Tưởng Năng Tiến - Văn Hoá Nịnh
https://drive.google.com/file/d/1CETXfUiMeGyjCk6PzndXBvycGO5heVZQ/view?usp=sharing
Ngày 7 tháng 8 năm 2015, NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ thành công luận án Hành Vi Nịnh Trong tiếng Việt”. Sự kiện này đã gây ra không ít ngộ nhận và điều tiếng eo sèo (đáng tiếc) khiến GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, phải lên tiếng :
“Không nên đáng giá nịnh theo nghĩa dung tục… Nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để chúng ta biết thế nào là nịnh để tránh xa. Việc đó rất tốt, không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu. Đây là luận án khá hay, có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, tôi đang khuyến khích tác giả công bố nghiên cứu này thành sách.”
Việt Nam : Nhà thơ người Cham Đồng Chuông Tử 'mất tích'?
Câu chuyện Cham-16. ĐỒNG CHUÔNG TỬ BỊ CÂU LƯU, KHẢ NĂNG MỞ NÚT THẮT TỪ ĐÂU?
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1PWGcpwKCoVfpZEOcj-5AYVrNifN7iNAJ/view?usp=sharing
Một nhà thơ, nhà hoạt động xã hội dân sự và văn hóa người Chăm, ông Đồng Chuông Tử bị mất tích từ hôm thứ Tư, 07/4/2021, trong lúc gia đình bày tỏ nghi ngại với BBC là ông đã bị an ninh chính quyền 'bắt giữ'.
Hôm thứ Sáu, trên đường từ tỉnh Bình Phước về nhà ở tỉnh Bình Thuận, bà Phú Thị Hà Nin, vợ của nhà thơ nói với BBC:
Hoàng Tuấn Công - Từ “túi đom đóm” của Tàu đến “trứng đom đóm” của Ta
Tuổi thơ “dữ dội” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ
Ngày 10-04-2021
https://drive.google.com/file/d/1XH2Np9xSPH6H_KFTEBih2Bv60fOKfgpM/view?usp=sharing
Đời Tấn (晉) có người học trò tên là Xa Dận (車胤), tự Vũ Tử (武子), thông minh dĩnh ngộ ham học, nhưng gia cảnh bần hàn. Nhà nghèo, không đủ tiền mua dầu thắp sáng, nên vào những đêm hè, Xa Dận bắt đom đóm bỏ vào một cái túi lụa, gọi là “nang huỳnh” 囊螢 (túi đom đóm) để tạo ra ánh sáng đọc sách thâu đêm. Đến khi trưởng thành, Xa Dận càng nổi danh mẫn tiệp, thông tuệ, sau làm tới chức Lại bộ thượng thư.
Cũng vào đời Tấn, còn có một anh học trò khác, tên Tôn Khang (孫康), nhà cũng rất nghèo. Tối đến không có dầu đèn để xem sách, Tôn Khang cảm thấy đêm dài như vô tận. Đến mùa đông tuyết rơi, anh học trò nghèo Tôn Khang thường ngồi cạnh cửa sổ, nhờ ánh sáng phản chiếu của tuyết trong đêm để đọc sách, sau thành tài, làm quan tới chức Ngự sử đại phu.
Nguyễn Quang Duy – Saigon những ngày cuối tháng 4
Posted on April 29, 2020 by Lê Thy
https://drive.google.com/file/d/1Tbn6T1uo8cUyC1Dln0j4yRC8oCFJgJzM/view?usp=sharing
Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975.
Sau trận Phước Long 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.
Ngày 10/3/1975, Thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công thất thủ sau hai ngày chống cự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, cao nguyên Trung phần lọt vào tay cộng sản.
Ngày 8/3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Quảng Trị, Quảng Trị mất, rồi các tỉnh miền Trung lần lượt mất theo.
Bao vây Sài Gòn
Nguyễn Đức - Giới Thiệu Sách “Lịch Sử Sẽ Phán Xét” Của Gs. Trần Gia Phụng
09/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1gYcoDTKTIgwvAYkYHZoqskJgJsp-MhYy/view?usp=sharing
Tại các nhà sách ở Little Saigon vừa mới xuất hiện sách “Lịch sử sẽ phán xét” của tác giả Trần Gia Phụng, do nhà xuất bản Non Nước Toronto phát hành. Không kể những tác phẩm tái bản, đây là đầu sách thứ 22 của ông Trần Gia Phụng ở hải ngoại.Sách dày khoảng 650 trang, tập trung 63 bài báo viết về cộng sản mà tác giả Trần Gia Phụng viết khoảng hơn 10 năm qua, đã đăng trên các báo ở hải ngoại. Ngoài công việc viết sách sử học, ông Phụng còn viết báo về nhiều đề tài khác nhau. Nay ông tập hợp riêng những bài báo chuyên về đề tài cộng sản và in thành một quyển sách.Vì là những bài báo rời, nên toàn bộ sách nầy không có chủ đề thống nhứt từ đầu đến cuối như các sách khác của ông, mà chỉ là những vấn đề khác nhau xoay quanh đề tài cộng sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh đến ngày nay.
Đinh Bá Trung - Sự hung hăng của Trung Quốc đẩy Việt Nam vào “vòng tay” của Hoa Kỳ
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/189P7TdF968aQ1YkFT1RlDcdDHuj7bphC/view?usp=sharing
Việt Nam chuyển hướng từ Trung Quốc sang Mỹ
Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc dường như ngày càng nguội lạnh đi. Hồi tháng 10 năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đi thăm 4 nước ASEAN, rồi tháng 1 năm nay ông Vương Nghị đi thăm thêm 4 nước ASEAN khác, chỉ trừ Singapore và Việt Nam.
Đầu tháng 4 này, Trung Quốc cũng đã mời ngoại trưởng của 4 nước ASEAN đến hội đàm tại Bắc Kinh. Cụ thể, có Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và Ngoại trưởng Philippines Teddy Locsin. Trong tất cả các lần gặp này, đều không thấy Trung Quốc đề cập tới Việt Nam. Trái ngược với sự nguội lạnh này là sự nồng ấm trong quan hệ Việt - Mỹ. Việt Nam cùng với Singapore là hai trường hợp được nhắc tên cụ thể trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Biden hồi đầu tháng 3.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 11 tháng 4 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1LDX2ut50NxBVP8nM-jFnBYBnsFmGlO0q/view?usp=sharing
Thông điệp Vương Nghị gửi Tokyo qua cuộc điện đàm gần đây là gì?
Analysis: Wang has message for Japan -- 'Taiwan, Taiwan, Taiwan'
In 90-minute call, Chinese diplomat draws red line ahead of Suga-Biden summit
KATSUJI NAKAZAWA, Nikkei senior staff writerApril 8, 2021 05:14 JST
Hải Lam Lược dịch
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1gRRVlgHjRyGgA_AWfZrrgJVgW5QlBmx7/view?usp=sharing
Cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị diễn ra hôm thứ Hai (5/4/) đã diễn ra theo yêu cầu của phía Bắc Kinh. Ông Vương có một thông điệp khẩn cấp muốn gửi tới Ngoại trưởng Motegi qua cuộc đối thoại này, đó là: ‘Đài Loan, Đài Loan, Đài Loan’, theo Nikkei.
Động thái của ông Vương phản ánh sự lo lắng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ được tổ chức tại Washington vào ngày 16/4.
Bs. Nguyễn Đan Quế - Myanmar: Tương lai nào?
Cao trào Nhân Bản
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1SYKASuCKCftJV3ge5nppUYMp0IxLwSN_/view?usp=sharing
Vài nghìn người khác, đang ẩn náu tại nhà của người dân tộc Shan và Kachin ở miền bắc Miến Điện. Saw Jay, giám đốc một tổ chức phi chính phủ Miến Điện bảo vệ người Karen, nhận định với phóng viên của Libération, « việc người Bamar (dân tộc chiếm đa số) nằm dưới sự bảo vệ quân sự của các tộc người thiểu số làm thay đổi cán cân quyền lực truyền thống ở đất nước chúng tôi (Miến Điện). Kể từ giờ, một phần lớn cuộc đấu tranh chống tập đoàn quân sự dựa vào người thiểu số. Họ thường bị lãng quên nhưng giờ trở thành trung tâm bàn cờ chính trị ».
Sát cánh với phong trào bất tuân dân sự chống lại quân đội có thể là cơ hội để họ được đối xử công bằng hơn và được công nhận là một phần của nhà nước liên bang. Miến Điện đang có cơ may trở thành một xã hội nhân bản hơn, vượt lên trên mọi chia rẽ sắc tộc. Hướng đấu tranh đó phù hợp kỷ nguyên Nhân Bản Kỹ Trị, với thế giới đang chuyển mình đi vào hợp tác Bắc – Nam, mà ASEAN, trong đó có Myanmar, là thí điểm đầu tiên và quan trọng nhất trong việc hình thành Khối Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét