Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 6 tháng 4 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Góp ý về lợi ích chung

06/4/202

https://drive.google.com/file/d/1q0WXfegD-0wJtzShmHqCKz9QkIawxl4a/view?usp=sharing

Trong xã hội dưới ánh sáng mập mờ của đảng ngày nay, có vẻ như chúng ta không thể tin tưởng bất cứ ai đang nói thật (nếu họ có thể làm tốt hơn cho chính mình bằng cách nói dối), chúng ta trải nghiệm cán bộ nhiều tham nhũng và đạo đức xã hội xuống cấp (1). Câu hỏi đã được đặt ra là tại sao dân ta lại tàn bạo với đồng loại như vậy?

Chúng ta không thể tin tưởng vào minh bạch vì các cán bộ tham nhũng che giấu sự thật, bao gồm cán bộ cấp cao, 27 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (2). Các nhà báo quốc doanh che giấu các báo cáo thực của họ để dành sự ưu ái từ cán bộ. Các giáo viên có thể dạy học để làm hài lòng những người bảo trợ giàu có hoặc quyền lực. Các nhà sử học có thể thay đổi lịch sử nếu làm như vậy họ có được sự giàu. Các nhà khoa học có thể làm nghiên cứu tạm bợ cho những động cơ ích kỷ. Sự thật có thể biến thành một chuỗi các tuyên bố trống rỗng.

Trần Trung Đạo -  Gọi tên cuộc chiến

5/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1h9t8Ecrfm-qFBCCtWoCf7MZTTxQlzNSO/view?usp=sharing

Giới thiệu: Điểm khác nhau căn bản giữa Chủ thuyết Nixon và Chủ thuyết Truman là sự thay đổi từ ngăn chận làn sóng CS (containment of communism) sang hợp tác (với Trung Cộng) và hòa hoãn (với Liên Xô). Đối với xung đột quân sự tại Việt Nam, Nixon chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).

Trong diễn văn đọc tại Guam tháng 11, 1969, TT Nixon tuyên bố Mỹ chỉ yểm trợ vũ khí và phương tiện cho các quốc gia đồng minh nhưng bảo vệ lãnh thổ là trách nhiệm của chính phủ và nhân dân các nước đó. Theo cách hiểu của các nhà lãnh đạo Mỹ, từ khi chiến tranh bộc phát cho đến khi người lính Mỹ tác chiến cuối cùng rời Việt Nam là cuộc chiến tranh giữa Mỹ và CSVN.

Thái Hạo  - Chuyện đùa về "nhiệm vụ chính trị mới" của Giaó viên

Thái Hạo - Một hệ thống giáo dục bạo lực

06/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1Ze9OjjmgJex2vADnFvaiAdF6WX5ZfoCn/view?usp=sharing

Một người bạn cũ đã lâu ngày không liên lạc, tối nay bỗng gọi, nói luôn “vừa đi đánh trận về”. “Đánh trận gì?”. “Đánh facebook”. Hỏi một hồi mình mới hiểu ra. Nhưng đến giờ vẫn chưa tin rằng đó là sự thật. Vì nó giống một chuyện tiếu lâm nhiều hơn.

“Đánh sập các trang facebook theo lệnh của cấp trên” – đó là nhiệm vụ chính trị mới của người giáo viên! Có rất nhiều đội tác chiến, mỗi đội khoảng 50-100 người là giáo viên và cán bộ công nhân viên chức nói chung; cứ đến lịch 7h tối là cấp trên sẽ gửi khoảng 2 đường dẫn (link fb) vào group của đội, và toàn đội ấy sẽ cầm điện thoại lên rồi tác chiến (cáo cáo) cho đến khi nó sập. Đánh từ 7h-9h tối, khi nào 2 tài khoản fb ấy sập thì thôi. Nếu không sập là “không hoàn thành nhiệm vụ”, sẽ bị “xử lý” bằng khiển trách, hạ thi đua hay các hình thức khác.

Nguyên Vũ -   46 năm cấm tín đồ Hòa Hảo kỷ niệm Ngày Đức Thầy vắng mặt,  Nhà cầm quyền chưa nguôi hận?

46 năm qua, người Hòa Hảo chưa một lần được làm lễ trọn vẹn cho Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.

06/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1amGjBMa_TuTU9YElA22ZKfDQnCMQ02O7/view?usp=sharing

Chức sắc Phật giáo Hòa Hảo tại Sài Gòn năm 1968. Ảnh: Keystone Features. Phòng đọc giảng của Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây năm 1966. Ảnh: Mark Gayn /Toronto Star.

Vào những ngày này, nếu đi qua tỉnh An Giang, bạn sẽ thấy có những ngôi nhà treo băng-rôn, dựng bàn thờ trước nhà, có thể trên bàn sẽ đặt một bức hình của một người đàn ông mặc áo dài đen với tóc dài búi ra phía sau. Người đàn ông đó chính là Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ.

Đáng lý ra, các tín đồ phải diễu hành trên đường phố, phải quần tụ giáo dân để tưởng nhớ sự kiện ra đi của thầy mình, nhưng họ không thể. Những ngôi nhà treo băng-rôn và dựng bàn thờ ấy là những gia đình thật sự can đảm.

Lâm Vân An - Tháng Tư 1975 :  sự đứt gãy lịch sử và sự vỡ vụn của những giấc mơ

Sài Gòn Nhỏ 3-4-21

https://drive.google.com/file/d/1vBK9B_b4YpPK-A8u2xUCeSM4sjuFNoge/view?usp=sharing

Với tuyệt đại đa số người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, sự kiện “giải phóng” là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ tuyệt đối của các giá trị văn hóa miền Nam

Năm 1975 là năm tôi dự định sẽ tốt nghiệp Sư phạm Quốc gia Sài Gòn, năm tôi sẽ trở thành cô giáo, sẽ đạt được mơ ước tay cầm phấn trắng, ngâm thơ đọc văn dạy học trò, được thực hiện giấc mơ đã ấp ủ từ những năm 7-8 tuổi. Xin chua thêm, thời của tôi: vào được trường quốc gia sư phạm không hề dễ, một người phải đủ kiến thức cơ bản (tốt nghiệp tú tài đôi), thi tuyển đậu vào trường sư phạm, rồi phải qua được vòng sát hạch về dáng đi tướng đứng (không dị tật thể hình), đạt chuẩn về giọng nói (không ngọng, đớt, phát âm sai), viết chữ đẹp (ngay hàng thẳng lối), qua được ban sát hạch khó nhằn thì mới có thể trở thành người đào tạo thế hệ tương lai.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 6 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1aO-8arFfa1WLsefPNhIROUoHPskrRb6f/view?usp=sharing

Nguyễn Thị Bé Bảy  - Hoa Kỳ:  Vàng Giả (Vàng thật không sợ lửa)

5/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1t-T8r-4q685jdDXlHH2_bOgmj869mhNH/view?usp=sharing

 

1/ Nhiều bản tin mới đây nói về một cái “youtube” của Bạch Ốc Joe Biden được big tech chỉnh sửa con số “dislike”(không thích) khi nó lên đến 2 triệu rưởi!

Một điều nữa là cái mục “comment”  ý kiến đóng góp của khán giả dưới các youtube cũng đã bị khoá lại từ lâu, sau khi nhận được những ý kiến khiến cho giới chức tại Bạch Ốc hiện nay không hài lòng!

YouTube removes 2.5 million “dislikes” on White House …

‘Protecting Biden from further embarrassment’: YouTube to …

YouTube To Remove ‘Dislike’ Feature As Biden WH Content …

Đây là “tự do ngôn luận” của chính quyền đương nhiệm, là sự thể hiện Tu Chính Án Thứ Nhất ngay trong trang nhà của Toà Bạch Ốc dưới thời Joe Biden & Kamala Harris:

– Sửa đổi sự thật, nói cách khác là bóp méo sự thật.

– Bịt miệng người dân

– Che đậy khuyết điểm

Lời Hăm Dọa Của Trung Quốc Về “Chiến Tranh Nhân Dân” Ở Biển Đông Có Ý Nghĩa Gì?

What Does China’s Warning of a ‘People’s War’ Over Disputed Islands Mean?

Tác giả: James Holmes | The National Interest

Biên dịch: Lưu Việt Hà | Hiệu đính: Phạm Sỹ Thành

https://drive.google.com/file/d/1dz-T_Tl-gtczx5jCPEWhX1knlLh5XNoT/view?usp=sharing

 

Bài viết này được tác giả hoàn thành sau Phán quyết Toà trọng tài Vụ kiện Biển Đông. Sự kiện hơn 200 tàu Trung Quốc trong đó có tàu dân quân biển hiện diện ở Bãi Ba Đầu nhiều ngày trong những tuần vừa qua đã khiến bài viết này được quan tâm trở lại và những thông điệp của bài viết vẫn còn nguyên tính thời sự.

Bãi Ba Đầu ngày 23/3/2021 qua ảnh vệ tinh, với một số lượng lớn tàu Trung Quốc kết thành những bè dài 200 – 380 mét. Ảnh: Fact on the Sea/Maxar.

Bắc Kinh dự định triển khai “chiến thuật vùng xám” hậu thuẫn bởi tàu chiến quân sự thông thường nhằm đạt được mục đích mà không cần tới chiến tranh.

 

Ba trụ cột đối ngoại của Trung Quốc Ngoại giao nhà nước, đảng và nhân dân

The 3 Pillars of Chinese Foreign Policy: The State, the Party, the People

China’s foreign policy apparatus is much more than just the Ministry of Foreign Affairs.

Nguồn: Connor Fiddler, “The 3 Pillars of Chinese Foreign Policy: The State, the Party, the People”, The Diplomat, 03/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

https://drive.google.com/file/d/1uUmnSgjYhocXNDo1qc8_djavmNkJfW9z/view?usp=sharing

Bộ máy xây dựng chính sách đối ngoại của Trung Quốc không chỉ nằm ở Bộ Ngoại giao.

Trong Chiến tranh Lạnh, bộ máy chính sách đối ngoại Mỹ phải phát triển các cơ chế toàn diện theo hướng chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng của Liên Xô. Hoa Kỳ không chỉ cần một Bộ Ngoại giao mạnh mẽ để tham gia vào chính sách ngoại giao truyền thống lấy nhà nước làm trung tâm mà còn cần đến các mạng lưới thu thập thông tin tình báo phức tạp, các chiến lược quân sự toàn cầu và các hoạt động quyền lực mềm dài hạn. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia chủ yếu định hướng hoạt động ngoại giao của mình trở lại cách tiếp cận truyền thống lấy nhà nước làm trung tâm. Ngày nay, đây vẫn là cách tiếp cận chủ yếu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các đồng minh cần phát triển một cách tiếp cận đa sắc thái hơn để tương tác với chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét