Loan Thảo - Lại nói về quyền tự do ngôn luận
15/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1cf3JKbpoXAXa9yffZyUsiaFQnr3mrSal/view?usp=sharing
Việt Nam không ‘bịt miệng’ người dân…
“Ở bất kỳ quốc gia pháp quyền nào, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận đi kèm với trách nhiệm và tôn trọng pháp luật của đất nước và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội.
Những điều này phù hợp với các công ước quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền mà Việt Nam là một bên, bao gồm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) (Điều 193, 21 và 22.2). Việt Nam chỉ truy tố và đưa ra xét xử những người vi phạm pháp luật, chứ không phải những người thực hiện các quyền hợp pháp của họ đối với quyền tự do ngôn luận và hội họp. Việc tạm giam và xét xử vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy trình pháp luật Việt Nam”.
World Report 2021 - Việt Nam : Các sự kiện năm 2020
Song ngữ Việt Anh
15/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1xlN1bXDXTh1z2JHy22n9PFDsnCyboE1i/view?usp=sharing
Trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Các công đoàn độc lập hay bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản vẫn bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới một số trang mạng và tài khoản trên mạng xã hội, và gây sức ép, buộc các công ty viễn thông và mạng xã hội phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền.
Trần Xuân Thời - Tâm lý chính trị (Phần 1)
Nguồn: vietquoc.org/tam-ly-chinh-tri/
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1MzNn8fATP1GcTGL4GxCw38k96sOeNPLe/view?usp=sharing
Người ta thường nói đến tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, nhưng ít nghe ai nói đến “tâm lý chính trị”. Thật ra tâm lý chính trị thường được thể hiện qua “diễn đàn chính trị” nghĩa là tư tưởng lên khuôn cho hành động theo nhiều chủ trương, đường lối khác nhau, gọi chung là lập trường chính trị… Hành động nào cũng thường nhắm thực hiện một chủ đích, một sứ mệnh. Từ quan niệm tồn cổ, những gì do quá khứ tạo nên và lưu truyền lại cho hậu thế đều tốt đẹp, đều đáng quý, đáng học hỏi và đáng được xem là khuôn vàng thước ngọc, “Xưa Bày Nay Làm” hoặc hiện tại đáng yêu, đáng mến, đáng duy trì không cần phải thay đổi, đến quan niệm cải cách, phá hoại truyền thống, khuynh đảo trật tự xã hội đương thời để thay thế bằng cơ cấu tổ chức và trật tự mới, con người đã đi từ quan niệm cực hữu (reactionary–rightist) đến quan niệm cực tả (radical–leftist).
Trần Xuân Thời - Tâm lý chính trị (Phần 2- Hết)
Nguồn: vietquoc.org/tam-ly-chinh-tri/
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1NQC_E2dbY1LowllBvAYCzmCR1aHrOOBD/view?usp=sharing
Trước sự bành trướng nhanh chóng của chủ nghĩa CS quốc tế, Hoa Kỳ đã gia tăng guồng máy an ninh quốc nội và tình báo quốc ngoại, ban hành và tu chính nhiều đạo luật ngăn ngừa phá rối trị an. Từ năm 1798, Hoa Kỳ đã ban hành luật Alien and Sedition Act ngăn ngừa và trừng trị cuồng ngôn nhằm làm mất uy tín chính quyền địa phương và trung ương… Năm 1917, Hoa Kỳ ban hành luật Espionage Act, đồng thời với cuộc cách mạng vô sản tại Nga sô.
Năm 1901, Tổng thống William McKingleyb bị các phần tử chủ trương vô chính phủ ám sát. Vị Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ, đã để lại các nhận xét bất hủ:
Trần Trung Đạo – Vai trò Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng sa 1974
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/11MuUtDWSGmg04PzDSs58FffP0xXSozv6/view?usp=sharing
Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.
Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy CS Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa.” Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng.”
Điệp Mỹ Linh - Quả Phụ Hoàng Sa
Kính tặng tất cả Quả Phụ Hoàng Sa 19-01-1974
https://drive.google.com/file/d/1daggPpAgjxtHHkpDWd3mrXjEPpVQuZj5/view?usp=sharing
Vừa đẩy cửa bước vào, Bằng hơi khựng lại, vì tiếng đàn và giọng hát buồn buồn của Lãm Thúy – vợ của Bằng:
“…Biết đi sầu em mong.
Nhưng ngàn dân đang ngóng…” (1)
Nhận ra tình khúc “ruột” mà chàng và Lãm Thúy thường tay trong tay vừa đi chầm chậm dọc bờ sông – từ Câu Lạc Bộ nổi đến cầu Tư Lệnh – vừa thì thầm hát mỗi lần Lãm Thúy tiễn chàng đi công tác, Bằng thở dài. Bằng tự trách, đã biết Lãm Thúy hay lo mà chàng lại quên, cho Lãm Thúy biết tin hơi sớm về chuyến công tác sắp đến! Ngần ngừ một chốc, Bằng đóng cửa lại, ra dấu cho bà giúp việc giữ im lặng rồi chàng đến sau lưng Lãm Thúy.
Tay vẫn lướt nhẹ trên phím đàn, Lãm Thúy vừa hát vừa nhìn ra khoảng không gian im vắng của một buổi chiều, bên kia cửa sổ. Bất chợt tiếng hát của Lãm Thúy vút cao hẳn một bát trình – octave – như nỗi đau thương đang thét gào từ trái tim đa cảm của nàng:
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 1 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1xVLPPi-Wa-uKn4ELGtc1bQivIh4BZnd3/view?usp=sharing
Mỹ: Điểm nhấn nào khi nhìn vào dàn nhân sự của ông Biden?
15/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1YaH2SobxW5oWFd9ZIx_ek5qMEVDGgfYn/view?usp=sharing
"Làm sao để giúp nền kinh tế vượt qua những khó khăn đang có đó để mà tiếp tục phát triển, ai ngồi ghế Tổng thống cũng phải xử lý những vấn đề đó cả và đó là về đối nội.
"Về đối ngoại, nhiều người không hài lòng với ông Donald Trump, nhưng họ phải công nhận một điều rằng ông Trump đã để lại một di sản rất đặc biệt cho vấn đề đối ngoại mà gồm hai điểm. Điểm thứ nhất là kể từ bây giờ trở đi, bất kể ai làm Tổng thống Mỹ, thì cũng sẽ áp dụng một chính sách cứng rắn và nghiêm chỉnh hơn với Trung Quốc.
"Không có nhẹ nhàng, không có dễ dàng, không có uyển chuyển, không có mềm mỏng như là dưới thời ông Barack Obama, thời ông Bill Clinton, thời ông George W. Bush, mà sẽ là một chính sách cứng rắn và nghiêm chỉnh với Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump để lại di sản được cho là có nhiều thách đố đối với chính quyền mới trong thời gian tới đây
"Và điểm thứ nhì là ông Trump cũng để lại di sản là chữ 'đồng minh', đồng minh không có nghĩa là tiếp tục ngồi một chỗ và đợi nước Mỹ cung cấp tiền mà bắt buộc phải làm việc chung với Hoa Kỳ vì quyền lợi chung của đồng minh và của nước Mỹ
Chính quyền TT Trump cho phép sử dụng tất cả liều vaccine COVID-19 dự trữ
Thiện Đức
15/1/2021
https://drive.google.com/file/d/10zskojTlDFp7zw0amPDWMgXhQf7SdaJu/view?usp=sharing
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cho phép sử dụng tất cả các liều vaccine COVID-19 cho người dân bao gồm cả nguồn dự trữ, thay vì giữ lại một phần...
Trước đó, các quan chức chính phủ đã dự trữ một lượng vaccine COVID-19 để đề phòng các vấn đề tiềm ẩn phát sinh. Nhưng vào ngày 12/1, trên chương trình Good Morning America của ABC News, Bộ trưởng Y tế Alex Azar cho biết:
“Chất lượng và quá trình sản xuất vaccine đã đạt được những thành công to lớn như dự đoán, và việc phân phối vaccine gần như hoàn hảo. Nhưng chúng tôi nhận thấy, chính quyền ở các bang đã phân phối quá hạn chế”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét