Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 24 tháng 4 năm 2021

Tưởng Năng Tiến –Thuyền Nhân & Thùng Nhân

https://drive.google.com/file/d/16dxoB-I6boTXQ_rqRM2ty3LOVfJ_KAbP/view?usp=sharing

Rảnh nên tôi tạt ngang qua Manila vài bữa, dù chả hẹn hò hay quen biết với bất cứ ai ở hải đảo này. Cứ cách ngày tôi đổi khách sạn một lần, và mỗi lần lại chuyển qua một quận hạt khác (Makati, Malabon, Parañaque) thế mà nguyên tuần không gặp được một người đồng hương nào ráo.

Rời thủ đô của Philippines, điều tôi nhớ nhất là bữa ăn cuối cùng ở Oyster Plaza Hotel. Khách sạn bình dân, tuy cũng có cả bar rượu với restaurant nhưng lụp xụp trông đến tội. Thực khách vắng teo, thực đơn lèo tèo chỉ hơn chục món  với giá khá bèo. Vốn tính hà tiện nên tôi chỉ đại vào món cá nướng chỉ vì … giá tiền thấp nhất.

Việt Nam: Bà Trần Thị Tuyết Diệu bị tuyên án 8 năm tù giam

24/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1uKp4Xjo-AtjQRdXJaVXOKeOM1H9FiYJs/view?usp=sharing

Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên án 8 năm tù giam đối với bà Trần Thị Tuyết Diệu về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Luật sư Nguyễn Khả Thành, người bào chữa cho bà Diệu cho hay phiên tòa diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. 

Theo luật sư Thành bà Diệu trước đến giờ là không có tiền án tiền sự và phạm tội lần đầu, nhân thân rất là tốt.

Tấn Thành  - Tự do ngôn luận ở xứ sở mà chính quyền là ông chủ

Cái giá của tự do ở Việt Nam thực sự cay đắng. Hoặc bạn im miệng, hoặc bạn ngồi tù.

24/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1tUM1QJ3AjJfIqmLINXLLML5tcJUSEQug/view?usp=sharing

Vào hai năm trước, một chiếc xe tuk tuk đưa đoàn nhà báo quốc tế ngoằn ngoèo qua những con hẻm ở Chiang Mai, Thái Lan, rồi dừng lại trước một trạm phát thanh tư nhân. Chú Sangmuang Mangkorn đưa đoàn chúng tôi vào tham quan MAP Radio. MAP là chữ tiếng Anh viết tắt của Migrant Assistance Programme – Chương trình hỗ trợ lao động di cư.

Nếu bạn nghĩ một trạm phát thanh phải thật to lớn với máy móc phải tối tân thì hãy đến xem MAP Radio. Ở đó chỉ có hai phòng phát thanh nhỏ. Hai nhân viên đang thực hiện chương trình trực tiếp vẫy chào chúng tôi sau tấm kính cách âm. Đó là tất cả những gì họ có.

Gs. Tương Lai – Khát vọng công dân

 24/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1DB63lHmIyhGXUZN3eYpV9x18rie5KBFU/view?usp=sharing

Như thế là Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã đặt tay phải lên bản Hiến Pháp, đưa tay trái lên phía trái tim mà thề sẽ trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân. Đây là chuyện đáng mừng.    Mừng là vì ba vị này thề đặt tổ quốc trên hết, không như Nguyễn Phú Trọng đặt Cương Lĩnh của Đảng lên trên Hiến pháp cho dù ông ta không tuyên thệ với ai cả, cứ mặc nhiên ngồi lên trên tất cả. Chuyện này cứ như trêu ngươi việc thề thốt trang nghiêm nói trên. Nhưng thôi, chuyện này nói sau. Cứ tàm tạm vậy đã. Vì quá trình cơ cấu lãnh đạo càng kéo dài thì dân càng khổ. Ngân sách phải chi cho kinh phí tổ chức các kỳ đại hội lấy từ đâu, nếu không phải từ tiền thuế của dân. Hãy tính thử một cái pa nô “nhiệt liệt chào mừng” dựng bên vệ đường có giá thành là bao nhiêu, cộng thêm cái giá “phết phẩy” khi trình duyệt nữa là bao nhiêu, rồi “cân nhắc” để “quyết toán” là bao nhiêu thì sẽ ra số tiền thuế của dân phải bỏ ra. Xong sớm ngày nào thì dân đỡ tốn kém ngày ấy. Tạm mừng đi đã, là vì vậy.

Tuấn Khanh - “Sự trở lại của văn học đô thị miền nam”: Đi đâu mà trở lại?

24/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1SDuGQZFl-f4dNGXtFwqgo3XnavLMQq2Q/view?usp=sharing

Hơn một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì đó rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Thế nhưng văn chương miền Nam đi đâu mà trở lại?

Gs. Nguyễn Ngọc Huy & Lm Cao Văn Luận tiết lộ Bí Ẩn 30.4.1975

Sunday, August 20, 2017

https://drive.google.com/file/d/1-GKdVrR8OUmW-zt5FY2N-xEU3D8PnqHd/view?usp=sharing

Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố khó quên nhứt của đời người. Trong khi đó dư luân quốc tế nhận định cho rằng sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào ngày 9.11.1989 là biến cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Thực ra cả hai biến cố lịch sử này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Việt chúng ta. Cho nên cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, đã nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - từng đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về hai biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.

Lê Nguyên Bình - Ngày tàn của cuộc chiến

(Trích Ðặc san Nguyễn Khoa Nam )

https://drive.google.com/file/d/1Iww3tr12uGp--mnBb7e7XFjiCb5hPxzn/view?usp=sharing

LTS: Tác giả bài dưới đây, Ðại tá Lê Nguyên Bình, là một chiến hữu nguyên là sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở phương vị này, Ðại tá Bình đã có dịp được chứng kiến nhiều sự kiện đã xảy ra trong và ngoài khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV trong ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu cho tự do.

Ðọc những lời tường thuật của một nhân chứng trong cuộc, và đặc biệt những lời tường thuật chưa hề được tiết lộ trên báo chí, người đọc, nhất là những cựu quân nhân chúng ta, không khỏi bồi hồi, xúc động nghĩ rằng chúng ta đã có những vị tướng, tá như thế mà đành phải thất trận, không cứu vãn nổi tự do thì âu cũng là tại lòng Trời còn muốn đày đọa dân Việt vậy.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 24 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1yCeYmKz1rjv03rk6KBjRXXbZZIC2GAyx/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét