Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 25 tháng 1 năm 2021

Bùi Ngọc Tấn – Quà Tết

1/2021

https://drive.google.com/file/d/1Wx3mRifQG7M1xins02FS8WkXtplpyVep/view?usp=sharing

L.T.Đ: Sau khi Biển và Chim Bói Cá được dịch giả Tây Hà chuyển sang Pháp ngữ (La Mer et le Matin-Pêcheur) trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, vào hôm 15 tháng 4 năm 2012, Bùi Ngọc Tấn đã có đôi lời tâm sự về tác phẩm của mình: “Tôi chỉ có thể tóm tắt lại như thế này, đây là sử thi, quyển tiểu thuyết sử thi thời sự tan rã. Tan rã trong hệ tư tưởng, tan rã trong quan hệ sản xuất, nghĩa là tan rã trong ý thức hệ, tan rã trong quan hệ giữa người với người.”

Sau đây là vài đoạn văn ngắn của tác phẩm thượng dẫn, tựa (“Quà Tết”) do chúng tôi tự đặt.

Phạm Chí Dũng sẽ không kháng cáo

25/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1JMjGVWXWbzq2FnsB777s4tiG0UvDPQRX/view?usp=sharing

Ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo

Ông Lê Hữu Minh Tuấn quyết định kháng cáo với sự trợ giúp của Luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh.

Liệu Ông Nguyễn Tường Thuỵ có kháng cáo hay không vẫn chưa được rõ.

Ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo

Lời cuối trước toà hôm 5/1/2021, ông Phạm Chí Dũng đã nói: Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền ‘tự do báo chí’ của Việt Nam.

Lê Hồng Hiệp - Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng

25/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1xil1CoLjS6CZA0MjLRZ7y7ZwfEIklAZ-/view?usp=sharing

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước. Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước.

Điều này khiến hầu hết các nhà quan sát Việt Nam ngạc nhiên. Việc cả ông Trọng, 77 tuổi, và ông Phúc, 67 tuổi, được ủng hộ tiếp tục ở lại trong nhiệm kỳ mới có nghĩa là sẽ có hai “trường hợp đặc biệt” được miễn trừ giới hạn độ tuổi. Điều này đi ngược lại thông lệ chỉ có một “trường hợp đặc biệt” dành cho vị trí tổng bí thư.

Gs. Nguyễn văn Tuấn - Tại sao người Việt trên thế giới quan tâm đến bầu cử ở Mĩ?

24/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1EoZAxXt3Em1rM8bh5Qe2u0yv5QYxNXAI/view?usp=sharing

Nhiều bạn thắc mắc là tại sao những người Việt thuộc thế hệ 'thuyền nhân' (boat people) quan tâm đến cuộc tổng tuyển cử ở Mĩ vừa qua, dù những người này không phải là công dân Mĩ. Câu trả lời nằm ở thời tị nạn vào cuối thập niên 1970s và thập niên 1980s.

Đại Ân Nhân

Nếu bạn là 'thuyền nhân' vượt biên khỏi Việt Nam vào thời đó, cái nước mà bạn trông chờ nhứt là Mĩ. Chỉ Mĩ. Mĩ là nước điều tàu hải quân, thậm chí có khi cả tàu ngầm, để cứu vớt thuyền nhân trên biển Đông trong những ngày thê thảm đó. Trong khi nhiều tàu hàng của các nước Âu châu và Á châu bỏ mặc thuyền nhân, thì tàu hàng của Mĩ lại cứu người Việt. Cái ơn đó nhiều nhiều đời sau thuyền nhân Việt Nam vẫn không quên.

Mĩ là nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam nhứt so với các nước khác. Tính từ 1975 đến 1995, đã có gần 755 ngàn người rời Việt Nam với tư cách tị nạn (refugee). Trong số này, 424.5 ngàn người (56%) được Mĩ nhận định cư [1]. Một số nước nhận tương đối nhiều là Úc (111 ngàn), Canada (103 ngàn), Pháp (27 ngàn), Đức (16.8 ngàn), Anh (19 ngàn), Tân Tây Lan (gần 5 ngàn). Nói chung, Mĩ là nước mở rộng vòng tay đón người tị nạn, và đa số các nước còn lại là các nước nói tiếng Anh.

24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh

Nguồn: Boy Scouts movement begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://drive.google.com/file/d/11RJZut5ks4xQHacpxXK7PublynAjCXCC/view?usp=sharing

Vào ngày này năm 1908, phong trào Hướng đạo sinh đã bắt đầu ở Anh với việc Robert Baden-Powell cho xuất bản phần đầu tiên của cuốn Hướng đạo cho nam (Scouting for Boys). Cái tên Baden-Powell vốn rất nổi tiếng với nhiều nam sinh Anh Quốc, và hàng nghìn cậu bé đã háo hức mua cuốn sổ tay này. Cuối tháng 4, tất cả các phần của Hướng đạo cho nam đã được xuất bản xong, và rất nhiều nhóm hướng đạo sinh nam đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp nước Anh.

Năm 1900, Baden-Powell trở thành anh hùng dân tộc ở Anh sau khi bảo vệ Mafeking suốt 217 ngày trong Chiến tranh Nam Phi. Ngay sau đó, Trợ giúp trinh sát (Aids to Scouting), cuốn cẩm nang quân sự mà ông đã viết cho binh lính Anh vào năm 1899, đã thu hút nhiều độc giả nhỏ tuổi. Các bé trai rất thích thú trước những bài học về theo dõi và quan sát, và đã dùng cuốn sách để tổ chức những trò chơi phức tạp. Biết được điều này, Baden-Powell quyết định viết thêm một cẩm nang về lĩnh vực phi quân sự cho thanh thiếu niên, trong đó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức và việc thiện.

Ocean Vương  - Tôi Đã Học Làm Con Tắc Kè

Phỏng vấn: Khuê Phạm (ZEIT ONLINE Team)

Người dịch: Tôn Thất Thông

24/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1Gy7xxRrCry_OAIvU0RzI6TEg9GEn-igt/view?usp=sharing

ND: Xin giới thiệu với độc giả một cuộc phỏng vấn lý thú. Trước hết, người được phỏng vấn là Ocean Vương, một người Mỹ gốc Việt thế hệ hai, vừa xuất bản cuốn sách trong năm nay, trở thành một bestseller của New York Times và nhanh chóng được dịch ra 24 thứ tiếng. Thứ hai, người phỏng vấn là nhóm ký giả của ZEIT ONLINE ở Hamburg, được hướng dẫn bởi Khuê Phạm, một người Đức gốc Việt thế hệ hai. Thứ ba, nội dung phỏng vấn xoay quanh chủ đề nhập cư, và dường như có một sự đồng cảm sâu sắc giữa người phỏng vấn và người trả lời. Điều đáng mừng là cộng đồng trí thức Việt Nam hải ngoại không chỉ có chuyên gia trong các ngành nghề truyền thống, mà đã có những who-is-who trong văn học và truyền thông đại chúng.

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Ocean Vương là một sự kiện văn học quan trọng trong năm nay (2019). Sau đây là cuộc trò chuyện với tác giả về Việt Nam, về định kiến châu Á và sự cô đơn trong các chuyến xe buýt đến trường.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1AD49qr0RPv9czLVrJ2or73JuKBJa2nWi/view?usp=sharing

Huỳnh Minh Triết  - Filibuster: “Nghệ thuật câu giờ” của các nhà lập pháp Mỹ

Cùng tìm hiểu về một trong những thủ tục gây tranh cãi nhiều nhất trong sinh hoạt chính trị Mỹ.

25/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1Jnf_u5UtqmVq_TZQS2K46KPLfob2cdvB/view?usp=sharing

Bài viết dưới đây dựa trên bài phân tích của Viện Brookings đăng vào tháng 9/2020, được người dịch biên tập và cập nhật thêm các thông tin mới nhất.

***

Chính quyền mới của Joe Biden đang có một loạt các chính sách tham vọng về kinh tế, y tế và môi trường. Nhưng để thông qua được chúng, họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt rào cản thể chế tại Quốc hội. Trong đó có lẽ thách thức nhất là quy tắc “chốt cửa” (cloture) – yêu cầu cần ít nhất 60 phiếu thuận tại Thượng viện để chấm dứt filibuster.

Hiện tại, Đảng Dân chủ và Cộng hòa đang chia nhau mỗi bên kiểm soát 50 ghế tại Thượng viện. Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ đóng vai trò lá phiếu quyết định trong trường hợp kết quả bỏ phiếu ở Thượng viện là 50-50. Như vậy, Đảng Dân chủ đang nắm lợi thế đa số ở Thượng viện, với khoảng cách tối thiểu.

Đại Dương  - Tương lai mơ hồ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

24/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1VYE761Lp0WOHVKZrOkpohNwJ0TgEXLiG/view?usp=sharing

Ngay khi đặt chân vào Toà Bạch Ốc, tân Tổng thống Joe Biden liền ký 17 Sắc lệnh Hành pháp nhằm huỷ bỏ mọi di sản do Tổng thống Donald Trump lưu lại sau 4 năm cầm quyền. Một số sắc lệnh quan trọng như Đại dịch coronavirus, Khí hậu, Di dân.

Hơn 328 triệu người Mỹ sẽ được và mất những gì?

Coronavirus Trung Quốc (SARS-CoV-2)

Đại dịch coronavirus (không ghi rõ xuất xứ): Tổng thống Biden ký sắc lệnh chỉ thị “các nhân viên Liên bang đang làm nhiệm vụ hoặc tại chỗ, các nhà thầu Liên bang tại chỗ và các cá nhân khác trong các tòa nhà của Liên bang và trên các khu vực thuộc Liên bang quản lý đều phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách và tuân thủ đối với các biện pháp y tế công cộng khác được cung cấp trong hướng dẫn của CDC.” Tuyệt đối phải đeo khẩu trang ở trong công sở suốt 100 ngày trăng mật.

Biển Đông nóng lên từ đầu năm

Trương Công Hùng

23/1/2021

https://drive.google.com/file/d/1LA8h3-eJLXCjn_C-QnLY61MpNC0zQ4Mj/view?usp=sharing

Tình hình biển Đông ngay từ đầu năm 2021 đã cho thấy độ “nóng” dữ dội với các sự kiện như sau:

Nhật Bản gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc

Ngày 19/01/2021, Nhật Bản đã gửi Công hàm lên Liên hợp quốc để phản đối Công hàm CML/63/2020 của Trung Quốc thể hiện lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông như sau:

"Nhật Bản, với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), phản đối lập trường của Trung Quốc rằng “Trung Quốc vẽ đường cơ sở đối với các đảo và đá tại Biển Đông phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung”. UNCLOS đặt ra một cách cụ thể và đầy đủ các điều kiện để áp dụng các đường cơ sở, tuy nhiên Trung Quốc không thể dẫn ra được các điều khoản liên quan của UNCLOS để khẳng định tính hợp pháp của các đường cơ sở trên. Không hề có một cơ sở nào để một quốc gia thành viên biện hộ cho việc áp dụng những đường cơ sở không thỏa mãn các điều kiện UNCLOS nêu ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét