Phát biểu của đại sứ Atul Keshap, Phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ, tại Hội nghị đối thoại chính sách 1.5 của hợp tác Mekong-Hoa Kỳ.
(Remarks by Ambassador Atul Keshap, Principal Deputy Assistant Secretary, at the Mekong-U.S. Partnership Track 1.5 Policy Dialogue Opening Plenary)
U.S. Embassy & Consulate in Thailand – Bình Yên Đông lược dịch
U.S. Indo-pacific Command - March 22, 2021
https://drive.google.com/file/d/1Sa57bNcA168nxqRLgiGV5RdTNgq6HPtQ/view?usp=sharing
U.S. Embassy & Consulate in Thailand – Mekong quan trọng! Rất vinh hạnh để nói chuyện ở đây, buổi đầu tiên của loạt Đối thoại quan trọng nầy, nơi chúng ta lắng nghe tiếng nói của khu vực về tăng cường minh bạch và cai quản có trách nhiệm. Những cuộc tập họp như thế nầy minh họa cho quan điểm của Tổng thống (TT) Biden là chúng ta chỉ có thể đối phó với những thách thức toàn cầu càng ngày càng tăng bằng cách cộng tác với nhau.
Tôi cũng rất vui vì là một trong các viên chức đầu tiên của nội các Biden để nói về tầm quan trọng của khu vực Mekong đối với Hoa Kỳ. Trong một trong những diễn văn đầu tiên trước công chúng, Ngoại trưởng Blinken đã cam kết để Hoa Kỳ đào sâu việc hợp tác, hiện đại hóa mối quan hệ, và phát triển các phản ứng với các đe dọa chung, chẳng hạn như thay đổi khí hậu và Covid-19.
Báo cáo nhân quyền của Mỹ: Người dân Việt Nam không thể thay đổi chính phủ bằng bầu cử tự do
05/04/2021
VOA Tiếng Việt
https://drive.google.com/file/d/1QWl9uc0KxX1qpevyjYYQFBP7_i4Eb8V_/view?usp=sharing
Công an Việt Nam đứng gác trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội nơi Đại hội 13 của Đảng Cộng sản diễn ra từ 25/1 đến 2/2 vừa qua. Báo cáo nhân quyền mới nhất của Mỹ nói Việt Nam không có bầu cử tự do và người dân bị hạn chế tham gia chính trị.
Báo cáo nhân quyền của Mỹ mới được công bố cho biết người dân Việt Nam không có tự do để bầu chọn ra chính phủ mà họ mong muốn cũng như bị hạn chế tham gia chính trị, trong số nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng khác – từ việc “sát hại phi pháp bởi chính phủ” cho đến thiếu tự do ngôn luận và hội họp
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ được Ngoại trưởng Antony Blinken công bố hôm 30/3 về tình hình nhân quyền của gần 200 nước trên thế giới, là những quốc gia đang nhận viện trợ của Mỹ và là thành viên của Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm báo cáo về tình hình nhân quyền ở các nước này lên Quốc hội Hoa Kỳ theo quy định của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài 1961 và Đạo luật Thương mại 1974.
Nguyễn Quang Tô: Phan Bội Châu Với Bài Học Cách Mạng Dân Tộc
BY UYÊN NGUYÊN on THÁNG MƯỜI MỘT 30, 2019
(Bài nói chuyện của
Giáo sư Nguyễn Quang Tô tại Viện Đại Học Vạn Hạnh
nhân dịp kỷ niệm ngày húy nhật thứ 33 của Phan Sào Nam, 29-10-1973)
https://drive.google.com/file/d/1RCEJ2rWiqmfFC7f1QcUl6ffclwK1Q0Tl/view?usp=sharing
Suốt lịch sử cách mệnh dân tộc Việt Nam hiện đại từ Phan Ðình Phùng cho tới Nguyễn Thái Học, núi xương sông máu, hai Cụ Phan nhất là Phan Bội Châu thực tiêu biểu cho cái ý chí quật cường bền bỉ, dẻo dai của dân tộc Việt Nam.
Sinh bất năng trừ thiên hạ hoạn / Tử bất năng tiết ý trung cừu / Trường hận mang mang, Lam thủy Hồng sơn thiên cổ tại / Tiền hồ thử ý cục phương chung / Hậu hồ thử vũ đài sơ khởi / Bức nhân đốt đốt, Âu phong Á vũ bất phương lai. (Phan Bội Châu)
Tạm dịch:
Sống không trừ nỗi lo thiên hạ / Chết chửa nguôi trong ý oán cừu / Lòng giận mang mang gửi lại non sông muôn thủa / Màn hý kịch trước đà buông xuống / Ðài đấu tranh sau vội mở lên / Giục người đan đắn gió Âu mưa Á ngập trời.
Ðây là tiếng nói giờ phút cuối cùng của Cụ Phan Bội Châu ngày 29-10-1940.
Lâm Lễ Trinh – Trách nhiệm của Văn Học Nghệ Thuật trong công cuộc Dân Chủ hóa Việt Nam
https://drive.google.com/file/d/1s12TLybuAr8ns6raWXma8S2PhlTEuuL6/view?usp=sharing
LTS: Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie.
Sau sự giới thiệu và phân tích khá đầy đủ của ông Viện trưởng Nguyễn Khắc Hoạch và nhà thơ Viên Linh, tôi xin mạo muội góp thêm một vài nhận định và ý kiến về quyển sách “Tuyết Xưa” do ông bạn Trần Ngọc Ninh đã có nhã ý đề tặng.
Sáng tác rất công phu này gồm có ba phần: 1) các tạp bút mà tác giả hài hước mệnh danh “rơm rác đời làm báo” đăng trước năm 1954, lúc còn là sinh viên y khoa, trong tập san y học Vui Sống tại Hànội. 2) một số diễn văn và bài nghiên cứu sau 1954, về nguồn gốc văn hóa thái cổ Việt Nam và các mối liên hệ với dân tộc, lịch sử, xã hội..3) Ý nghĩa và vai trò của huyền thoại dân tộc. Nhiều hình ảnh và minh họa mỹ thuật được trình bày khoa học qua 320 trang sách.
Trần Trung Đạo: Diễn Biến Chống Diễn Biến và Tự Diễn Biến Hòa Bình
29/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1mAz9B38pVvq_vdtpGFxLNNtJinHk_Kkq/view?usp=sharing
Tháng 4/1994, trước làn sóng cách mạng dân chủ diễn ra tại Đông Âu, “diễn biến hòa bình” vốn là một đe dọa, đã được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa lên hàng nguy cơ, và là một trong bốn nguy cơ hàng đầu trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Từ đó đến nay, đại hội X sang đại hội XI cũng như trong các văn kiện đảng, tập huấn, hội nghị, sách vở của nhà xuất bản chính trị quốc gia nhiều lần nhắc nhở đến nguy cơ này.
Mạc Văn Trang – "Hai quê hương" : Cuốn sách thú vị
04/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1eKED4LdXJeEMPBSpj-0yBNktY-XIgPiU/view?usp=sharing
Anh quyết định viết một lá thư 15 Trang gửi cho Tổng bí thư Chủ tịch nước Honecker và thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl để nói rằng không thể biến nước Đức thành bãi chiến trường hạt nhân, nước Đức cần phải thống nhất bằng hoà bình...!. Mặc dù anh đã gửi thư bí mật và ẩn danh nhưng STASI điều tra từ dấu vết của chiếc máy chữ đánh văn bản và cuối cùng đã tìm ra thủ phạm. Họ vui mừng vì nghĩ đây là một trọng án, do một tổ chức thế lực thù địch, có bàn tay của nước ngoài, âm mưu chống phá nhà nước... Nhưng dù có tra tấn kiểu gì, cuối cùng họ chỉ bắt được có mình Michael. Anh bị kết án tù 4 năm.
Nhưng sau đó được chính quyền Tây Đức chuộc anh rồi chuộc cả mẹ và vợ con anh sang Tây Đức.
Ta cũng nên biết: “Trong thời gian từ 1962 đến 1989 chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã chi hơn 3,41 tỷ DM để mua lấy tự do cho 33.750 tù chính trị trong các nhà tù của Đông Đức. Ngoài ra chính phủ CHDC Đức cho 250.000 công dân của minh sang định cư ở Tây Đức, chính phủ CHLB Đức đã phải chi thêm hơn 5 tỷ DM, tổng số 8,44 tỷ DM”...
Điểm tin thế giới ngàyThứ hai 5 tháng 4 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1YHpsWeZ8UeyJmvVu2CYK51QiScGSRX69/view?usp=sharing
Steven Lee Myers và Jason Gutierrez - Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát Biển Đông
With Swarms of Ships, Beijing Tightens Its Grip on South China Sea. New York Times
After building artificial islands, China is using large fleets of ostensibly civilian boats to press other countries’ vessels out of disputed waters.
Anh Khoa dịch
05/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1PGjPfQ4-j3x3n96_IaRojKalK33ndfQM/view?usp=sharing
Sau khi xây dựng các đảo nhân tạo, Trung Quốc đang sử dụng các đội tàu dân sự lớn để ép tàu của các nước khác ra khỏi vùng biển tranh chấp.
Các tàu Trung Quốc đến như những vị khách không mong muốn và không chịu rời đi.
Ngày qua ngày càng có nhiều tàu thuyền xuất hiện hơn. Trung Quốc cho biết đây chỉ là những chiếc thuyền đánh cá, mặc dù chúng không có vẻ như đang đánh cá. Người ta khẳng định rằng hàng chục tàu đã nằm sát nhau thành từng hàng ngay ngắn để tự bảo vệ trước những cơn bão không bao giờ đến.
Nguyễn Hải Hoành - Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?
4/4/2021
https://drive.google.com/file/d/13cTaAcDhoLaWeJmjoX2WY-B7lQPibFhc/view?usp=sharing
Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét