Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

Bản tin ngày Thứ tư 19 tháng 10 năm 2022

 


Trân Văn  - Vạn Thịnh Phát – chuông báo tử cho thị trường tài chính, tín dụng?

Phần 1 và 2. Còn tiếp

17/10/2022

https://docs.google.com/document/d/19G7LkrTII6Lf0AH6xH_R7VDefZZw8Uuh/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần 1

Đúng một tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định: “Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đang hoạt động bình thường, ổn định” (1), cũng NHNN công bố quyết định: Đưa SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt” để hạn chế tác động tiêu cực đến SCB và hệ thống các tổ chức tín dụng (2)!

Tại sao chỉ trong vòng một tuần, SCB đang... “bình thường, ổn định” lại rơi vào tình huống bất ổn đến mức NHNN phải áp dụng biện pháp “kiểm soát đặc biệt”? Vậy tuần trước, NHNN đánh giá - nhận định sai hay cố tình giảm nhẹ mức độ trầm trọng về “sức khỏe” của SCB để trấn an công chúng?

Những người đoạt giải Nobel Hòa bình cổ vũ sức mạnh của xã hội dân sự để thúc đẩy hòa bình

An Thư

19/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1WIk1SXZZG0sa85GkIQ-_yEUIIj8IKrX3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tin tổng hợp từ UN News, CNN, Mạng Lưới Nhân Quyền, Người Bảo Vệ Nhân quyền.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres trong thông điệp gửi 3 khôi nguyên Hòa Bình năm 2022 nói những người ủng hộ nhân quyền từ Nga, Ukraine và Belarus đại diện cho “nguồn dưỡng khí của nền dân chủ”, người đứng đầu Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết hôm thứ Sáu, 7 tháng 10, trong một thông điệp chúc mừng ba người chiến thắng.

Người đứng đầu LHQ cho biết: “Như Ủy ban Nobel đã nhận định, giải thưởng năm nay thu hút sự chú ý tới sức mạnh của xã hội dân sự để thúc đẩy hòa bình”

Một trong ba người chiến thắng là Ales Bialiatski, nhà hoạt động bị bỏ tù ở Belarus, Tổ chức xã hội dân sự Memorial, bị chính quyền Nga buộc phải đóng cửa vào năm ngoái và Trung tâm Tự do Dân sự có trụ sở tại Ukraine.

‘Chất xúc tác cho hòa bình’

Giải thích chủ nghĩa bảo tồn truyền thống

Tác giả Dennis Prager

18/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1EpbJ6il5QQRB6YHUEk8Y_ut78q3OvpLO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có rất nhiều lý do khiến nhiều người trẻ ngày nay muốn tránh xa chủ nghĩa bảo tồn truyền thống. 

Nguyên nhân dễ thấy nhất chính là họ chỉ được tiếp xúc với các giá trị của cánh tả — xuyên suốt từ tiểu học cho đến cao học, trong các bộ phim, các chương trình truyền hình, mạng xã hội, và bây giờ thì còn cả ở Disneyland. 

Một nguyên nhân khác ít nổi trội hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng là họ chưa bao giờ được tiếp xúc với các giá trị bảo tồn truyền thống một cách đúng đắn. Ít ra là kể từ thế hệ sinh ra trong Đệ nhị Thế chiến, đa số các bậc cha mẹ tuân theo các giá trị bảo tồn truyền thống không nghĩ rằng họ phải dạy cho con mình về những giá trị này hoặc chỉ đơn giản là không biết làm cách nào để dạy. Phần lớn các bậc cha mẹ hiện vẫn không biết nên dạy con thế nào. Nếu được yêu cầu định nghĩa về các giá trị bảo tồn truyền thống, đa số những người tuân theo các giá trị này đều sẽ cứng lưỡi.

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 19 tháng 10 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1ih2Dhbe5kZBSMTXP-mBjbF29Mr7KZxCi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Timothy Snyder * - Chiến tranh Ukraine có thể kết thúc như thế nào mà không có leo thang hạt nhân

Tác giả: Timothy Snyder

Tác giả: Timothy Snyder, sinh năm 1969, là một sử gia và là giáo sư người Mỹ tại đại học Yale, chuyên về Đông Âu và nghiên cứu Holocaust. Bài thu ngắn được đăng ở auf seiner Website. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Đức là của Andreas Breitenstein.

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

19/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1ccSUyuL4A0RlnJXqS0yIrCBpaOhKfkNe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu kịch bản này thành hiện thực, Putin sẽ không cần có cớ để rút khỏi Ukraine nữa – ông ấy sẽ làm như vậy vì sự sống còn chính trị của chính mình. Cá nhân ông, cho dù ông có gắn bó với những ý tưởng kỳ quặc của mình về Ukraine như thế nào, câu hỏi về quyền lực sẽ quan trọng hơn đối với ông. Trong bối cảnh đó, chúng ta không cần lo lắng về việc Putin cảm thấy thế nào về cuộc chiến và liệu người Nga có cay đắng vì thất bại hay không. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ ở Nga, Putin và những người khác sẽ có nhiều điều quan trọng hơn trong tâm trí của họ so với Ukraine.

Đôi khi bạn thay đổi chủ đề, và đôi khi chủ đề thay đổi bạn.

Tất nhiên, tất cả những điều này là rất khó dự đoán, nhất là khi đi vào chi tiết. Một kết quả khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng logic của sự phát triển được thảo luận ở đây không chỉ hợp lý hơn nhiều mà còn có thể xảy ra hơn nhiều so với kịch bản về ngày tận thế hạt nhân mà nhiều người lo sợ. Cho nên đáng để suy nghĩ về nó xa hơn và nếu có thể, hãy chuẩn bị cho kịch bản đó.

Nguyễn Kim - Những việc làm tệ hại của Biden đã gây tổn thương nghiêm trọng cho Hoa Kỳ 

19/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1tArKuWda20YAs4inTwDHF_c554LrtApw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cựu Dân Biểu Tulsi Gabbard đã từng phục vụ trong quân đội với chức vụ Trung Tá trước khi đắc cử vào Quốc Hội, cũng là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ năm 2020, Thứ Ba ngày 11/10 vừa qua bà ta đã tuyên bố:  “Tôi không thể tiếp tục ở trong đảng Dân Chủ vì đảng Dân Chủ ngày nay đang nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của một nhóm người đang đi sâu vào chủ nghĩa cực đoan cánh tả, đang chia rẽ đất nước Hoa Kỳ bằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người da trắng.”   Bà Tulsi Gabbard còn chỉ trích Biden đã chi quá nhiều tiền (hơn 54 tỷ USD) cho cuộc chiến tại Ukraine, chỉ biết chi tiền mà không biết đưa ra một giải pháp nào để kết thúc chiến tranh.  Biden đã hoạt động trong chính trường gần nửa thế kỷ, nhưng sự nghiệp chính trị của ông ta cho tới nay chỉ là những thất bại và thất bại.  Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates thời Obama nói “Biden đã sai lầm trong hầu hết các chính sách đối ngoại lớn và các vấn đề an ninh quốc gia trong hơn 4 thập niên qua.”   Gần 2 năm nay, trong cương vị Tổng Thống, Biden đã gây quá nhiều tổn thương cho Hoa Kỳ.

Fabian Reinbold  * - Bao giờ chúng ta nhìn thẳng vào sự thật?

Tác giả: Fabian Reinbold, Phóng viên chính trị CHLB Đức

Thuc Quyên, phỏng dịch

18/10/2022

https://docs.google.com/document/d/14pYtKn8ugjliF3EgZFCgFit6KIGVgcPs/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đây là một sự lừa dối lớn mà chúng ta đã kẹt vào, một sự phát triển đã đưa chúng ta ngập sâu trong sự phụ thuộc và có lẽ còn hơn thế, một tình huống dễ bị áp lực.

Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc.

Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1os7DdrTBu8DobXqLBBApjpvqras65dZm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.

Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm.

Nikkei Asia vừa có cuộc trò chuyện với cựu đại sứ Bilahari Kausikan, nguyên thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, về phong cách của nhà lãnh đạo Trung Quốc và diễn biến tình hình căng thẳng Mỹ-Trung trong những năm tới.

Kausikan cũng từng là đại diện thường  trực của Singapore tại Liên Hiệp Quốc và đại sứ tại Nga. Ông hiện là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Quốc gia Singapore.

Dưới đây là bản biên tập của cuộc phỏng vấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét