viết nhiều rồi. Bài nầy chỉ xin trình bày vài khía cạnh về hoàn cảnh xảy ra cuộc hải chiến, nguyên nhân đưa đến cuộc hải chiến và phản ứng sau cuộc hải chiến.

1- HOÀN CẢNH XẢY RA CUỘC HẢI CHIẾN

Cuộc hải chiến Hoàng Sa xảy ra mgày 19-1-1974, gần tròn một năm sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Hiệp định Paris là một hiệp định ngưng bắn da beo, theo đó Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, lấy lại tù binh Hoa Kỳ từ phía cộng sản (CS), trong khi lực lượng Bắc Việt Nam (BVN) vẫn đóng quân tại chỗ ở Nam Việt Nam (NVN). Sau hiệp định Paris, nhiều biến chuyển dồn dập xảy ra:

Tuy đặt bút ký hiệp định Paris nhưng chính phủ VNCH vẫn giữ lập trường “bốn không” đã được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa ra từ năm 1971, nghĩa là không liên hiệp, không cắt đất, không hòa giải, không chấp nhận CS.

Lập trường của Đảng CSVN về Hoàng Sa khi Trung Cộng xâm chiếm vào ngày 19-1-1974

Posted by hoangtran204 trên 19/01/2012

https://drive.google.com/file/d/1SM2M8Nm0ry_FpdJs5MwPbMS6dwnk-NUs/view?usp=sharing

Tướng Ngô Du nói gì với tướng Lê Quang Hòa và Lê Đức Thọ vào ngày 21-1-1974

Tướng Ngô Du, đại diện cho VNCH tại Ủy Ban Quân Sự 4 bên

Tướng Lê Quang Hòa, đại diện cho VN DC CH

Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính Trị của Đảng  CSVN, (tức đảng LĐVN),

Chuyện dưới đây do sĩ quan bảo vệ an ninh của đoàn do tướng Lê Quang Hòa cầm đầu phái đoàn, và các cựu cán bộ của đảng CSVN kể lại.

Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'?

Hoàng Hải Vân - 47 năm uất hận Hoàng Sa, hãy nhớ ai mới thực sự là bạn của chúng ta !

19/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1b01VL017MD1YW1TEfUCEsw5TjyReFkUP/view?usp=sharing

Các báo 'lề phải' của Việt Nam và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hôm 19/1 đồng loạt đăng thông tin kỷ niệm ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa' (19/1/1974).

Báo chính thống kỷ niệm trận 'hải chiến'

Tờ Tuổi Trẻ chạy bài viết trên trang chính có tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…", trong đó viết về sự kiện cách đây 47 năm, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".

Báo Thanh Niên có bài "…. Có chồng đi biển Hoàng Sa", trong đó viết về nỗi nguy hiểm của những ngư dân ra khơi "bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm…"

"Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiền" là bài viết trên báo Tiền Phong, đề cập đến chi tiết "Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa" đã bỏ mạng trong cuộc "hải chiến" với Trung Quốc nay vẫn được ngư dân thờ cúng.

Thái Hạo - Một Kỳ Lạ Trong Nền Giáo Dục Việt Nam

19/1/2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1pgNGvStn6lrVTgOcvDdHqYu0Yd25x2WG/view?usp=sharing

Trưa, kéo Facebook chút, thấy nhiều bạn chia sẻ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia trong niềm vui và tự hào, làm mình nhớ những năm qua mình cũng đã lăn lộn với cơ man nào là những kỳ thi. Cái cảm giác còn đọng lại lúc này là… một nỗi ám ảnh.

Căn bệnh thành tích và sự theo đuổi danh vọng hão của người lớn (lãnh đạo trường, phòng, sở) đã đẩy tất cả vào một cuộc chiến rã rời mà thất bại luôn thuộc về người dạy và người học.

Tôi không biết các bạn đồng nghiệp có thật hạnh phúc không, riêng với tôi thì mỗi kỳ thì là một nỗi khổ bi thiết. Đội tuyển được chọn ngay khi các em vừa vào lớp 10. Riêng những học sinh này phải chạy một lúc nhiều chương trình: Học chính khóa, học luyện thi THPT quốc gia, học đội tuyển. Tất nhiên không ai có đủ thời gian để học chừng ấy thứ, và nhà trường buộc phải lách luật bằng cách cho học sinh nghỉ học nhiều môn trong những giai đoạn nước rút, còn điểm thì sẽ được “cấy” vào để tổng kết.

Phạm Minh Chính nắm ghế thủ tướng hay ghế chủ tịch quốc hội?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

18/01/2021

https://drive.google.com/file/d/1qISq_Fn1RhnnHStqm848BQtA5ABcAqIn/view?usp=sharing

Liệu có thế lực nào can thiệp vào bữa tiệc chia chác quyền lực của ĐCS không?

Trong tứ trụ kỳ này, Nguyễn Xuân Phúc là khá lạc lõng vì mức độ thân Tàu của ông Phúc không được đánh giá cao như Nguyễn Phú Trọng hay Phạm Minh Chính. Ông Nguyễn Xuân Phúc khi được ưu tiên suất đặc biệt thì đáng lẽ ra ông Phúc ở lại chức thủ tướng mới đúng. Nhưng không! Ông Phúc lại bị đá văng sang ghế chủ tịch nước, một chiếc ghế không có mấy quyền lực so với ghế thủ tướng. Nếu Phạm Minh Chính ngồi vào ghế thủ tướng xem như lần này thế lực thân Tàu đã giành lấy 2 chiếc ghế quyền lực nhất trong chính quyền CS Việt Nam.

Điểm tin thế giới  ngày Thứ ba 19 tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1xhVWfsx4FvLWofDQmuwqbiag3azm3o3x/view?usp=sharing

Nguyễn Quang Dy - Câu chuyện đầu năm 2021: Chuyển giao quyền lực

19/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1hSOd1acbEz3DDxnF06JjKKDBUUXihP9E/view?usp=sharing

Mỗi lần năm mới tới, tôi hay viết “câu chuyện đầu năm” để cập nhật và dự báo chuyện gì đang đến. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nước Mỹ và Việt Nam đều bầu cử và chuyển giao quyền lực vào cuối tháng giêng. Thời điểm sau Tết Dương lịch và trước Tết Âm lịch là lúc giao mùa, khi mùa đông giá lạnh đang suy tàn và mùa xuân ám áp đang đến.

Câu chuyện nước Mỹ

Tại nước Mỹ, sau một năm biến động khó lường, do hệ quả của đại dịch Covid-19 làm khoảng 24,5 triệu người mắc dịch và hơn 407 ngàn người bị chết (gấp nhiều lần thương vong thời chiến tranh Việt Nam). Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đã làm cho kinh tế Mỹ đình đốn và xã hội Mỹ phân hóa sâu sắc, như thời nội chiến. 

Không Chỉ Mỹ Mà Châu Âu Cũng Chống Trung Cộng

Drew Hinshaw, Sha Hua và Laurence Norman

Hiếu Chân lược dịch

19/1/2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1rZ2w4Kd7vGFGI6OKCjE0Akx7UFaZnn5B/view?usp=sharing

Chủ đề chính của cuộc điện đàm được cho là thương mại, nhưng một giờ sau, Charles Michel, một trong hai quan chức hàng đầu của EU, đã chất vấn Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Ông Tập công bố số liệu thống kê, ghi nhận sự gia tăng 10% các vụ bài Do Thái ở Đức. Ông cũng ám chỉ đến phong trào Black Lives Matter lan rộng từ Mỹ, và đề cập đến những người di cư chết đuối trên biển, theo hai quan chức tham gia cuộc điện đàm. “Chúng tôi không sẵn sàng nghe giảng bài”, Chủ tịch Trung Quốc nói với họ, theo những người tham dự và thông tấn nhà nước Trung Quốc. “Không ai có thành tích hoàn hảo cả.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét