“Bộ tứ” hình thành, Nguyễn Phú Trọng tái cử và tiếng sói hú dưới trăng
Thu Hà
10-1-2021
https://drive.google.com/file/d/1eRbOFFV20BRxg6eCtxxfYmH_lxKo5vKm/view?usp=sharing
Hội nghị trung ương 15 khai mạc vào ngày 15/1/2021 sẽ là hội nghị cuối cùng, khép lại nhiệm kỳ XII của Đảng Cộng sản với quá nhiều biến cố. Danh sách đề cử Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã hiệu chỉnh, cùng với đề cử nhân sự đặc biệt và “tứ trụ” sẽ được trình ra như một thủ tục, để hội nghị 15 bỏ phiếu kín thông qua.
Xem như kịch bản Đại hội XIII được dày công dàn dựng suốt từ đầu năm 2018 đến nay đã vào đoạn kết. Điều đáng nói, là giới cầm quyền luôn tung hô “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng thực tế, dân không hề được hỏi ý kiến và bị cấm dòm ngó vì … tuyệt mật.
Đạo diễn, diễn viên, phụ trách âm thanh ánh sáng cũng tất tật là những đảng viên cộng sản. Truyền thông, pa nô, áp phích, quảng cáo rầm rộ đã xong đâu vào đấy, sân khấu chính trị với vở diễn đặc sắc 5 năm công diễn một lần, sẽ sáng đèn vào ngày 25/1/2021.
Dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng lo sợ đảo chính
Việt Nam huy động 6.000 quân và xe bọc thép tham gia diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng 13
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
11/01/2021
https://drive.google.com/file/d/14OneGr4KGu8MksVjvEnw8AllqLrmcwtz/view?usp=sharing
Từ những ngày đầu giành chính quyền cho đến hôm nay, ĐCS luôn lo sợ bị lật đổ. Việc lật đổ có thể bằng quân sự cũng có thể là bằng cách tranh giành quyền lực từ bên trong của các đảng phái khác nhau. Chính vì vậy mà ĐCS khi đã có đủ sức mạnh nó tiêu diệt hết các đảng phái khác nhằm mục đích là không còn lực lượng chính trị nào đủ mạnh để tranh giành với ĐCS.
Ám ảnh mất đảng đeo đuổi các đời tổng bí thư, đến nỗi ông Nguyễn Văn Linh đã phải nói rằng: “thà mất nước còn hơn mất đảng”. Hay như ngày 8/12/2015, trước đại hội 12 không lâu, ông Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?”. Được biết khi đó giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn cách câm họng trước ngoại bang để cho đảng an toàn ngồi chia chác quyền lực ở đại hội 12 sau đó.
Tuấn Khanh - Hy vọng và dấn tới
10/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1ZB6Fov3VR1YJmwen6f2jci6xa5J8B8s9/view?usp=sharing
Cảm ơn, cuốn sách ra đời, như một dịp để nhớ, và tưởng niệm đến tất cả những văn nghệ sĩ của miền Nam đã sống, đã viết, và đã hát với tinh thần tự do trong mọi hoàn cảnh, ở mọi phương trời. Họ là những kẻ bị xô đẩy vào góc tối nhưng vẫn hy vọng và dấn tới. Xã hội âm nhạc hiện hành VN hôm nay là một chứng minh.
Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những tin nhắn của những người bạn trẻ hỏi là phải làm sao trước thời cuộc hôm nay. Cầm cuốn sách trên tay, đọc về những sự tự do trong văn hóa miền Nam đã từng có, tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta hôm nay, cũng vậy, phải luôn hy vọng và dấn tới trước những barie độc tài, mới có thể tìm thấy những bến bờ khác chờ đón, phía ngoài của ràng buộc ao tù, kiểm duyệt.
TrầnTrung Đạo - BERNIE SANDERS : phong trào cấp tiến và ảo tưởng "Dân chủ xã hội" Mỹ
10/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1QuodfUnpsujkxndyXJswUP7t2-MBGXZt/view?usp=sharing
Nước Mỹ không tùy thuộc vào quyết định của một hay vài người như các nước độc tài và các chủ thuyết quan trọng cũng không giới hạn trong một hay hai nhiệm kỳ tổng thống.
Nếu chiến lược đối ngoại của Mỹ chỉ giới hạn trong bốn năm hay tám năm thì Liên Xô chẳng những không sụp đổ mà đã đánh bại Mỹ trong thập niên 1960 rồi. TT Harry Truman và Tướng Dwight Eisenhower có nhiều điểm bất đồng nhưng khi đắc cử tổng thống TT Eisenhower (Cộng Hòa) vẫn tiếp tục các chính sách đối ngoại của cựu TT Truman (Dân Chủ).
Hai năm nữa, vào ngày 8 tháng 11, 2022, cử tri Mỹ lại sẽ đi bầu.
Lần tới dân Mỹ sẽ bầu 34 Thượng Nghị Sĩ, 435 Dân Biểu và 36 Thống Đốc các tiểu bang. Với tỉ lệ đa số do Dân Chủ đang giữ rất sít sao, 50-50 tại Thượng Viện, 222-211 tại Hạ Viện, với xung đột quan điểm chính trị gay gắt và sự phân hóa xã hội sâu xa hiện nay những cuộc bầu cử năm 2022 và năm 2024 sẽ hứa hẹn nhiều gay gấn.
Theo lịch sử các cuộc bầu phiếu, cử tri Mỹ vốn rất thụ động. Nhưng thái độ đó đang thay đổi. Cuộc bầu cử vừa qua có tới 157 triệu cử tri (66.3%) đi bầu, cao nhất trong lịch sử và tăng hai phần trăm so với cuộc bầu cử năm 2016. Trong tương lai, con số đó chắc chắn sẽ cao hơn.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 11 tháng 1 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1OOAoDTushZ4BJTy9CCv_RGVIff0QQc4d/view?usp=sharing
Ts. Lê Trung Tĩnh - Cơn bão Điện Capitol và niềm tin vào nền dân chủ Mỹ
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, công dân Pháp, hiện sống và làm việc tại Gloustershire, Anh Quốc. Bài viết đã đăng trên trang LivenGuide của tác giả.
11/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1JmqHkbxfoW8z8gTGh-G_mbdQXypTiusC/view?usp=sharing
Thành thật mà nói, việc xông vào điện Capitol, dù mang nhiều tính biểu tượng, không phải là quá ấn tượng với tôi, một công dân Pháp, nơi mọi người biểu tình vài tuần một lần và môn thể thao quốc gia là phản đối, hầu hết đều rất mãnh liệt: bao gồm cả nhặt đá trên vỉa hè ở Champs Elysees ném vào cảnh sát, biến đường xá thành chiến hào, đốt ô tô, đập phá bất kỳ tác phẩm điêu khắc hàng nhiều trăm năm tuổi nào ở Khải Hoàn Môn. Tất cả nhằm chống lại bất kỳ chính phủ của bất kỳ tổng thống được bầu nào: từ tả sang hữu, hoặc thậm chí ở giữa.
Lên án những hành vi bạo lực này là một quyền. Lên án mà không cố gắng tìm hiểu gốc rễ của vấn đề là đơn giản phớt lờ thực tế, hoặc là một lựa chọn chính trị có chủ ý, và do đó cướp đi ở người dân cơ hội được lắng nghe, được hiểu lý do của hành vi của họ và thậm chí được thông cảm. Đúng, dù họ có vẻ xấu đi chăng nữa, những người này có quyền được hiểu, cũng như những người đã biểu tình vì Black Lives Matter. Tôi luôn nghĩ rằng việc chỉ lên án những hành vi bạo lực do một số thành viên BLM đơn độc gây ra cũng phần nào bóp nghẹt phong trào đòi hỏi quyền lợi hợp pháp và đúng đắn cho người da đen.
Trung Quốc: Dịch bệnh bùng phát, 7 tỉnh ban bố ‘tình trạng thời chiến’
10/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1lj3gMK0DnCJ1Ibf070DXVc44nBE8P87M/view?usp=sharing
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã tái bùng phát ở nhiều tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc. Chỉ trong vòng một tuần, 7 tỉnh thành đã thông báo rằng họ đã bước vào trạng thái phòng chống dịch bệnh như tình trạng thời chiến, theo Epoch Times.
Chiều ngày 8/1, chính quyền thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, đã tổ chức cuộc họp thông báo rằng thành phố này đã bước vào trạng thái thời chiến trong phòng chống dịch. Trước đó một tháng, thành phố Mãn Châu Lý, một khu vực khác ở Nội Mông cũng tuyên bố tình trạng tương tự.
Đâu đâu cũng là chiến trường
Pompeo gây bất ngờ cho Trung Quốc khiến Biden rơi vào tình thế khó khăn
Phụng Minh
11/01/2021
https://drive.google.com/file/d/13xVopQwh24pbp3lHUPNTCuMEwdWcW0Gf/view?usp=sharing
“Đài Loan là một nền dân chủ sôi nổi và là đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ, tuy nhiên trong vài thập kỷ, Bộ Ngoại giao đã tạo ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh các mối quan hệ ngoại giao, quân nhân và các quan chức khác của chúng tôi với các đối tác Đài Loan. Chính phủ Hoa Kỳ đã đơn phương thực hiện những hành động này, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu ĐCSTQ. Sẽ không như vậy nữa”, ông Pompeo nói.
“Hôm nay tôi thông báo rằng tôi đang dỡ bỏ tất cả những hạn chế tự áp đặt này. Các cơ quan hành pháp nên coi tất cả ‘hướng dẫn liên lạc’ liên quan đến quan hệ với Đài Loan do Bộ Ngoại giao ủy quyền cho Ngoại trưởng ban hành trước đây là vô hiệu”, ông nói.
“Chính phủ Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ với các đối tác không chính thức trên khắp thế giới, và Đài Loan không phải là ngoại lệ. Hai nền dân chủ của chúng ta chia sẻ các giá trị chung về tự do cá nhân, pháp quyền và tôn trọng nhân phẩm. Tuyên bố hôm nay thừa nhận rằng mối quan hệ Mỹ-Đài Loan không cần và không nên bị trói buộc bởi những hạn chế tự áp đặt của bộ máy quan liêu thường trực của chúng ta”, ông nói.
Cao Trí - Vai trò thật sự của phó tổng thống Hoa Kỳ là gì?
11/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1GVdBPeAzCA2lU8kmOheZqv6Qa58O9Wu7/view?usp=sharing
Đột nhiên vai trò của Mike Pence với tư cách Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện lại được quan tâm. Thủ tục kiểm phiếu và loan bố chính thức kết quả bầu cử tổng thống vào ngày 6-1-2021 cũng đột nhiên được trông chờ mà việc này vốn dĩ xưa nay không ai chú ý. Một lần nữa, vai trò và chức trách phó tổng thống Mỹ lại được bàn. Điều đáng nói ở chỗ ngay từ thời khai sinh Hiến pháp Hoa Kỳ, người ta đã chẳng màng đến vị trí phó tổng thống – như tác giả Joel Achenbach viết trên Washington Post…
11/1/2021
https://drive.google.com/file/d/1fIWM95qrg_YIXT9TZf3ieMvdXTJpKkNe/view?usp=sharing
Cũng giống như Obama lịch sự nói hay nhưng chủ bại lãnh đạo từ phía sau lưng, vì thế Donald Trump mới đắc cử để làm ngược lại. Nhưng Donald Trump cũng rất cực đoan muốn đảo lộn thế giới làm nhiều người ghét và sợ, nên bị thua Biden quỳ gối giả bộ đoàn kết và biết lắng nghe. Biden chỉ lắng nghe BLM "ôn hòa" thôi, còn biểu tình Pro-Trump là khủng bố nội địa.
Giờ đây nếu muốn triệt tiêu làn sóng thiên tả XHCN, thì quần chúng Mỹ cần phải được nếm mùi độc tài chuyên chế để khơi lại tinh thần yêu chuộng tự do dân chủ của họ. Phe cánh tả khi uýnh hội đồng bịt miệng ông Trump thì kết quả tối thiểu là có bảy tám chục triệu người Mỹ đã bầu cho ông Trump oán thù, và họ sẽ không ù lì trùm mền núp trong nhà. Đúng là một chính sách siêu việt thêm thù bớt bạn để tự hủy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét