Lê Bá Hùng - Trần Văn Bá và Olivier Todd
2013
Tháng giêng để nhớ một người
https://drive.google.com/file/d/1WA_FpymuIPeODSPno3YTLwcbT4sldJld/view?usp=sharing
Ngày 8 Tháng Giêng năm 1985, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội tuyên án tử hình ba chiến sĩ phục quốc thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðó là các ông Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và Trần Văn Bá. Ðây là một tin dữ đối với người Việt trong và ngoài nước, cũng như đối với các dân tộc yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới. Mọi người đều lên án chế độ cộng sản Hà Nội và xem đây là một thái độ thách thức lương tâm loài người. Riêng trường hợp người thanh niên Trần Văn Bá, hành động vị quốc vong thân của anh là một đại tang đối với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và với những người trẻ khắp nơi trên thế giới.
Xin có vài hàng về Ngày Anh hùng Trần Văn Bá bị VC xử tử tại Saigon ngày 8 tháng Giêng năm 1985.
Mai Thanh Truyet
7/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1GX1oMEwc-MAEjFqc9T8Dv6lmDQJJInJf/view?usp=sharing
Đúng 45 năm về trước 27/4/1975, tại Paris đã diễn ra một cuộc biểu tình tự phát (không có dự định tổ chức trước) chỉ tập hợp tại một trụ sở sinh viên Việt ở số 2 Rue Berthollet Quận 5ème, Paris.
Vì không kịp xin phép cành sát Pháp, tuy nhiên, có lẽ vì thông cảm hoàn cảnh của Miền Nam VNCH lúc đó, cảnh sát đã cử một trung đội đi theo đoàn biểu tình để giữ gìn trật tự, không cho sinh viên xuống lề đường. Cuộc tuần hành diễn ra trong im lặng, chỉ có vài tiếng nhắc nhở anh chị em sinh viên đi trật tự và hoàn toàn không có tiếng hô to. Đoàn biểu tình khoảng độ 400 anh chị em sinh viên đi lần đến Tòa Đại sứ Trung Cộng. Nhưng được cảnh sát nhã nhặn nói với anh Trần Văn Bá là:”Chúng tôi không thể để các anh vào sát cửa Tòa Đại sứ được vì quy cách ngoại giao không cho phép”. Vì vậy, ACE sinh viên lùi lại khoảng hơn 20 thước.
Người điều khiển cuộc biểu tình là anh Trần Văn Bá (14/5/1945 – 8/1/1985), Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris lúc bấy giờ.
Dân biểu Quốc hội Châu Âu lên án việc kết án nhà báo Phạm Chí Dũng
Ỷ Lan
6/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1B7hZvftZ8t4SWAjcKMvHS043xXo9XNNl/view?usp=sharing
Ỷ Lan : Thưa Bà Saskia Bricmont, bà là thành viên Đảng Xanh tại Quốc hội Châu Âu, và cũng là một trong vài tiếng nói mạnh mẽ cho Nhân quyền nói chung và nhân quyền tại Việt Nam nói riêng. Tin vừa loan tải cho biết ba Nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa bị đem ra xét xử, trong số này có ông Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù, hai người kia mỗi người 11 năm tù. Xin bà cho biết phản ứng của bà trước tin này ?
Saskia Bricmont : Điều này chứng minh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chẳng có chi cải thiện theo hướng chúng ta mong đợi, đó là sự tôn trọng thiết yếu cho nhân quyền, cho các quyền cơ bản, đặc biệt quyền tự do ngôn luận. Ngay từ lúc khởi phát, qua những cuộc thảo luận diễn ra giữa chúng tôi, trước tiên tại Quốc hội Châu Âu rồi với nhà cầm quyền Việt Nam, chúng tôi mong mỏi pháp luật Việt Nam cải thiện, đặc biệt bộ Luật Hình sự – bởi vì Phạm Chí Dũng bị kết án chiếu theo bộ luật này, trong khi ai cũng biết ông Dũng hoạt động cho dân chủ, cho tự do báo chí, cho đa nguyên chính trị, cho một Nhà nước pháp quyền… cho những điều chúng tôi đạt được tại Vương quốc Bỉ, tại Châu Âu, và mong muốn các điều ấy được đối tác Việt Nam thực hiện.
Ts. Phạm Đình Bá - Quyết định to cần dân tự do lên tiếng
7/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1QEMwJfazKdaMEO61PPc3M8dq8Bl0n_jR/view?usp=sharing
Bối cảnh
Hiện nay là trước thềm đại hội Đảng.
Trước thềm đại hội Đảng, Đảng chỉ đạo nhà nước bắt giam, xử nhanh, bản án nặng nề, bỏ tù lâu dài những người dân lên tiếng chất vấn các quyết định của Đảng trong việc quản lý đất nước.
Bài nầy xem xét tại sao các quyết định to cần dân tự do lên tiếng để chất vấn các quyết định của Đảng trong việc quản lý đất nước.
Quyết định to: Vụ việc xây đập thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông
Bảng 1 liệt kê số đập đang hoạt động trên lưu vực sông Mê Kông. Việt Nam có 15 đập, Trung Quốc 18 đập và Lào 23 đập. Việt Nam đã xây đập vào giữa thập niên 1960, khoảng 5 năm trước so với Trung Quốc và Lào. Tổng năng lượng điện hàng năm từ các đập của Việt Nam là khoảng 1 phần 2 lượng điện từ các đập ở Trung Quốc và khoảng 1 phần 4 lượng điện từ các đập ở Lào. Để sản xuất tổng năng lương điện hàng năm nầy, các đập của Việt Nam có tổng trử lượng nước khoảng 1 phần 2 tổng trử lượng nước bởi các đập của Trung Quốc và khoảng 1 phần 4 tổng trử lượng nước bởi các đập của Lào.
Mêkông: Ảnh vệ tinh Mỹ buộc Trung Quốc minh bạch hơn số liệu nước thủy điện
Trọng Thành RFI
6/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1EUQ_2q2k_Z6IU_AKNTF1fSKCZ9EygCPt/view?usp=sharing
Viễn cảnh sông Mêkông cạn dòng về mùa khô và rối loạn nhịp nước đã được giới chuyên gia, các tổ chức xã hội dân sự, chính phủ nhiều nước khẩn thiết cảnh báo từ nhiều năm nay. Hệ quả trực tiếp là đời sống của hơn 60 triệu dân cư ven bờ bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân hàng đầu mà nhiều nhà quan sát chỉ ra là các đập thủy điện dòng chính, trong đó có 11 đập thủy điện Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục bác bỏ cáo buộc này.
Hôm 14/12/2020, một dự án do chính phủ Mỹ tài trợ một phần mang tên Mekong Dam Moniter/Giám sát Đập Mêkông (gọi tắt là MDM) ra mắt, với sứ mạng thông tin đến công chúng về ảnh hưởng trực tiếp của các đập lớn đến dòng chảy Mêkông. Dự án MDM, dựa trên các hình ảnh do vệ tinh cung cấp, có tham vọng đưa ra bức tranh toàn diện về tác động của các con đập, đúng theo thời gian gần như thực.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 7 tháng 1 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1kJaKaqglOV9OaqxHuNCWfN84uYXFOUub/view?usp=sharing
Triêu Nhan - Nước Mỹ nhìn từ bên trong
7/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1QU5_V6HNlTBV5Y2iOX9RdJiQebef1Qev/view?usp=sharing
Không ai phủ nhận lịch sử lập quốc của Mỹ gắn với chế độ nô lệ và bất bình đẳng sắc tộc. Nhưng đó là lịch sử và quá khứ. Ngày nay, về mặt luật pháp, không những không có bất kỳ điều khoản nào hạn chế quyền bình đẳng sắc tộc, mà trái lại, còn nhiều chính sách ưu tiên cho các cộng đồng da màu. Đây là điều rất dễ dàng nhìn thấy trong xã hội Mỹ hiện nay: Theo nhận xét của một người bạn có 20 năm sống ở Mỹ, “Nếu bạn là chủ doanh nghiệp mà người ta phát hiện bạn có hành vi phân biệt chủng tộc thì bạn sẽ bị kiện sạt nghiệp; nếu bạn là nhân viên công sở bạn sẽ mất việc và hồ sơ của bạn sẽ bị bôi đen vĩnh viễn; nếu bạn thể hiện hành vi hay phát ngôn phân biệt chủng tộc ở nơi bạn sống, bạn sẽ bị mọi người xa lánh, nếu họ quay được video đưa lên mạng thì bạn sẽ phải bán nhà đi và chuyển đến vùng khác sinh sống.”
Nhưng cũng khó mà nói là không có một thái độ kỳ thị được che giấu. Cần phải nhìn nó một cách khách quan, không bị chi phối bởi thiên kiến chính trị và đảng phái. Tuy số người Mỹ da đen giàu có và thành công trên mọi lãnh vực nhiều không đếm xiết, vẫn phải thừa nhận rằng trong thực tế còn nhiều cộng đồng da màu sống khó khăn và bị coi thường, bị định kiến. Nhưng thực tế không hề giống như những gì Đảng Dân chủ và giới hàn lâm thiên tả thường giải thích. Hầu hết người Mỹ không phân biệt màu da. Điều gây ra định kiến không phải là màu da, mà là tính cách và văn hoá. Những điều này đang bị nhân lên bởi chính sách của Đảng Dân chủ.
FDA thừa nhận xét nghiệm PCR-Covid đưa ra kết quả sai.
Vũ Phong
7/1.2021
https://drive.google.com/file/d/1V57OJgEtLsss-q7GISFpE-8ExXWoJFSF/view?usp=sharing
Ngày 4/1, FDA, WHO, và TS Anthony Fauci đã thừa nhận rằng có một nguy cơ đáng chú ý về kết quả sai từ Xét nghiệm PCR tiêu chuẩn - xét nghiệm được dùng để xác định xem một người có đúng là nhiễm COVID hay không...
Trước hết, chúng ta cần hiểu một số thuật ngữ cơ bản sẽ được đề cập trong bài viết này:
1. Casedemic: dịch bệnh trên danh nghĩa, tức là tình trạng “có dịch” nhưng dựa trên số liệu, còn tình trạng tử vong và thiệt hại thực tế không đáng kể hoặc giảm dần. “Casedemic” COVID-19 tại của Mỹ là chủ đề gây tranh cãi trong những tháng vừa qua, với nghi vấn kết quả xét nghiệm PCR bị sai lệch, tồn tại song song với một quy trình khuếch đại.
2. Ngưỡng chu kỳ (Ct): là số chu kỳ khuếch đại, cần thiết để có thể xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), từ đó phát hiện được chất liệu di truyền của virus COVID-19 từ mẫu. Tải lượng virus trong mẫu càng thấp thì càng cần Ct cao; tải lượng virus trong mẫu càng cao, thì ngược lại, không cần khuếch đại Ct lên nhiều lần.
Lợi dụng kết quả xét nghiệm PCR để đánh lừa dư luận?
Đe Dọa Của Trung Cộng
Ban Tu Thuw TVVN
6/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1JdMYC_v-JyeVdb4GvQtAMNtXK2hps5Ix/view?usp=sharing
Mối đe doạ Trung Cộng nguy hiểm đến mức độ “sừng sững” ngay cho cả cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã công khai rằng Trung Cộng là mối đe doạ số 1. Với Hoa Kỳ và với Châu Âu – khi phát hiện ra Trung Quốc là mối đe doạ số 1 thì đó cũng là lúc ung thư ở giai đoạn “trưởng thành”. Trong muôn ngàn đe doạ từ Trung Cộng thì đe doạ của gián điệp Trung Cộng là cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức nhiều năm sau vẫn chưa nhận biết hết được.
Hoạt động gián điệp của Trung Cộng đã “tăng trưởng” đến mức “đại dịch toàn cầu”, trở thành mối đe doạ kinh sợ cho bất cứ quốc gia nào. Ngay đến cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ, không phải nhìn thấy, mà đã “lãnh đủ” nhiều đòn “choáng mặt” từ gián điệp Trung Cộng.
10 chuyển động của thế giới trong năm 2021
Ở nhiều khía cạnh, đại dịch đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Huỳnh Minh Triết
7/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1-5quQkY8AfYcenx1LQZG_-sLsI9Qkhps/view?usp=sharing
Năm 2020 đầy biến động đã khép lại, nhưng những dư chấn của nó thì vẫn sẽ tiếp tục được cảm nhận trong năm mới. Luật Khoa trích lược giới thiệu những xu hướng đáng chú ý của năm 2021, với các sự kiện tiếp nối từ năm cũ, cùng những chuyển động mới được dự báo sẽ là tâm điểm trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét