Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Bản tin ngày thứ sáu 23 tháng 4 năm 2021

Gió Bấc - Ai muốn phản biện, hãy nhìn gương Báo Sạch

22/4/2021

Facebooker Lê Thị Bình bị tuyên án 2 năm tù giam

23/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1hHyCyOHr25WQav_WiKxUGZ5TaZPNDN7f/view?usp=sharing

Trong phiên họp đầu tiên của tân chính phủ, tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra ba thông điệp làm nức lòng người. Trong đó, thông điệp thứ ba là “phải nghe ý kiến phản biện”. Nhưng như gáo nước lạnh âm 50 độ C đổ vào niềm tin hy vọng vừa le lói, chỉ năm ngày sau, ba nhà báo của nhóm Báo Sạch, tiếng nói phản biện sôi động duy nhất gần đây đã bị khởi tố bắt giam.

Theo báo chí lề phải, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa mới ngày 15-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra khá nhiều thông điệp quan trọng thể hiện tầm nhìn và phương thức hành động của Chính phủ mới. Ấn tượng nhất có lẽ là 3 thông điệp không làm thay, hành động phải có thể chế và lắng nghe phản biện.

Thủ Tướng bảo nghe, Công An bắt nhốt

Myanmar là 'thách thức chung' cho tân Thủ tướng VN và Asean?

23/4/2021

https://drive.google.com/file/d/10gl1Lh8QwLjlaAFFIt5XY__017bzi5cn/view?usp=sharing

Hôm 23/4/2021, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Singapore) cho rằng đây là chuyến công du 'không nằm trong' kế hoạch ban đầu.

"Đây là chuyến công du không nằm trong kế hoạch, nó là chuyến đi để đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo về chuyện tổ chức cuộc họp khẩn cấp về Myanmar.

Lee Nguyen  - Vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an mờ nhạt của Việt Nam trong vấn đề Myanmar

Những tuyên bố của Việt Nam không khớp với những gì diễn ra trên thực tế.

23/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1b4so8GvlUsdWqKsaTipbg6xKy18XKW3D/view?usp=sharing

Với cương vị là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an (HĐBA) của Liên Hiệp Quốc trong tháng 4/2020, Việt Nam đang hối thúc “tất cả các bên” ngồi lại và đối thoại, đồng thời lên án việc quân đội Myanmar sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình. Chính quyền Việt Nam đang khẳng định với các bên rằng họ rất coi trọng vấn đề nhân đạo tại Myanmar. Nhưng những việc họ làm cho thấy một thực tế rất khác.

Quan điểm mâu thuẫn

Phát biểu tại lễ nhậm chức chủ tịch HĐBA hôm 1/4, Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi “tất cả các bên ngồi lại và đối thoại, tìm kiếm bất cứ cơ hội nào để ngồi xuống và đối thoại”. Ông nhấn mạnh rằng, không phải “hai bên” mà là “tất cả các bên” cùng tham gia đàm phán. Ngài đại sứ cũng không quên khẳng định, ASEAN sẽ cố gắng tìm kiếm tất cả các kênh để liên lạc với Myanmar.

Một tuần sau đó, vào ngày 9/4/2021, trong cuộc họp theo phương thức Arria về Myanmar (Arria-Formula Meetings), Đại sứ Đặng Đình Quý thay mặt cho Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề nhân đạo ở Myanmar.

Phú Nhuận - Văn học thời Việt Nam Cộng Hòa có mất hồi nào mà giờ gọi là trở lại?

23/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1g3v3TWNFPrPLFPGJCPDBLNVGPuG1Kasx/view?usp=sharing

Văn học thời Việt Nam Cộng Hòa có mất hồi nào mà giờ gọi là trở lại?

Vòng tay học trò trở lại sau 46 năm cũng nhắc rằng còn nhiều tác phẩm văn học đô thị miền Nam khác cần được xuất bản trở lại. Vòng tay học trò được xuất bản cũng là dịp để cuộc tọa đàm “Sự trở lại của văn học đô thị miền Nam qua trường hợp Nguyễn Thị Hoàng” diễn ra tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vào sáng 19-4-2021.

Vòng tay học trò được xuất bản trở lại sau 46 năm cùng 4 tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng: Một ngày rồi thôi, Tiếng chuông gọi người tình trở về, Tuần trăng mật màu xanh và Cuộc tình trong ngục thất.

Phận người sắc tộc Tây Nguyên Phần 3:

Nỗ lực vượt thoát và lối ra

Giang Nguyễn
2021-04-19

https://drive.google.com/file/d/14U2AE9mF_YqtO713jUjdEF8t9S1PE995/view?usp=sharing

Trong hai phần trước của loạt bài về thân phận của đa số người sắc tộc tại Tây Nguyên, chúng tôi đã trình bày về tình trạng đàn áp, bắt bớ, phân biệt đối xử dẫn đến bao khổ nạn mà họ phải gánh chịu bấy lâu nay. Phần cuối của loạt bài này là một số nỗ lực để vượt thoát và khả năng giảm dần thực trạng tồi tệ như thế.

Ủy ban Dân tộc nhà nước Việt Nam vào giữa năm 2020 công bố kết quả của cuộc khảo sát về thực trạng kinh tế và xã hội của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam, mà ủy ban này cùng Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2019.

Gs. Nguyễn Ngọc Trân  - Cửa sông Hậu nhân tạo Kênh Tắt: Đặc thù, Tương tác, Bồi lắng

22/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1cQul3JYIPajD-fYTvzgGJtYhi50Zyty1/view?usp=sharing

Tóm tắt

Cửa Kênh Tắt là một thành phần của Dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu. Dự án này là một câu chuyện dài, khởi đầu năm 2005 đến nay vẫn còn dang dở. Bài viết này nhận định về những đặc thù của cửa sông Hậu nhân tạo trổ ra Biển Dông, khảo sát sự tương tác của nó với dòng chảy ven bờ huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và sự bồi lắng ở cửa sông nhân tạo này. Bài viết minh chứng quyết định đầu tư vào Dự án Luồng vào sông Hậu là một sai lầm.

1. Về nguồn gốc cửa kênh Tắt và cửa nhân tạo Kênh Tắt

Mặc dù có nhiều ý kiến phản biện của nhiều nhà khoa học am tường và sự dè dặt của các Bộ ngành có liên quan về tính khả thi, tính bền vững và tác động tiêu cực đến môi trường và sinh kế của người dân, Dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu vẫn được phê duyệt chủ trương đầu tư và sau đó Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư. Chủ đầu tư là Cục Hàng hải Việt Nam. Tổng dự toán trong Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi là 3148,5 tỷ đồng. Tổng kinh phí đầu tư được duyệt là 10319,2 tỷ đồng, cao hơn 3,28 lần.

Cập nhật tình hình đảo Ba Đầu :  dự báo những lựa chọn tiềm tàng của Philippines

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

23/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1C1ovJRtJ1XiFNO_LK1GpzieRhe40yRZu/view?usp=sharing

Nếu kịch bản này quả thật diễn ra, nó sẽ bắt đầu bằng việc Philippines tuyên bố lập các khu bảo tồn ở Trường Sa, triển khai tàu chiến, tàu công vụ. Từ đó kéo theo sự can dự của tàu chiến hoặc tàu tuần

Đã hơn một tháng kể từ ngày Philippines lên tiếng tố cáo sự hiện diện của tàu dân binh Trung Quốc tại Đá Ba Đầu ở cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.

Cho đến lúc này, dù số lượng tàu Trung Quốc ở Ba Đầu đã giảm xuống, tản ra nhiều vị trí khác ở cụm Sinh Tồn và quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, phía Philippines vẫn giữ thái độ không khoan nhượng. Mới nhất, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 23.4 cho biết họ đã tiếp tục gửi công hàm phản đối đến Trung Quốc.

Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi :  Chiến Ðấu Ðến Cùng:

Vai Trò Của Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh Và Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III
Trong Những Ngày Cuối Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/1zZ4e_vEraFuBkXm10sE4KkgZ6y9Zc15X/view?usp=sharing

Nhân đọc KBC số 14 "Ngày tàn binh của tôi hay là ngày cuối cùng của Sư Ðoàn 5 Bộ Binh" của Nguyễn Minh Tánh, ở trang 35 có câu "...nhưng trong thâm tâm tôi lúc đó là rời khỏi đây đi về Vùng 4 Chiến Thuật chứ Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh và Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp thì đã tan hàng từ khuya." Anh Nguyễn Minh Tánh kể lại diễn biến sáng ngày 30-4-1975 tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê và nghĩ rằng Lữ Ðoàn Kỵ Binh trấn giữ Biên Hòa lúc đó đã tan hàng từ lâu rồi!

Tôi không rõ anh Tánh dựa vào đâu mà nói như vậy. Tôi đề nghị anh công khai đưa lên báo chí hay KBC chứng cớ rõ ràng để cho Cộng Ðồng Việt Nam nhất là những chiến hữu của chúng ta biết rõ. Ðiều mong muốn của tôi là tất cả quân nhân các cấp đã anh dũng chiến đấu, dưới ngọn cờ của Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh và Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III trong đó có Thiết Giáp Kỵ Binh, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách Dù, Nhảy Dù, Quân Y, Quân Cụ, Tiếp Vận, nhữmg chiến sĩ kiên cường đã nằm xuống, bị thương tật hay còn sống hiện nay trong nước hay ở ngoài nước không hổ thẹn khi nhắc đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 23 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1dXmBxU1JEHljQEPJRUR1lJmxYFA_Eeic/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét