Giải mã sức mạnh bất khả xâm của “bà trùm xã hội đen và xã hội đỏ” Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà!
10/04/2021
https://drive.google.com/file/d/1UIzbcczWT6iD9ye9IbbSfLjUQL_q-1oU/view?usp=sharing
Có thể nói sau đại hội 13, Nghệ An nổi lên như một địa phương có sức mạnh phe nhóm thuộc loại bậc nhất Việt Nam hiện nay với 14 người là ủy viên trung ương, trong đó có 3 ủy viên bộ chính trị, chỉ xếp sau hà Nội với 20 người. Danh sách được liệt kê như sau:
Có thể nói hiện nay thế lực của tỉnh Nghệ An đang nổi lên như là một thế lực địa phương che chở cho nhau rất khó công phá. Trong Bộ Chính Trị có 3 người và 11 ủy viên trung ương đảng rải rác khắp các ban ngành ở trung ương cho đến các tỉnh. Bà Phạm Thị Thanh Trà là một trong 14 thành viên ủy viên trung ương đảng gốc Nghệ An nên dù cho bà có bị tai tiếng gì cũng có thế lực từ trung ương đến địa phương bao che cho bà nên thế của bà trà rất vững. Tuy bà Phạm Thị Thanh Trà chưa vào Bộ Chính Trị nhưng về thế và lực của bà chưa chắc gì lép vế so với bà Trương Thị Mai.
Ts. Phạm Đình Bá - Chiến lược, nhận thức và quan hệ đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1wqhJ5gbyhaVvzuN5SG3PjJy0jbCs2BZp/view?usp=sharing
Tóm lược nghiên cứu quan điểm từ bảy quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Tonga, Nhật Bản và Trung Quốc
COVID-19 và sự thúc đẩy chiến lược của Trung Quốc
Nghiên cứu thực địa cho bài này đã kết thúc vào đầu tháng 3 năm 2020, ngay khi các tác động nghiêm trọng trên toàn cầu, chính trị, xã hội và kinh tế của COVID-19 đang xảy ra. Mỗi quốc gia trong số sáu quốc gia kể từ đó đã đối phó với đại dịch theo cách riêng của họ (ví dụ Ấn Độ tiến hành phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng). Đồng thời, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình nghị sự chiến lược của mình. Trung Quốc đã thông qua luật an ninh ở Hồng Kông, phát động các cuộc tập trận quân sự lớn được thiết kế công khai để huấn luyện cho một cuộc xâm lược Đài Loan, và tăng cường hoạt động, cả trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (gây tử vong) và ở Biển Đông.
Tháng 4/1975 - Biệt Đội 813/LĐ81/BCND tại Tây Ninh
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1-7sCjakzEImNDeX9U49eSosuOzkNPgbx/view?usp=sharing
Giữa tháng 3/75, đại bộ phận Liên Đoàn 81/BCND do Trung Tá Chỉ Huy Phó Nguyễn Văn Lân chỉ huy được điều động lên Tây Ninh để cùng với Sư Đoàn 25 phòng thủ vùng Tây Bắc Sài Gòn (Tư Lệnh Sư Đoàn 25 lúc đó là Cựu Thiếu Sinh Quân Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá).
Khi Liên Đoàn 81/BCND đến Tây Ninh, Căn Cứ Hành Quân đóng tại Xóm Chàm và Biệt Đội 813/BCND là thành phần trừ bị, có nhiệm vụ phòng thủ vòng ngoài Căn Cứ Hành Quân. Khoảng một tuần sau, Biệt Đội 813 được điều động lên Trảng Sụp, tiền đồn cực Tây của Tỉnh Tây Ninh để thay thế cho Biệt Đội 816/BCND của Đại Uý Lễ.
Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật “Vùng xám” & “Chiến tranh nhân dân trên biển” của Trung Quốc
08/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1ciq-Q0A5aj7-UEmffNSIvWpdaO_1hQiQ/view?usp=sharing
Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến thuật “vùng xám”, đặc biệt là “Chiến tranh nhân dân trên biển” trong việc thực hiện tham vọng bành trướng của nước này ở Biển Đông. TS. Vũ Hồng Lâm, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề biển Đông và an ninh châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (APCSS) cho rằng, để đối phó hiệu quả với những chiến thuật này của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Philippines và Việt Nam cần sớm đưa các vi phạm của Trung Quốc ra công luận quốc tế đồng thời kiên trì đấu tranh với Trung Quốc ngay tại khu vực xảy ra xung đột.
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 10 tháng 4 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1KHaS_giHbR-QfNuCOvpzgFjWkaRlF7MB/view?usp=sharing
Gậy ông đập lưng ông? Trung Quốc dùng công nghệ Mỹ để chế tạo vũ khí chống Mỹ
Ellen Nakashima and Gerry Shih, China builds advanced weapons systems using American chip technology.
Washington Post | April 7, 2021
https://drive.google.com/file/d/1LG-mcJsf6W-KIcGr61RHd6KhEOJP1MZA/view?usp=sharing
Tờ Washington Post đưa tin, các cựu quan chức Mỹ vừa tiết lộ về một hệ thống siêu máy tính, mô phỏng sức nóng và lực cản của các tên lửa siêu thanh tăng tốc trong khí quyển, có thể nhắm vào nhằm vào tàu sân bay Mỹ hoặc Đài Loan. Siêu máy tính này được đặt trong một cơ sở quân sự bí mật ở tây nam Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho biết chiếc máy tính này được trang bị những con chip siêu nhỏ do một công ty Trung Quốc có tên là Phytium Technology thiết kế bằng phần mềm của Mỹ và được xây dựng tại nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới ở Đài Loan.
Cơ sở thử nghiệm siêu thanh này được đặt tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khí động học Trung Quốc (CARDC), nơi có các mối liên hệ quân sự “trong bóng tối”, được điều hành bởi một thiếu tướng PLA và các cựu quan chức Trung Quốc.
Trung Quốc đe dọa vệ tinh quân sự và thương mại của Mỹ
Thanh Hà RFI
09/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1lCiuJKWaov7PhlPO78ERu9ErzWfUiufR/view?usp=sharing
AstraZeneca, Covid-19 vẫn chiếm nhiều trang báo Paris ngày 09/04/2021 cùng với một chủ đề mới là thông báo của tổng thống Macron khai tử Trường Hành Chính Pháp Quốc Gia ENA, lò đào tạo ra các quan chức cao cấp của Nhà nước. Ở phần trang quốc tế, bạo động trong nhiều ngày liên tiếp tại Bắc Ai Len - thuộc Vương Quốc Anh, kế hoạch của tổng thống Mỹ muốn đánh thuế các đại tập đoàn đa quốc gia là chững chủ đề chính. Về châu Á, có khá nhiều bài báo thú vị trong ngày.
Mạnh Kim - Điện ảnh Mỹ nhìn từ Oscar: ngày càng thiếu những kiệt tác bất hủ
10/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1tywGKtGiTNn5_0GS8CqCDN5Ey07j7_Bp/view?usp=sharing
Sự thay đổi của Hollywood trong ít nhất 10 năm qua là điều gần như bất kỳ người hâm mộ nào cũng có thể thấy. Không chỉ việc bùng nổ khuynh hướng thương mại, điện ảnh Mỹ cũng ngày càng trơ trẽn trong việc uốn nắn kịch bản sao cho có thể chìu lòng thị trường Trung Quốc, nơi Hollywood đang hốt bạc đậm nhất. Cùng với đó là tình trạng thiếu vắng những kịch bản đậm yếu tố nghệ thuật truyền thống Hollywood. Xem lại các bộ phim sản xuất thập niên 1990 với những phim gần đây, có thể cảm nhận rất rõ sự thay đổi và đi xuống của điện ảnh Mỹ như thế nào. Xem lại những tác phẩm đoạt giải phim hay nhất của Viện hàn lâm khoa học nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) khoảng một thập niên qua, có thể thấy cái gọi là “kinh điển”, là “để đời”, gần như đang mờ nhạt dần…
Ký Thiệt - Chuyện Hoa Kỳ : Biên giới “khủng hoảng”?
09/4/2021
https://drive.google.com/file/d/1efvrak8_WcUfw2q1VXi-bQ5OwryHlh_A/view?usp=sharing
Hoa Kỳ là siêu cường số một trên thế giới với một sức mạnh quân sự vô địch, đã có mặt tại nhiều nơi để giữ gìn trật tự an ninh trên hành tinh đa sự này lại đang tỏ ra bất lực, không giữ nổi an ninh tại vùng biên giới phía nam của chính mình!
Chuyện khó tin nhưng có thật ấy đang diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và đang là đề tài tranh cãi giữa những người có trách nhiệm đổ lỗi cho nhau.
Sở Bảo vệ Quan thuế và Biên giới (Customs and Border Protection, viết tắt là CBP) đang phải đối phó với hơn 171 ngàn di dân bất hợp pháp, chỉ riêng trong tháng Ba vừa qua, một sự gia tăng nổi bật so với những con số của năm vừa qua và những dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam không giảm mà còn gia tăng. Con số, căn cứ trên dữ liệu gần đây và chưa kết thúc, đánh dấu sự tăng vọt của số di dân đã vốn đã cao trong tháng hai là 100,441. So với tháng hai 2020 thì chỉ có 34 ngàn di dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét