Tưởng Năng Tiến – Bà Hạnh
https://drive.google.com/file/d/1ZDq8rx0nvRwqTSbgfIix5sVS73iQFuNI/view?usp=sharing
Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hiện có 276 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam.
Nhà đương cuộc Hà Nội đối xử với họ ra sao?
Tồ Chức Ân Xá Quốc Tế nhận định: “Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá đông và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Vietnamese jails are notoriously overcrowded and fail to meet minimum international standards.”
Ts. Phạm Đình Bá : Dân cần lên tiếng
16/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1xbcaYmVmAw_LYkKjGpIKo6E4079qWUuh/view?usp=sharing
Ở nơi tôi ở bên Gia Nã Đại, rất nhiều người dân chủ động trong việc xem xét coi vấn đề nào là quan trọng đối với họ và nói lên ý kiến của họ để đảm bảo chính phủ lắng nghe ý kiến của họ. Khi họ làm vậy, họ uốn nắn để chính phủ thực hiện những thay đổi quan trọng liên hệ đến đời sống của họ, góp phần vào cải thiện đời sống của nhiều người. Ở đây, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước dân vì nếu không, dân sẽ bỏ phiếu để thay đổi chính phủ bốn năm một lần. Khả năng của công dân để tác động đến những thay đổi của chính phủ là thực sự cần thiết để chính phủ làm việc vì dân. Ở đây có hai mục quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Mục đầu tiên là quy tắc mỗi người một phiếu trong việc lựa chọn chính phủ. Mục thứ hai là chính phủ phải nghe dân và đạt được sự ủng hộ của đa số người dân.
Mẫn Nhi - Vì sao Đài Loan quyết định dừng dự án thẻ căn cước gắn chip
Sau hơn 20 năm ấp ủ qua nhiều đời chính phủ, dự án vẫn tiếp tục bị nhét tủ.
" ...Đây có thể xem là thắng lợi chung của một xã hội dân chủ, nơi tất cả mọi người, bất kể có quan điểm đối lập đến đâu, đều được lên tiếng và có quyền đóng góp vào các vấn đề lớn nhỏ của đất nước."
16/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1Vxln9MLj8FhR5i9zhfOMPLgTa-ILmlDi/view?usp=sharing
Thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang) vào tháng 1/2021 thông báo sẽ yêu cầu các cơ quan xem xét tất cả những kiến nghị được nêu ra, kiểm tra lại toàn bộ quy trình thực hiện dự án.
Lộ trình mới chưa được công bố. Ưu tiên hiện tại của chính phủ là đảm bảo giải quyết thỏa đáng những vấn đề được dư luận chỉ ra.
Họ không bị buộc phải làm như vậy. Sau cuộc bầu cử vào năm 2020 vừa rồi, chính phủ của Đảng Dân tiến đang có uy tín tăng cao hơn bao giờ hết. Thành công trong việc chống dịch COVID-19 cũng giúp uy thế của chính phủ được nâng lên cả trong lẫn ngoài nước. Đảng của Tổng thống Thái Anh Văn cũng đang chiếm đại đa số trong Quốc hội, có thể dễ dàng thông qua những đạo luật theo ý mình mà không cần sự ủng hộ của các đảng đối lập.
Tuy nhiên, họ vẫn quyết định lắng nghe các tiếng nói phản biện từ giới trí thức, các chuyên gia và những tổ chức xã hội dân sự.
Lynn Huỳnh - Thiên hạ luận: sự thật
16/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1rim2SgwVNufRx1f-tCLEDVNFxmCtPfkw/view?usp=sharing
Báo VnExpress viết: “Từng thành viên Chính phủ phải gương mẫu, thực sự khiêm tốn, cầu thị, “lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là các ý kiến phản biện”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu như trên tại phiên họp Chính phủ đầu tiên sau khi Quốc hội kiện toàn nhân sự, ngày 15/4”.
Chưa biết lần này “ông Thiệu nói” còn trúng không, nhưng tạm hy vọng là tân Thủ tướng nói được, làm được qua việc ông sớm ‘đề nghị’ tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký lệnh đặc xá ở dịp 30 tháng tư sắp tới, hoặc Quốc khánh 2 tháng 9, hoặc có thể là ngày nào đó được chọn gọi là “chào mừng thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV” chẳng hạn, đối với tất cả những người trong chốn lao tù về tội danh theo cáo buộc ở Điều 117, Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Tuấn Khanh - “Chống đảng Cộng sản và nhà nước, chỉ có thể là tâm thần”.
16/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1uXTnwhoZQ0_po3JRIUxN0QwrV_H-XqaB/view?usp=sharing
Về vấn nạn cưỡng ép người khác biệt quan điểm chính trị hay hoạt động xã hội vào trại tâm thần, có thể được xem Liên Xô là anh cả, kế đến là Trung Quốc và nhiều nước cộng sản đàn em khác. Thập niên 2000, việc đưa vào trại tâm thần được áp dụng nhiều ở Trung Quốc và các nước cộng sản và độc tài, vì rất tiện lợi: không cần ra tòa, chỉ cần có công an và bác sĩ thỏa hiệp với nhau. Nhưng khác với thời chiến tranh lạnh, giờ đây, hành động đó hiển nhiên được coi là tội ác chống loài người, dù được ngụy trang với bất kỳ vỏ bọc nào.
Năm 1996, nhà thơ Joseph Brodsky qua đời tại căn hộ của mình ở Brooklyn Heights, New York. Sau đó ít lâu, Vladimir Radunsky, một họa sĩ Nga hâm mộ ông, đến làm một bia mộ, trên đó có dòng chữ tiếng Latin “Letum non omnia finit” (Chết chưa là hết). Diễn ngôn này mô tả danh tiếng của Brodsky, nhưng có lẽ cũng nhắc cho mọi người nhớ, nhà thơ vĩ đại này ra đi, nhưng ký ức về loại tội ác với con người của chế độ cộng sản, mà ông là một trường hợp, sẽ luôn được ghi nhớ.
Liệu Việt Nam có là quốc gia quyết định số phận Biển Đông hay không?
Diễm Thi, RFA
15/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1dD42vHod4lCyrVtfjoRwZp5CI5WjAGwS/view?usp=sharing
Hôm 15 tháng 4 năm 2021, trang tin News của Úc có bài viết “Will Vietnam decide the fate of the South China Sea?”, tạm dịch là “Liệu Việt Nam có là quốc gia quyết định số phận Biển Đông hay không?”. Bài viết của tác giả Jamie Seidel.
Biển Đông là tên mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea, là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng, trong đó có Việt Nam - là nước láng giềng gần nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 16 tháng 4 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1bL9vuL5DOnmL1Ij9KDzz9EDynPur704n/view?usp=sharing
Ngô Nhân Dụng: Putin thách thức Biden
15/4/2021
https://drive.google.com/file/d/11Y2g8RJpj1jKIr500vgPT3xwcRqhw1hf/view?usp=sharing
Hai “điểm nóng” trên thế giới hiện nay là eo biển Đài Loan, nơi tàu chiến và máy bay Trung Cộng đang dương oai diễn võ; và trong vùng Hắc Hải, với 83,000 quân sĩ Nga mới được điều động tới trong mấy tuần qua.
Đài Loan chưa nguy hiểm lắm, vì hòn đảo này đã tự bảo vệ được suốt 70 năm qua, lực lượng quân sự dù nhỏ hơn nhưng có thể buộc Trung Cộng phải trả một giá rất đắt nếu định tấn công. Nhất là toàn thể dân chúng đều muốn bảo vệ chế độ tự do dân chủ.
Mỹ - Trung : Đã đến lúc thay đổi chiến lược về Đài Loan ?
Thanh Hà RFI
16/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1ePP39GEJ76HDMAGPQ0sS-LpbwiZFtq_F/view?usp=sharing
Chuyện hy hữu : Le Monde số ra ngày 16/04/2021 có đến 8 bài báo để nói về châu Á. Xã luận của tờ báo dành cho Afghanistan, nhưng Đài Loan chiếm những trang đầu của nhật báo khi trở thành « tâm điểm trong căng thẳng Mỹ-Trung » và kịch bản nào nếu như hòn đảo này bị đánh chiếm ?
Hai thông tín viên của Le Monde, Frédéric Lemaître và Gilles Paris, một từ Bắc Kinh và một tại Washington, điểm lại những sự kiện trong những tháng gần đây cho thấy chính quyền Biden càng lúc càng quan tâm đến Đài Loan.
3 chủ đề chính trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden
Quý Khải
16/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1xD1OEK-kxC5Ir8l4o_BvmcSTucVBLksV/view?usp=sharing
Hôm nay 16/4 theo giờ Mỹ, Tổng thống Joe Biden sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tại thủ đô Washington của Mỹ. Đối đầu với chính quyền Bắc Kinh của ông Tập Cận Bình sẽ là chủ đề trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước lần này, theo Epochtimes.
Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ thảo luận về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và vấn đề Hồng Kông. Đồng thời, họ cũng sẽ công bố khoản đầu tư 2 tỷ USD của Nhật Bản vào mạng 5G để chống lại Huawei; chip điện tử, dịch viêm phổi Vũ Hán và biến đổi khí hậu cũng sẽ được đưa vào cuộc thảo luận.
Hai bên sẽ nhấn mạnh vai trò trung tâm của Nhật Bản trong chiến lược Trung Quốc của Hoa Kỳ và gửi một tín hiệu rõ ràng cho ĐCSTQ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét