Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 18 tháng 10 năm 2022

 


“Than Hồng Chiến Cuộc” và “Việt Nam: Đại Bi Kịch”

SGN
17/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1VenALwUZPLffAAyX6YFWfF08OzCjPkKw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Được biết buổi ra mắt sách vào Thứ Bảy 29 Tháng Mười 2022 sẽ có cuộc thảo luận về hai tác phẩm do Ông Đinh Hùng Cường đảm trách. Chương trình do MC Đào Hiếu Thảo điều khiển. Nhà Văn Uyên Thao sẽ chia sẻ lý do hai tác phẩm được Tủ Sách Tiếng Quê Hương chọn dịch. Nhà Văn Đào Trường Phúc sẽ giới thiệu Tủ Sách Tiếng Quê Hương đến quan khách. Nguyễn Thành Công và Destiny Nguyễn giới thiệu hai tác phẩm.

Buổi ra mắt hai tác phẩm Than Hồng Chiến Cuộc và Việt Nam: Đại Bi Kịch do Tủ Sách Tiếng Quê Hương tổ chức được VATV, Hội Người Việt Quốc Gia và một số thân hữu bảo trợ.

Mọi liên lạc, xin gọi nhà văn Uyên Thao, điện thoại (703) 573-1207; email: uyenthaodc@gmail.com.

Hoặc Võ Thành Nhân, điện thoại (301) 257-8496; email: vatvnews@gmail.com;

Hoặc email cho Trịnh Bình An: trinhbinhandc@gmail.com

Trần Dzạ Dzũng - Doanh nghiệp Việt Nam ‘ngấm đòn’ tỷ giá hối đoái

https://docs.google.com/document/d/10tk7u_CK347NRUrXMN2AuT0cVQ0xqdlG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xuất nhập khẩu méo mặt vì tỷ giá

Từ tuần qua, giá USD bán ra tại các ngân hàng đã vượt 24.000 VND/USD. Về lý thuyết, tỷ giá tăng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhập khẩu. Song thực tế, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam đang chịu ảnh tiêu cực vì tỷ giá tăng.

Ngay đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +/-3% lên +/-5%. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/10/2022.

“Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương trên thế giới, ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 1747 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép.

Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD) được điều chỉnh từ ±3% lên ±5%.

Hiếu Chân - Ngân hàng Việt Nam: những quân cờ domino sắp đổ

Sau khi SCB bị "kiểm soát đặc biệt" sẽ đến ngân hàng nào?

17/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1IZUSLI39UosBEfpVYcO5Qeb98SRORdlu/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vụ ngân hàng SCB bị kiểm soát đặc biệt có thể chỉ là bước mở đầu cho cuộc sụp đổ dây chuyền của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Mười ngày trước, vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát – cùng các đồng phạm xảy ra cùng lúc với vụ hàng ngàn người kéo đến các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, gọi tắt là SCB) rút tiền. Hai sự việc bề ngoài không liên quan với nhau song công chúng biết rõ Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan chính là chủ nhân thật sự của ngân hàng SCB nên khi bà trùm Trương Mỹ Lan vô lò thì cái nhà băng này khó mà đứng vững được.

Để ngăn khủng hoảng, chính quyền cộng sản Việt Nam đã làm ba việc, tất thảy đều dối trá. Và khủng hoảng đang ngày càng lan rộng.

Những lời dối trá trơ trẽn.

Việt Nam: Thông tin Vạn Thịnh Phát - Chính quyền càng kiểm soát, tin đồn càng lan tràn

17/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1L6u9jMyonhRKabw_rYhuT_tD1p8D4feL/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang, nhận định với RFA rằng chủ trương bưng bít thông tin về Vạn Thịnh Phát là một bước đi sai lầm. Càng ngăn chặn thì người dân càng tò mò, từ đó, càng nhiều tin đồn lan tràn trên mạng xã hội. Tin đúng có mà sai cũng nhiều. Như vậy Chính quyền càng khó kiểm soát hơn:

“Đúng ra thì những biện pháp như thế nó chỉ làm mất uy tín thêm cho các cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam mà thôi. Họ chưa cân nhắc kỹ khi ra quyết định như thế.”

Theo nhà báo này, nếu báo chí trong nước được đưa tin một cách tự do, thì họ đã xác minh được liệu thông tin đồn đoán về những cái chết liên quan đến Vạn Thịnh Phát có phải là sự thật hay không. Từ đó, tránh gây ra một sự hoang mang không cần thiết trong xã hội.

Lão hóa dân số có thể gây tác hại đến phát triển kinh tế của Việt Nam

Thanh Phương /RFI

17/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1T6B1ovb-2uCaxKRmvpJQDuLqc8bX3x7m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo JICA, một trong những giải pháp cho tình trạng này là tăng năng suất lao động. Nhưng quá trình cải thiện năng suất lao động ở Việt Nam không dễ dàng. Thứ nhất, chuyển dịch lao động kém năng suất từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã là yếu tố chính góp phần vào tăng trưởng năng suất ở Việt Nam trong 20 năm qua. Tuy nhiên, đóng góp vào tăng trưởng năng suất từ quá trình chuyển đổi này đã gần như đã cạn kiệt.

Thứ hai là quy mô doanh nghiệp:  Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp hộ gia đình có quy mô nhỏ và rất nhỏ, thiếu phương tiện kinh tế đáng kể để đầu tư và cải tiến công nghệ, thiết bị, tổ chức hoặc sản xuất.

Vì sao quan chức cao cấp Hoa Kỳ liên tục thăm Việt Nam?

Tác giả, Trần Hiếu Chân

Gửi tới BBC từ TP HCM

18/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1vXcfT5FOs1mo9CWfKokZNDPSY1_KSvoP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Chúng tôi nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với khu vực và với Việt Nam. Việt Nam có thể trông cậy vào mối quan hệ với Mỹ. Chúng tôi quan tâm và chú trọng vào sự thành công của Việt Nam, với niềm tin là Mỹ sẽ an ninh và thịnh vượng hơn khi những đối tác của chúng tôi thành công”.

Khẳng định Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong chiến lược IP của Hoa Kỳ, Daniel Kritenbrink nhấn mạnh chiến lược này nhằm xây dựng năng lực tập thể của các đồng minh, đối tác và bạn bè để thúc đẩy những lợi ích chung, cũng như ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, để tất cả các bên có thể hợp tác với nhau, xây dựng một khu vực tự do, rộng mở, kết nối an ninh, thịnh vượng và có sức chống chịu.

Câu hỏi là ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay sẽ ứng xử thế nào trước những lời mời này?

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 18 tháng 10 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Xr0OrXMkgvBW4ENgVvJuVQk9nZA8JfOE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

John Mac Ghlionn * - Viện trợ vô điều kiện cho Ukraine sẽ khiến Hoa Kỳ trả giá đắt

18/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1oNxgAjQPfZtkBaLzYV8dxZ4Yq0RVEzEZ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong một bài luận xuất sắc cho tạp chí trực tuyến IM—1776, tác giả và nhà bình luận văn hóa Pedro Gonzalez thảo luận về nhiều cách mà cuộc chiến ở Ukraine đang vắt kiệt nước Mỹ. Ông Gonzalez lưu ý, Hoa Kỳ đã gửi khoảng “⅓ tổng số lượng hỏa tiễn Javelin chống tăng và ¼ kho dự trữ hỏa tiễn Stinger phòng không của mình” tới Ukraine. Việc thay thế những vũ khí này sẽ không dễ dàng; trên thực tế, một số học giả nói rằng nó sẽ mất nhiều năm.

Một trong những lý do khiến việc thay thế hỏa tiễn sẽ mất nhiều năm liên quan đến antimon, được sử dụng để sản xuất hầu như mọi thiết bị quân sự có thể tưởng tượng được, từ hỏa tiễn cho đến đạn xuyên giáp, chất nổ đến kính nhìn ban đêm, và thậm chí cả vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ không có bất kỳ mỏ antimon nào. Theo lời của ông Gonzalez, “mỏ cuối cùng của Mỹ ở Idaho đã ngừng sản xuất vào năm 1997.”

Séraphine Charpentier - Chính sách ngoại giao để phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chine : la diplomatie globale au service du Parti communiste chinois

Nguồn: https://information.tv5monde.com/info/chine-la-diplomatie-globale-au-service-du-parti-communiste-chinois-475041

Séraphine Charpentier

Thục-Quyên lược dịch

15/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1v3u9CrIObkJuQ_95EOq7sOc5VXGru2xH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên hết là để phục vụ chính sách đối nội và đặc biệt là củng cố quyền lực của Đảng.

Để thiết lập ảnh hưởng của mình trên thế giới, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã đặc biệt sử dụng "chủ nghĩa hoạt động ngoại giao". Làm thế nào để xác định chủ nghĩa này và những khu vực nào là nơi Trung Quốc đang tập trung nỗ lực về mặt chính sách đối ngoại? Sau đây là một số giải đáp của Antoine Bondaz, thành viên nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp.

Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

18/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1IE4G3lr-OTg1zreTRe7vyAnzuEBD_RiP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đại hội lần thứ 20 của Đảng CSTQ đã khai mạc ngày 16/10/2022 với bài diễn văn dài hai tiếng của Tập Cận Bình. Ông sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba sau khi xóa bỏ luật chơi của đảng do Đặng Tiểu Bình xác lập. Trung Quốc đã trỗi dậy thành siêu cường kinh tế lớn thứ hai, bành trướng và bắt nạt các nước khu vực, thách thức Mỹ với ý đồ thay đổi trật tự thế giới. Xu hướng cực đoan và tham vọng quá lớn của Tập ẩn chứa rủi ro và nguy cơ khó lường.

Sau đại hội 19, đại hội 20 là một cơ hội mới để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng phục hưng Trung Quốc. Nhưng các diễn biến gần đây với các bài học của chiến tranh Ukraine cũng như suy giảm kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch với mức tăng trưởng GDP tụt xuống chỉ còn 3,2% năm 2022, chắc sẽ làm lãnh đạo Trung quốc phải tính toán lại về chính sách để đối phó với rủi ro và thách thức trong một thế giới biến động khó lường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét