Tưởng Năng Tiến – Cô Thảo & Chú Lâm
Ngày đầu tháng 11 năm 2021, giới truyền thông VN đồng loạt (và hớn hở) đi một tin vui lớn :
- Một trường của ĐH Oxford cam kết đổi tên thành 'Thao College'
- Linacre College muốn đổi tên theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương
- Một trường của ĐH Oxford đổi tên thành Thao College
- Trường đại học tại Anh Linacre muốn đổi tên tri ân CEO Nguyễn Thị Phương
- ĐH Linacre có thể đổi tên thành ĐH Thao theo tên tỉ phú Nguyễn Thị Phương
Những ngày vui, tiếc thay, thường ngắn. Qua hôm sau, bỉnh bút Mai Lan (VNTB) ái ngại cho hay :
Không có trường đại học Linacre. Sứ mạng của Linacre là… nội trú – tức cung cấp nơi ăn chốn ở, điều kiện học tập và sinh hoạt cho những người đang học tại các chuyên khoa của đại học Oxford…
Trường này sẽ đổi tên thành Thao College theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet. Việc này diễn ra sau khoản quyên góp đến 155 triệu bảng Anh (hơn 4.800 tỷ đồng) của bà cho trường này…
HRW lên tiếng sau khi có cáo buộc Huỳnh Thục Vy bị ‘ngược đãi’ trong tù
13/10/2022
Tù nhân chính trị Huỳnh Thục Vy và con gái trong một lần thăm gặp của gia đình cô tại trại giam. HRW vừa lên tiếng trước cáo buộc của gia đình cô rằng Thục Vy bị "đánh" và "bóp cổ" trong lúc thụ án tù.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế lên tiếng cảnh báo về sự “thiếu cam kết tôn trọng nhân quyền” của Việt Nam, quốc gia vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trước thông tin về việc tù nhân chính trị Huỳnh Thục Vy bị ngược đãi trong khi bị giam giữ.
Gia đình Thục Vy, người đang thi hành án tù gần 3 năm về tội “xúc phạm Quốc kỳ”, đã công khai lên tiếng về những lo ngại rằng cô bị ngược đãi trong tù tại trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai. Theo gia đình, trong một chuyến thăm Thục Vy vào tháng này, cô đã nói nhỏ vào tai con gái 6 tuổi, có tên Lê Hoàng Tuệ Nhã, rằng cô bị “đánh” và “bóp cổ” trong trại giam. Theo lời kể công khai của bố Thục Vy, con gái cô sau đó nói lại với ông ngoại “vừa khóc nước mắt chảy ròng”.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Liên Hiệp Quốc bác bỏ trưng cầu dân ý do Nga tổ chức ở Ukraine: Hiểu sự kiện này ra sao?
Ukraine đang có tất cả sự ủng hộ pháp lý mà họ cần có.
13/10/2022
Kiên trì và bền bỉ trong cuộc chiến vệ quốc của mình là cách tốt nhất để người Ukraine có thể tận dụng hết lợi thế pháp lý quốc tế của họ trước Nga. Ảnh minh họa. Nguồn: SOPA Images.
Rạng sáng ngày 13 tháng 10 năm 2022 giờ Việt Nam, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly - UNGA) thông qua Nghị quyết ES-11/L.5 trong chuỗi nghị quyết khẩn cấp liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế do hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraine. [1]
Nghị quyết này của Đại hội đồng - với sự ủng hộ áp đảo của đại đa số các quốc gia thành viên (143/183) - khẳng định tính vô pháp của các cuộc trưng cầu dân ý mà Nga tổ chức hồi tháng Chín vừa qua tại một số khu vực mà quốc gia này chiếm đóng của Ukraine.
Gió Bấc - Đại án Vạn Thịnh Phát: Vì sao “sàng lọc” thông tin quá ngặt?
12/10/2022
Không thể dùng từ kiểm duyệt vì Đông Lào là thiên đường tự do báo chí, dân có quyền phải nghe loa phường ngày 2 buổi, tha hồ đọc thông tin của 800 tờ báo đảng và mấy vạn quân AK47, bò đò trên mạng xã hội. Đảng không kiểm duyệt, chỉ sàng lọc cho phát loại tin phù hợp chủ trương và tháo gỡ tin trái chủ trương ngay cả thông tin cáo phó. Đã đại khai sát giới đánh đúng kẻ nhân dân oán ghét vì sao phải “sàng lọc” thông tin đến mức “sàn” cả mạng người?
Sàng lọc thông tin là chuyện thường ngày của đảng, ngay cả di chúc thiêng liêng của lãnh tụ tối cao những đoạn không hợp thời thế, không hợp ý các anh ở trên như thiêu xác, giảm thuế nông nghiệp cũng bị cho biến hình thì chuyện sàng lọc thông tin án iếc là chuyện nghiệp vụ bình thường. Nhưng trong đại án Vạn Thịnh Phát, sự sàng lọc khá ngặt nghèo ngay đến nguồn tin, người biết nhiều cũng bị sàn, lọc cho thành im lặng.
Biết nhiều thì phải im tuyệt đối
Khai thác cát ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Một nhận định
(How is Sand Mining Affecting the Environment? An Overview)
Jerry Chati Tasantab – Bình Yên Đông lược dịch
Academia Letters – July 2021
Phần giới thiệu
Nhu cầu của vật liệu thô và ảnh hưởng của nó đối với môi trường là một vấn đề liên tục trong suốt lịch sử của nhân loại (Du Pisani, 2006). Mặc dù nhân loại đã khai thác tài nguyên thiên nhiên để tiêu dùng và làm vật liệu thô, có sự lo ngại bên dưới rằng tình trạng thiếu những tài nguyên như thế sẽ đe dọa nền tảng của sự hiện diện của con người (Du Pisani, 2006; Kate et al., 2005).
Vì thế, Ủy hội Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and Development) (Brundtland Commission) được phát động bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong năm 1982, và phúc trình của nó Tương lai Chung của Chúng ta (Our Common Future), được công bố trong năm 1987 (Kate et al., 2005; Redelift, 2005). Phúc trình nầy nhấn mạnh sự cần thiết của khía cạnh môi trường trong phát triển được cứu xét cùng với viễn cảnh kinh tế, chánh trị, và xã hội (Redelift, 2005). Ủy hội định nghĩa phát triển khả chấp là phát triển “đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của chính họ” (Halisçelik & Soytas, 2019; Kates et al., 2005).
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 13 tháng 10 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Giải Nobel Văn học được trao cho Annie Ernaux
Alex Marshall, Alexandra Alter và Laura Cappelle
Hồng Anh dịch
13/10/2022
Viện Hàn lâm Thụy Điển, nơi quyết định giải thưởng, ca ngợi “lòng dũng cảm và sự sắc lạnh trong cách bà khám phá ra những căn nguyên, sự ghẻ lạnh và những hạn chế của tập thể đối với ký ức cá nhân”.
“Nhà văn đặc biệt và độc đáo” ghi lại cuộc đời mình, gồm cả chuyện phá thai, tình yêu và sự không chung thủy
Giải Nobel Văn học được trao hôm thứ Năm cho Annie Ernaux, tiểu thuyết gia người Pháp với những cuốn sách mang đậm dấu ấn cá nhân của nhiều thế hệ phụ nữ bằng cách nêu bật những biến cố trong cuộc đời bà, bao gồm một vụ phá thai lén lút vào những năm 1960 và một mối tình cuồng nhiệt ngoài hôn nhân.
Caden Pearson * - Ả Rập Xê Út từ chối yêu cầu hoãn cắt giảm sản lượng dầu của Mỹ
13/10/2022
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của nhóm cũng cho thấy TT Biden đã thất bại trong việc tác động đến Ả Rập Xê Út trong chuyến thăm hồi tháng Bảy tới vương quốc này để yêu cầu tăng sản lượng dầu trong bối cảnh giá xăng ở Mỹ ở mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Kể từ khi TT Biden nhậm chức vào tháng 01/2021, Đảng Cộng Hòa và các quan chức ngành dầu mỏ đã chỉ trích gay gắt chính phủ vì đã hủy bỏ dự án xây dựng đường ống Keystone XL, đình chỉ hợp đồng thuê khoan, và ưu tiên xe điện.
Các quan chức trong chính phủ của ông cũng bị cáo buộc vừa không quan tâm đến những lo ngại của người dân Mỹ, vừa quảng bá xe hơi điện khi đối mặt với giá xăng cao kỷ lục vào đầu năm nay.
Dan Macklin * - Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1
Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: An Upside Scenario,” The Diplomat, 04/10/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Các quy chuẩn về nhân sự trong cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế quyền lực của Tập Cận Bình và nâng cao vị thế của các nhà cải cách ủng hộ thị trường.
Trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khai mạc vào ngày 16/10 này, có nhiều đồn đoán xoay quanh việc ai sẽ được bổ nhiệm vào các vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Người ta đặc biệt quan tâm đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, cơ quan đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng nhất của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét