Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 22 tháng 4 năm 2021

Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công cố Bản Phúc Trình 2021

22/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1lVRtWUTRnUQeAAtvBNLY3MjTGKUiHy8l/view?usp=sharing

Hôm nay, 21 tháng 4, 2021 Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công bố bản phúc trình 2021 cùng với những khuyến nghị chính sách cho chính phủ. Một lần nữa, Việt Nam lại bị đề nghị đưa vào danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) vì những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng và có hệ thống. Cùng đứng chung trong danh sách này là các quốc gia với chính sách đàn áp nghiệt ngã nhất trên thế giới như: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Nga Sô, Ả Rập Saudi, Iran, Syria, ….

Bản phúc trình cho biết chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cộng đồng tôn giáo thiểu số độc lập, bao gồm người Hmong và người Thượng theo đạo Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, các tín đồ Cao Đài, Công Giáo, và học viên Pháp Luân Công. Hồi tháng 3 chính quyền địa phương một số tỉnh miền Tây lập trạm gác để theo dõi và ngăn cấm một số tín đồ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 73 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.

Bắt nhóm Báo Sạch: mọi tiếng nói đối lập đang bị bóp nghẹt

Cao Nguyên
2021-04-21

https://drive.google.com/file/d/1d8iYYVz6mIpmwP-VgPAME8VkD_yl1XlG/view?usp=sharing

Vụ bắt giữ và khởi tố đối với ba nhà báo độc lập thuộc nhóm Báo Sạch vào ngày 20 tháng tư tiếp tục chuỗi bắt bớ, đàn áp những người lên tiếng chỉ trích chính sách của Nhà nước Việt Nam, tình trạng tham nhũng, bất công và tự nguyện tiến hành công tác xã hội tại Việt Nam.

Một số người hoạt động hiện đang ở Việt Nam bình luận với RFA rằng vụ bắt giữ này càng làm cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay “căng thẳng đến nghẹt thở”.

Ngày 20/4, ba nhà báo độc lập là Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nhã và Nguyễn Phước Trung Bảo bị Công an Cần Thơ khởi tố và bắt tạm giam với lý do để mở rộng điều tra vì có liên can trong vụ án của nhà báo Trương Châu Hữu Danh.

Phận người sắc tộc Tây Nguyên (Phần 2)

Chính sách hoa mỹ và thực trạng tối tăm

Giang Nguyễn
2021-04-19

https://drive.google.com/file/d/1WSURS9pE9JRzD_AVfeX29xR_3QqH4Qzy/view?usp=sharing

Trong phần một loạt bài về thân phận nhiều người sắc tộc tại Tây Nguyên, chúng tôi đề cập đến vấn đề ‘bóng ma FULRO’ và niềm tin tôn giáo mà Nhà Nước Việt Nam sử dụng làm cớ để bắt bớ, kết án tù nhiều người sắc tộc Tây Nguyên; phần tiếp đây trình bày về thực trạng cuộc sống của họ.

Ủy Ban Dân tộc, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam có chức năng quản lý về công tác dân tộc vào hôm 15 tháng 4 vừa qua đã tổ chức Hội thảo triển khai công tác Nhân quyền và thực hiện các công ước quốc tế trong năm 2021. Trang Dân Tộc và Phát triển đưa tin Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ông Y Thông đã nhấn mạnh trong Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Dân Tộc Thiểu Số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cơ quan làm công tác dân tộc cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo quyền lợi của đồng bào DTTS. 

Phạm Trần - Việt Nam có kiểm soát nổi ma túy không?

21/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1GaQqXADRqN-Us8DlMY-Jx-NEOPluMa0t/view?usp=sharing

Phạm Trần: -Ma túy đang là tệ nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước Cộng sản chỉ biết tập trung nhân lực và  tiền bạc vào công tác bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lenin và làm sao để đảng được độc tài cầm quyền mãi mãi.

Bằng chứng: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp.” (theo GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 07/04/2021)

Mới lên thủ tướng, Phạm Minh Chính liền về Miền Tây hợp sức cùng Ba Dũng

22/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1lJrCgjgc8OcgMw2dxHclWLRKCHeb9rC9/view?usp=sharing

Việc Phạm Minh Chính phớt lờ đề xuất của nhóm lợi ích Hà Tĩnh gạt Đặng Quốc Khánh chọn Nguyễn Thanh Nghị cho ghế bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì rõ ràng, Phạm Minh Chính đã ngầm ủng hộ ai rồi.

Việc Phạm Minh Chính càng ngày càng tỏ thái độ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng ắt hẳn làm cho ông Nguyễn Phú Trọng khó chịu, tuy nhiên thế lực của ông Phạm Minh Chính hiện nay không phải là thế lực mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm gì được. Cũng tựa như thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì thời ông Phạm Minh Chính cũng vậy, cũng là thế lực ngang ngửa với thế lực Nguyễn Phú Trọng chứ không hề kém cạnh. So với Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính hơn rất xa.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 22 tháng 4 năm 2021

Vị trí tàu Liêu Ninh, Trung Quốc tập trận đáng ngờ ở Tam Á

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/10unFXl3OY2w81iqHnyiD-NEMvp_T5CDX/view?usp=sharing

Bản tin hôm nay sẽ bao gồm tin tức về di chuyển của tàu sân bay Liêu Ninh và khả năng Trung Quốc sẽ tổ chức một sự kiện ở Biển Đông vào ngày 23.4.

1. Tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc Trường Sa

Ngày 21.4, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc quần đảo Trường Sa.

Vị trí hoạt động của nhóm tàu này nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về hướng tây bắc.

Nhóm tàu này đã xích xuống gần quần đảo Trường Sa kể từ ngày 18.4. Tại khu vực cũng có sự xuất hiện của một số tàu chiến Mỹ.




Sức hút và lực đẩy :  hai khía cạnh trái ngược trong quan hệ Việt-Trung

Nguyễn Thế Anh

22/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1DmiYsFrzYSsXJaO2Rx62EKq1udm3aCi2/view?usp=sharing

 [1] [1] Nguyên văn Anh ngữ “Attraction and Repulsion as the Two Contrasting Aspects of the Relations between China and Vietnam”, được trình bày trong Hội thảo China and Southeast Asia: Historical Interactions. An International Symposium, University of Hong Kong, 19-21/07/2001 và được xuất bản trong Tonan Ajia Kenkyu (Southeast Asian Studies) [Kyoto Univ.], vol.40, n°4 (03/2003), tr.444-458; East Asian Science, Technology, and Medicine (Tübingen), n°21 (2003), tr.94-113 

Nhìn sâu vào lịch sử, đối với người Việt, những trải nghiệm với người Trung Quốc dường như nằm trong phức cảm yêu-ghét, hay đúng hơn là một sự pha trộn của thu hút và thù hận, mà tiêu đề bài hát của nhạc sĩ Serge Gainsbourg, “Je t'aime, moi non plus” [tôi yêu em, nhưng tôi không còn như thế nữa] gần như khắc hoạ đúng trường hợp này. Trạng thái này tác động đến tất cả các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, và trong hàng ngàn năm qua, quan hệ với Trung Quốc đặc trưng bởi một sự phức tạp có thể nói là gai góc ở tầm chính thức, xuề xoà và thân thiện ở trong lề thói thông thường.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 22 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1og5qzLeWW7Dcalz5jsZpMH6_DDDS_JDl/view?usp=sharing

Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?

Tác giả: Hoàn Cầu Thời báo | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

22/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1ynKyOLSXLmVnrA0hse38sSY1MnNV0Azv/view?usp=sharing

Mỹ đang lôi kéo các nước bè bạn ở châu Âu phát động một vòng mới trong chiến dịch trục xuất quan chức ngoại giao Nga và gây sức ép dư luận đối với Nga. Ngoài tình hình [căng thẳng] ở miền đông Ukraine, tin đồn về việc lãnh tụ đối lập Nga Navalny tuyệt thực trong tù gây “nguy hiểm tính mạng” cũng trở thành trọng điểm mới nhất để Mỹ và đồng minh dựa vào đó gây sức ép với Nga.

Điều đáng chú ý là trong gần một tháng qua, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Ukraine, Bulgaria cũng đứng vào hàng ngũ các nước trục xuất quan chức ngoại giao Nga, phần lớn là với lý do các quan chức này đã tiến hành các “hoạt động không phù hợp với vai trò của họ”—đây là một lý do trục xuất có tính co giãn rất cao. Hiện nay các nước này thường xuyên hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, đứng vào tuyến đầu chống Nga.

Phạm Phú Khải  - Xung đột Mỹ – Trung là về giá trị hay quyền lực?

20/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1vdQwpPQNFihyduXt_iR8Ohgmh_U5X_e3/view?usp=sharing

Cuộc gặp gỡ giữa hai phái đoàn Mỹ - Trung tại Anchorage, Alaska vào hai ngày 18, 19 tháng Ba cho thấy sự đối đầu ngày càng leo thang giữa hai cường quốc. Chính sách ngoại giao mềm mỏng thông thường đã nhường bước; chính sách tố cáo, công khai chỉ mặt điểm tên, đã lên ngôi. Động cơ của sự xung đột đối đầu trên bề mặt là quyền lực. Nhưng bên dưới là sự khác biệt, hay đối nghịch, về nguyên tắc và giá trị. Nhất là giá trị về quyền con người.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét