Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 19 tháng 4 năm 2021

Hiếu Chân – Thách thức của tân Đại sứ Mỹ tai Việt Nam

19/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1_7ZdETYDyMDKticp_YpzhFFHdBugQ0sP/view?usp=sharing

Tổng Thống Joe Biden vừa đề cử ông Marc Knapper làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thay đại sứ hiện thời Daniel Kritenbrink mãn nhiệm kỳ ba năm và quay trở lại Bộ Ngoại Giao.

Ông Marc Knapper, ngoài 50 tuổi, là nhà ngoại giao chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm về Châu Á. Từ Tháng Tám, 2018 đến nay, ông là phó phụ tá ngoại trưởng chuyên trách Nam Hàn và Nhật Bản trong Đông Á-Thái Bình Dương sự vụ tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trước đó, ông đã trải qua nhiều công việc tại Tokyo, Seoul, Hà Nội và Bagdad. Tại Hà Nội, ông Marc Knapper làm tham tán chính trị của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ trong ba năm 2014-2017.

Cập nhật tình hình Biển đông ngày 19 tháng 4 năm 2021

Tàu Liêu Ninh. Đài Loan và Philippines

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

19/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1w2PZuWpQF5BMTbsy_ahtT281mewKxHrd/view?usp=sharing

Bản tin hôm nay tiếp tục ghi nhận những chuyển động của tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Đông cùng các diễn biến đáng chú ý khác ở khu vực.

1. Nhóm Tàu Liêu Ninh ở phía nam Hoàng Sa

Sau khi di chuyển xuống phía nam quần đảo Hoàng Sa vào ngày 16.4, nhóm tàu  Liêu Ninh của Trung Quốc được ghi nhận hoạt động ở vị trí có tọa độ 14.18N/112.06E, di chuyển theo hướng đông bắc, theo hình ảnh vệ tinh. Vị trí của nhóm tàu này cách thành phố Quy Nhơn khoảng 300 km.




Trong ngày 18.4 ảnh vệ tinh không ghi nhận được vị trí của chúng, nhưng theo thông tin mà tôi có được, chúng hoạt động ở khu vực đông nam đảo Tri Tôn trong ngày 18.4.

Vài ngày qua, nhiều chiến đấu Trung Quốc xuất hiện trên bãi đổ ở đảo Phú Lâm. Điều này gợi ý rằng chúng sẽ tiến hành tập trận và không loại trừ khả năng các chiến đấu ở Phú Lâm sẽ tham gia phối hợp cùng các tiêm kích J-15 trên tàu Liêu Ninh.

Lâm Vĩnh Thế - Tìm hiểu lệnh triệt thoái Quân Ðoàn II tháng 3-1975

https://drive.google.com/file/d/1v622fwgpeBarN_8qv4zFHs7f5sSVWwd4/view?usp=sharing

Có thể nói lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng Hòa đã trưởng thành vượt bậc trong thời gian của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa.  Khi được thành lập vào năm 1950, với quân số chỉ vào khoảng 60.000, lực lượng này mang tên là Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam.  Trong thời gian Ðệ Nhứt Cộng Hòa (1955-1963), lực lượng được cải danh thành Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa.  Từ 1965 trở đi, lực lượng quân sự này chính thức mang tên Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), và vào năm 1970, với sự trợ giúp rất tích cực của Hoa Kỳ, đã có một quân số lên đến trên 1 triệu người, với đầy đủ tất cả các quân binh chủng trang bị rất tối tân, gần như rập khuôn theo quân đội Mỹ, để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lăng do Bắc Việt phát động với viện trợ quân sự rất lớn lao của khối Cộng Sản mà quan trọng nhứt là từ Liên Xô và Trung Cộng. 

MRC Tiết lộ các kế hoạch để cân bằng phát triển lưu vực Mekong

(MRC unveils plans to balance Mekong basin development) 

Lay Samean – Bình Yên Đông lược dịch

Phnom Penh Post – 6 April 2021

https://drive.google.com/file/d/1M5WZLVEWCRAuRyYpZLchV0krYtsMzwsY/view?usp=sharing

Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) vừa tiết lộ Chiến lược Phát triển Lưu vực 10-Năm (Basin Development Strategy (BDS)) và Kế hoạch Chiến lược 5-Năm (Strategic Plan (SP)) để cân bằng phát triển và quản lý lưu vực nhằm giúp các quốc gia thành viên đối phó với các thách thức mới ló dạng và cải thiện tình trạng chung của lưu vực.

Trong một thông báo báo chí ngày 5 tháng 4, MRC nói BDS 2021-2030 đã được các chánh phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam chấp thuận.

Giới thiệu thi phẩm Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy

của  Hoàng-Phong-Linh Võ-Đại-Tôn

Điệp Mỹ Linh

https://drive.google.com/file/d/1DuZeCBzNyP_ROY9TgaAya8461KsCE8hB/view?usp=sharing

L.T.S.- Tập thơ Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy của Hoàng-Phong-Linh Võ-Đại-Tôn được ra mắt tại Houston, năm 1992, sau khi Ông mãn tù cộng sản Việt Nam. Điệp-Mỹ-Linh là người duy nhất giới thiệu tác phẩm này.

Kính thưa quý vị, thời gian gần đây, nhiều ngòi bút trong tập thể người Việt tỵ nạn đã tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực để viết, ca ngợi và đánh bóng hai nhân vật của “phía bên kia”. Hai nhân vật đó là Bùi-Tín và Dương-Thu-Hương. Tôi sẽ không phê phán bất cứ điều gì về Bùi-Tín và Dương-Thu-Hương; tôi chỉ xin thưa với quý vị rằng những ngòi bút thuộc “phía bên này” đã thực hiện rõ nét câu “Bụt nhà không thiêng”.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 19 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1cdbhN2EwrHbow6fafP1Npb2p8F5NwleY/view?usp=sharing

Tuyên Bố chung Mỹ-Nhật "Hợp tác toàn cầu Mỹ-Nhật cho kỷ nguyên mới"

18/4/2021

https://vietquoc.org

HD Press phiên dịch

https://drive.google.com/file/d/1kL3cdO0W3B748ozhq9z4C3nR-1zgSJmi/view?usp=sharing

Tổng thống Joseph Biden vinh dự được đón tiếp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ngày nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản tái lập một Liên Minh đã trở thành nền tảng của hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Dù đại dương ngăn cách hai quốc gia chúng ta, nhưng những cam kết đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và trật tự kinh tế tự do và công bằng, sẽ đoàn kết chúng ta.

Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản thống nhất chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc

17/04/2021

Reuters

https://drive.google.com/file/d/12-ZgOB-ipZBn_NsAYqzS6yq_vcKkyHVo/view?usp=sharing

Tổng thống Joe Biden ngày thứ Sáu thể hiện sự thống nhất với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chống lại một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán khi nhà lãnh đạo Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức.

Cuộc hội đàm cho tổng thống Đảng Dân chủ cơ hội để tiến xa hơn với cam kết của ông hồi sinh các liên minh của Mỹ vốn đã bị rạn nứt dưới thời người tiền nhiệm Đảng Cộng hòa Donald Trump.

Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Andrew Selth  - Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

18/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1YEF3EuMizb9BwXLfowI-ykw-iiyzAp-R/view?usp=sharing

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét