Tưởng Năng Tiến – Nước Miến Nhìn Từ Xứ Việt
https://drive.google.com/file/d/1Gxk_klDOCIp05He-nhWvlDar0PhL5AwH/view?usp=sharing
Nếu ngày mai chế độ quân phiệt Miến Điện cáo chung thì Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ ở xứ sở này sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm và quyền bính. Còn nếu ngày mốt mà bọn cộng sản (bỗng) lăn đùng ra chết hết thì không biết dân Việt sẽ loay hoay và và xoay trở ra sao, với những cái xác thối tha trên khắp mọi nẻo đường đất nước.
Không có niềm tin vào nhau, và vào tương lai của đất nước thì ai cũng đều giữ cái thái độ dửng dưng và vô cảm cả (cho nó an toàn) là chuyện tất nhiên. Thiên hạ nơi đâu và thời nào cũng thế, chứ chả riêng chi dân Việt.
Mạc Văn Trang - Soi Nguyễn Thuý Hạnh vào xã hội
18/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1__jTOus6KLZ88PRKD0FWlXmcSobFRotT/view?usp=sharing
– Một chính quyền tự xưng là “của dân, do dân, vì dân”, có bản Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Chương 2 Hiến pháp (2013) tiến bộ, nhưng lại chuyên dùng mưu hèn, kế bẩn, đầy đoạ những người như Thuý Hạnh vào ngục tù, thì chỉ chứng tỏ bản chất thấp kém của chính quyền đó trước bàn dân thiên hạ và trước lịch sử.
Các thế lực đen tối không thể nào bôi nhọ, khuất phục được Nguyễn Thuý Hạnh vì cô yêu nước, thương dân với tâm hồn trong sáng, với trái tim bao dung, tràn đầy yêu thương và ứng xử cẩn trọng. Có người thân nào, có bạn bè, đồng chí nào, có ân nhân nào của Thuý Hạnh nói những điều không tốt về cô không?
Huỳnh Công Đương - Giáo dục Nam – Bắc Việt Nam – Kỳ 2. Hết
Từ “thợ dạy” đến “tự do cá nhân”
Hai hệ thống khác biệt tạo ra những con người rất khác biệt.
Published
18/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1u_DdMSl_N_INr3T77bhxxsdBolb07UIR/view?usp=sharing
Các thợ dạy và nhiệm vụ chuyên chính
Với một mô hình quản lý đào tạo thống nhất và bắt buộc, chính quyền Bắc Việt Nam có nhiều cơ sở để kiểm soát và thao túng mục tiêu giáo dục đào tạo.
Ngay từ năm 1926, Hồ Chí Minh (lúc này dùng tên Lý Thụy) đã viết thư gửi cho Ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Lenin nói rằng rất nhiều trẻ em Việt Nam, khi được kể về Cách mạng Nga, về Lenin và về những dũng sĩ Lenin trẻ tuổi, đều ao ước được ăn cùng, ở cùng, học cùng và trở thành những dũng sĩ như vậy. Câu chuyện tám anh em họ Lý (được đặt lại theo họ Lý Thụy) trở thành những thành viên đầu tiên của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên đất Liên Xô cũng từ đây mà ra.
Đinh Yên Thảo - Truyền thông Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
VOA News
17/04/2021
https://drive.google.com/file/d/1MbFgd0DIXo4IurWZweZPm7m5Nzrhb2Mq/view?usp=sharing
Không ít người cho rằng truyền thông đã góp phần ảnh hưởng và chịu trách nhiệm về sự thất bại của cuộc chiến Việt Nam. Nhưng điều này cũng chỉ một phần khi nguyên nhân trực tiếp có thể thấy được là tổn thất tài chính và nhân mạng của binh lính Hoa Kỳ cùng sự phản đối của người dân Mỹ đã buộc chính phủ Hoa Kỳ phải tìm kiếm một giải pháp khác nhằm rút quân và kết thúc chiến tranh. Bởi cuối cùng thì các đời tổng thống Mỹ và Quốc Hội Hoa Kỳ là những người quyết định trực tiếp về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau gần nửa thế kỷ, có vô số lý do và sự thật về cuộc chiến Việt Nam vẫn đang còn là điều gây tranh cãi, khó lòng thỏa mãn cho tất cả những bên dự phần. Nhìn vào vai trò và trách nhiệm ở mỗi góc khác nhau, kể cả vai trò của truyền thông Hoa Kỳ, sẽ cho người ta ghép lại phần nào bức tranh toàn cảnh của cuộc chiến đầy ám ảnh này.
Câu chuyện về một bác sĩ quân y VNCH được quân Bắc Việt ngưỡng mộ
Nguyên tựa gốc là: The story of
Le Ngoc Dung, MD
Người viết: Clyde W.Jones, MD
Người dịch: Lê Tịnh Xuân
17/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1Cy71wm-x-Ne0aWE4awhgUMhAAGwEvX0d/view?usp=sharing
Chuyện kỳ lạ xảy ra trong một trại tù cải tạo các cựu quân nhân VNCH, sau 1975, là nhiều lính Bắc Việt đã cùng nhau đồng loạt ký thỉnh nguyện thư, yêu cầu các cấp có thẩm quyền cho một người tù cải tạo VNCH được ra khỏi tù.
Bởi vì người tù cải tạo này chính là một bác sĩ quân y đã tận tình cứu chữa khi họ bị thương, khi họ bị bắt đưa về bệnh viện quân y điều trị.
Đó là chuyện về bác sĩ Lê Ngọc Dũng, một bác sĩ giỏi có tiếng về lĩnh vực Ngoại – thần kinh. Bản tính ông vốn khiêm nhường, không bao giờ muốn ai nhắc đến mình như ông từng nói với tác giả dịch bài: “Thôi hãy để gió cuốn đi anh. Tất cả rồi cũng trở về cát bụi” hay như những câu thơ mà ông rất tâm đắc.
Điểm tin thế giới ngày Chủ Nhật 18 tháng 4 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1CDyxhNW8_EN8ogyHl9Qsrmb0MsUX4muA/view?usp=sharing
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Vaccine AstraZeneca (Vaxzevria) và tử vong
17/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1MJdSus2nyGQgaG3NUHr1OLQw_ABV5UsP/view?usp=sharing
Do đó, chúng ta có thể so sánh như sau cho dễ hiểu:
• Nhóm không tiêm vaccine: cứ 100,000 người bị nhiễm virus, có 20,000 người nhập viện, và trong số này sẽ có 2,000 người chết (với giả định tỉ lệ tử vong trung bình là 10%). Và, 50 người bị chứng đông máu.
• Nhóm tiêm vaccine: cứ 100,000 người bị nhiễm virus, có 1,200 người nhập viện, và trong số này sẽ có 120 người chết. Và, 1 người bị chứng đông máu.
Có người so sánh nguy cơ đông máu ở người dùng thuốc ngừa thai là 1 / 1000 phụ nữ, tức cao gấp 100 lần so với nguy cơ ở người được tiêm vaccine.
Như vậy tiêm vaccine sẽ cứu sống 1,880 người (lợi ích) trên 100,000 người bị nhiễm. Tiêm vaccine cũng có thể giảm, chớ không tăng, nguy cơ đông máu ở bệnh nhân Covid-19 [8]. Nhìn như thế chúng ta sẽ thấy tiêm vaccine có lợi nhiều hơn hại. Đó chính là lí do mà chánh phủ nên tiếp tục chương trình tiêm vaccine ở qui mô cộng đồng, vì mục tiêu sau cùng là giảm tử vong và cứu người.
Châu Á hướng tới một trật tự khu vực mới
Thùy Dương RFI
17/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1cQINIcn6_okmCzyE5cPTee0sonkThYDP/view?usp=sharing
Tương lai châu Á phụ thuộc nhiều vào việc các quốc gia dân chủ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia... có siết chặt hợp tác được với nhau hay không. © wikipedia
"Châu Á hướng tới một trật tự khu vực mới” là bài viết đáng chú ý được Courrier International trích đăng từ báo Nhật Nikkei Asia.
Khi các nhà sử học viết về năm 2020, năm này có thể được coi là sự kết thúc của thời kỳ, cho đến nay thường được gọi là "thời kỳ hậu thực dân" ở châu Á. Bước ngoặt này đặc biệt được đánh dấu bằng sự tiến triển rõ nét về cán cân quyền lực kinh tế, với sự chuyển dịch quyền lực từ các cường quốc thực dân cũ phương Tây sang các các cường thực dân cũ phương Đông, kèm theo đó là sự xói mòn ảnh hưởng địa chính trị và tinh thần của phương Tây.
Bloomberg News - Số người chết vì Covid ở Brazil nhiều hơn Ấn Độ và không ai biết nguyên nhân tại sao
TRẦN HOÀNG dịch Covid Is Deadlier in Brazil Than India and No One Knows Why
Posted by hoangtran204 trên 17/04/2021
Song ngữ Việt Anh
https://drive.google.com/file/d/1P08x0GbnJARpTl-DVnGeSaoPS4lDCaxh/view?usp=sharing
Nhiều giả thuyết được đưa ra như: miễn dịch chéo, chủng đột biến, miền quê thoáng mát ít hơn khu vực thành thị đông đúc, các quốc gia vệ sinh thấp có xu hướng đối phó tốt hơn với Covid-19…
Tỷ lệ tử vong ở Braxin cao gấp đôi Ấn Độ
Việc tiêm chủng ở cả hai quốc gia đã được thu thập sau khi bắt đầu chậm chạp
Đối mặt với sự gia tăng đột ngột của các ca nhiễm coronavirus, Ấn Độ một lần nữa là nơi bùng phát dịch bệnh lớn thứ hai trên thế giới, vượt qua Brazil sau khi dịch bệnh bùng phát trước vào tháng 3. Nhưng đằng sau sự đùa cợt thống kê ảm đạm là một bí ẩn dịch tễ học về lý do tại sao đất nước Mỹ Latinh lại bị tàn phá nhiều hơn bởi độc tính của vi trùng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét