Lo dân lật đổ –Đảng diễn tập bảo vệ Đại hội 13
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
14/01/2021
https://drive.google.com/file/d/11e967Fl6go-sc56ICJHhl4CjDDrsCBim/view?usp=sharing
Hai tuần trước thời điểm dự kiến diễn ra Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam liên tiếp tổ chức các cuộc diễn tập bảo vệ sự an toàn cho kỳ đại hội quan trọng nhất của đảng. Sự việc gây tranh luận sôi nổi trong và ngoài nước.
Hôm 10/01/2021, hơn 6.000 quân thuộc nhiều lực lượng vũ trang có buổi diễn tập bảo vệ sự an toàn cho Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Thủ đô Hà Nội.
Ngoài bốn xe bọc thép đặc chủng của cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm làm nhiệm vụ phòng chống khủng bố, giải cứu con tin, buổi diễn tập còn có xe thiết giáp; xe tăng; xe chống đạn; ôtô, môtô đặc chủng của công an, quân đội; chó nghiệp vụ…
Phạm Lê Đoan - Trao đổi cùng nhà chức trách về các quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1Xb_Pk5aMKXuZhe-PA1T-GrQ4P7PQU5mW/view?usp=sharing
Ở Việt Nam không có ai bị sách nhiễu về quyền tự do ngôn luận?
Trang Việt Nam Thời Báo hôm 12-1 có đăng bản dịch bản phúc đáp của chính phủ Việt Nam đề ngày 28/12/2020 đối với thư chất vấn của Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, về các nhà báo thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, cùng Phạm Đoan Trang và Hồ Sỹ Quyết. Trong đó có đoạn như sau:
“Ở Việt Nam, các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và biểu tình ôn hoà được bảo vệ, không ai bị “đe doạ và sách nhiễu” vì thực hiện các quyền này. Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 đã bảo đảm rõ ràng rằng Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình.
Nguyễn Ngọc Chu - Nhập cư trái phép từ Trung Quốc và sự cần thiết phải có tường biên giới
13/1/2021
https://drive.google.com/file/d/19_ZQoXOn3lrpF46lq0-D1s7r79Iffw0x/view?usp=sharing
Càng ngày sẽ càng có nhiều người nhập cư trái phép từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đó là điều không tránh khỏi nếu chưa có Tường biên giới.
Minhchứng cho điều này là “Đáng chú ý, thời gian gần đây, Công an TP.HCM phát hiện nhiều người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc cư trú quá hạn, nhập cảnh trái phép từ biên giới phía Bắc đến TP.HCM”.
Và “Người nước ngoài tạm trú và lợi dụng du lịch vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố có dấu hiệu gia tăng. Các hoạt động vi phạm phổ biến là tổ chức cá cược ăn tiền trái phép, tổ chức sàn chứng khoán online, tổ chức các cược thể thao, trò chơi qua mạng, gọi điện giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy...”.
Ts. Phạm Cao Tùng - Điểm Thú Vị Về Tuổi Tác Của Nhiều Anh Hùng Nước Việt Và Một Vài Nghi Vấn
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1dNz2tOQv1_65Pjl1pLslmVong0wg8XSH/view?usp=sharing
Đầu tiên, xin được điểm qua một vài những nhân vật lịch sử lừng lẫy của dân tộc Việt Nam, mà năm sinh của các ngài còn được ghi rõ trong những nguồn tư liệu “chính thống”, để mà qua đó nêu ra một số nghi vấn, theo thiển ý của người viết, là thú vị, là đáng để suy ngẫm. Chỉ xin điểm qua thôi.
Một là các ngài – anh linh thần võ dân tộc Việt Nam – trải suốt chiều dài lịch sử của đất nước đã hiện thế với một số lượng khó có thể đếm xuể, mà nếu tính cả huyền sử vào đấy thì thực sự sẽ tạo thành một danh sách rất dài. Thứ hai là vì, hành trạng và uy đức của các ngài, từng người một mỗi người phải mất ít nhất một bộ tiểu thuyết, không dày thì mong mỏng cỡ “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” thì may ra mới đủ kể hết.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 13 tháng 1 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1mZI5yywSuAcMzy3jgJ18TyTEHQE5jWCm/view?usp=sharing
Trần Trung Đạo – Michael Pompeo và nước cờ chiến lược trong xung đột Đài Loan
14/12021
https://drive.google.com/file/d/1RQMj4Ld27BoP1leEKFSgvR2Jyj3cM7SQ/view?usp=sharing
Hôm nay, 14 tháng 1, 2021, trong hàng bộ trưởng chính phủ Mỹ, phần lớn đang ngồi chờ bàn giao công việc. Nếu không có trách nhiệm điều hành trực tiếp, có lẽ không bộ trưởng nào còn tính chuyện công du nước ngoài hay dúi đầu vào những đề án có thể tốn năm mươi hay ngay cả một trăm năm để hoàn thành.
Ngoại trừ một người và người đó là Ngoại Trưởng Mike Pompeo.
Nguyễn thị Cỏ
May - Huê kỳ: lịch sử sẽ sang trang?
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1n_n28vzvHiYAYhgfieiYx-vYU4-j09a6/view?usp=sharing
Mọi người ai cũng hi vọng qua năm mới 2021 Huê kỳ thoát ra
khỏi một năm đen tối: có hơn 300000 người chết vì corona Vũ hán, kinh tế khủng
hoảng do đại dịch nghiêm trọng không thua hồi năm 1929 tác hại, dân da đen bị
kích động vấn đề chủng tộc, cận ngày bầu cử, nổi loạn ở nhiều Tiểu bang, biến
Huê kỳ trở thành một nước khủng hoảng và chia rẻ.
Nay Năm mới đã tới. Nó sẽ đem lại những niềm vui mới?
Niềm vui đầu tiên rõ ràng là tới nay, bắt đầu ngày 14/12/2020 vừa qua, Huê kỳ
đã có hơn triêu người được chích ngừa virus Vũ hán tuy dự tính phải chích được
20 triệu vào cuối năm.
Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự
châu Á như thế nào?
Biên dịch: Phan Nguyên
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1QF5bgTl9hdHqTzX8pSE8L79oCFxC_Z60/view?usp=sharing
Trong suốt nửa thế kỷ trỗi dậy chưa từng có của châu Á, Henry Kissinger là một nhân vật quan trọng, giúp dẫn dắt việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 1970 và sau đó tiếp tục viết những cuốn sách quan trọng về chiến lược Trung Quốc và trật tự thế giới. Nhưng vào thời điểm chuyển giao này ở châu Á, những quan sát phù hợp nhất của Kissinger có thể được tìm thấy ở một nơi đáng ngạc nhiên hơn: một luận án tiến sĩ về châu Âu thế kỷ 19, luận án mà ông đã vật lộn để tìm nhà xuất bản nhiều năm trước khi ông nổi tiếng. Cuốn sách đó, A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812–22 (Một thế giới được khôi phục: Metternich, Castlereagh và những vấn đề của hòa bình, 1812–22), tìm hiểu cách hai chính khách châu Âu – một người Anh, một người Áo – đã làm việc cùng nhau để củng cố mối quan hệ bất hòa giữa hai quốc gia hàng đầu châu lục vào cuối Chiến tranh Napoléon.
Jennifer Jacquet - Bạo Loạn Ở Capitol : Sự Xấu Hổ Có Thể Dẫn Đến Sự Cải Thiện Ngay Bây giờ
Tác giả: Jennifer Jacquet, Giáo sư Đại học New York
Người phỏng vấn: Carla Baum, ZEIT Online 11-01-2021
Người dịch: Tôn Thất Thông
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1oSSTtdctUEphR-pdzTmPmzoM_dHrwHwX/view?usp=sharing
Nhiều người Mỹ công khai bày tỏ sự xấu hổ của họ về các sự kiện ở Điện Capitol. Nhà nghiên cứu Jennifer Jacquet giải thích tại sao cảm giác này có thể thúc đẩy đất nước họ tiến lên.
Sau cuộc tấn công ở Điện Capitol, cựu Tổng thống Barack Obama đã nói về một “khoảnh khắc vô cùng ô nhục và xấu hổ cho đất nước chúng ta”. Những lời thú nhận như vậy không phải là hiếm ở Hoa Kỳ: Sau cuộc bầu cử Donald Trump vào năm 2016, nhiều người Mỹ đã cảm thấy rất xấu hổ. Và khi Trump từ chối thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử của mình vào tháng 11, người chiến thắng Joe Biden đã nói về “một sự bẽ mặt”. Còn nỗi xấu hổ của cả đất nước thì sao? Jennifer Jacquet, nữ giáo sư tại NYU – chuyên gia nghiên cứu lâu năm về hình phạt, cảm giác tội lỗi và sự xấu hổ – lên tiếng giải thích.
Carlyle A Thayer - Sự ‘ngông cuồng bất tận’ của ĐCS Trung Quốc trên Biển Đông trong năm 2020
Thiện Nhân lược dịch
14/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1eGazi_JTK1xAR9LGd6q1liSO_nxYJlx6/view?usp=sharing
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ quấy rối bất kỳ hoạt động gia hạn thăm dò dầu khí nào của các quốc gia trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền; đồng thời sẽ tăng cường gây áp lực lên các thành viên ASEAN để hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử vào năm 2021.
COVID-19 làm lu mờ các hành động sai trái ở Biển Đông của ĐCSTQ
COVID-19 tác động đến các tranh chấp ở Biển Đông theo hai cách:
Thứ nhất, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc thông qua “Nhóm công tác chung” để thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (JWG – DOC). Do đó, các cuộc đàm phán vốn đã khó khăn lại càng trở nên phức tạp và không đạt được tiến bộ nào về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) - nhằm quản lý các mối quan hệ giữa các quốc gia và các tranh chấp lãnh thổ trong các vùng biển tranh chấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét