Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 25 tháng 10 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Duy Kiên

https://docs.google.com/document/d/1CWjg8eV_Jc3X5ttoH38iDQJCt0o2nrWk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô  (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”

Mà chả riêng gì ông nhà thơ mà còn nhiều “nhà” khác (nhà báo, nhà văn, nhà bình luận thời sự… ) cũng đã từng trải qua cái tâm tư “huhu” tương tự :

Đi Mỹ gây quỹ cho phế binh VNCH, một linh mục bị chính quyền VN cấm xuất cảnh

BBC News

25/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1fjkztBft2xsfrpx6fSAFWKVyV_wL5m1d/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ, tu sỹ Giáo xứ Cần Giờ, Dòng Chúa Cứu Thế, vừa bị chính quyền Việt Nam chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 24/10 khi ông đang trên đường đi Mỹ.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 25/10, Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ cho hay:

"Ngày 24/10, tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất để bay đi Manila, từ đó sẽ lên chuyến bay tiếp theo tới Los Angeles, Mỹ. Nhưng an ninh cửa khẩu tại sân bay đã chặn tôi lại, cấm xuất cảnh, với lý do tôi gây rối an ninh trật tự xã hội."

Vương Trùng Dương  - Tổng quan về sách dịch văn chương Tây Phương ở Nam Việt Nam.

Little Saigon, October, 2022

https://docs.google.com/document/d/1TWH9HkD4EDjaujW02uGl47m9aHtkFIte/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dân số miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào cuối thập niên 60 khoảng 17 triệu người, nông thôn chiếm 70% và thành thị chiếm 30%. Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng với nền giáo dục khai phóng được mở rộng tạo cơ hội cho tuổi trẻ trên bước đường học vấn… Về lãnh vực văn chương đã phổ biến rất nhiều tác phẩm sáng tác, riêng về sách dịch rất phong phú để độc giả tìm hiểu thêm về văn chương ngoại quốc.

Trong phạm vi bài nầy chỉ đề cập đến Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam đã ảnh hưởng lớn với độc giả trong hai thập niên qua. Đây chỉ liệt kê phần nào trong toàn bộ sách dịch, vì tài liệu sưu tầm còn thiếu sót và không nhận định, phân tích nên chỉ ghi nhận tổng quát dịch giả, tác phẩm… – VTrD

Nguyễn Văn Lục - Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy
Tháng 10 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1tNcZpIKppRMPWawE4locgHGJCATilHWQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm nay tôi viết về thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (NCT) nhân ngày giỗ ba năm của anh.
Đó là một điều vinh dự cho riêng tôi. Nhưng tôi xin viết rất ít và mong quý vị hiểu nhiều. Tôi cố gắng trình bày những cảm nghĩ của tôi hơn là những lý luận.
Tôi viết bằng thứ ngôn ngữ của tấm lòng hơn là của lý trí.
Vì tôi biết rằng có nhiều quý vị có thể có một quan hệ quen biết gần gũi với thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, hiểu anh Thiện hơn tôi nhiều.

Biên khảo :  Nhìn lại biến cố  1 tháng 11 – 1963 tại Nam Việt Nam

Bài 1                                      

Phan Đức Minh                  

https://docs.google.com/document/d/1hePIdVL5pAyaWqOB5qSollc6kWY8eG0K/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true   

Thời gian gần đây, có rất nhiều bài viết xuất hiện trên  các trang mạng , trên các điện báo, báo in của người Việt định cư khắp nơi trên thế giới , nói về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, về biến cố ngày  1 tháng 11 - 1963 tại Nam Việt Nam. Rồi những buổi Lễ tưởng niệm nhân vật lịch sử này được tổ chức ở nhiều nơi có Cộng Đồng người Việt. Lại có cả những nhóm người đến viếng thăm ngôi mộ của nhân vật Ngô Đình Diệm tại Việt Nam rất long trọng ..Một số bạn trẻ  trưởng thành nơi hải ngoại liên lạc bằng điện thư hoặc gặp chúng tôi, hỏi về chuyện “ Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đình Diệm, ngày 1 tháng 11 - 1963 ở Việt Nam ? “  xem ý kiến ra sao. Tất nhiên là người viết chỉ có thể nói sơ qua và hẹn gặp nhau trên trang báo này để có thể bàn luận với nhau nhiều hơn. Vì vậy cho nên bài viết này được đưa ra, mong trả lời các bạn trẻ đó, đồng thời đóng góp chút ít vào công việc làm sáng tỏ một vấn đề  lịch sử quan trọng, có ảnh hưởng lớn lao đến sự…mất còn, xụp đổ của Nam Việt Nam sau đó, cũng như ảnh hưởng đen tối của nó còn kéo dài đến mãi về sau. Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này… Đôi khi cần thiết, chúng tôi xin được ghi chú thêm tiếng Anh để các bạn trẻ dễ nhận ra, khỏi bị lúng túng, khó khăn..     

Biên khảo :  Nhìn lại biến cố  1 tháng 11 – 1963 tại Nam Việt Nam

Bài 2/-  Diễn Tiến Cuộc Đảo Chánh ngày 1 – 11 - 1963 tại Nam Việt Nam                                                                                                                                                

Phan Đức Minh 

https://docs.google.com/document/d/1j6u7jpTGQyMwFwDMzC-NA8yQL9eWhUsx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bài số 1 là “ Nguyên nhân của cuộc đảo chánh ngày 1 – 11 – 1963 tại Nam Việt Nam  “ . Bài này được viết tiếp theo để biến cố lịch sử ngày 1 tháng 11 – 1963 tại Nam Việt Nam được rõ ràng và đầy đủ hơn.

  -  Đi vào con đường đảo chánh : Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting , hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác. Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy , vốn không thích thú lắm với chính sách can thiệp sâu đậm của Mỹ vào cái " Vũng lầy Việt Nam " ngay từ khi vào Toà Bạch - Ốc, để phải đối đầu trực tiếp với Trung cộng, đành phải chọn Ông Henry Cabot Lodge thuộc Đảng Cộng Hòa , một tay cáo già chính trị, từng nhiều phen giải quyết gọn lẹ những vấn đề của Mỹ tại nhiều quốc gia trên thế giới , sang Sài Gòn thay thế Ông Nolting trong việc gỡ rối tình hình. Khi cần thay thế một chính quyền tại quốc gia nào đi ngược lại quyền lợi cuả Mỹ là Cabot Lodge làm xong ngay.

Biên khảo :  Nhìn lại biến cố  1 tháng 11 – 1963 tại Nam Việt Nam

Bài 3: Ai đã ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm ? Tại sao ?

Phan Đức Minh           

https://docs.google.com/document/d/1XecM4ot8F5Q_SjtEv8VL95oOKTvurrTj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true                                                                                            

Sau khi ông Diệm bị giết rồi, nhiều người quen thân hỏi tôi về câu hỏi nêu trên, xem có ý kiến chi lạ không… Vài năm sau, lại có nhiều dịp anh em, bạn bè chúng tôi đem câu hỏi "Ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm?" ra bàn cãi. Rồi sau này nữa, lại có cả một vài cựu quân nhân Mỹ từng phục vụ tại chiến trường Việt Nam trước kia bị kéo vào cái vụ…trả lời câu hỏi này… Câu trả lời đi đến kết luận chung chung : CIA của Mỹ ra lệnh giết chớ còn ai vào đó nữa ! Hoặc người cẩn thận, dè dặt thì nói : còn lơ mơ lắm, nhiều nguồn tin, sách báo trái ngược nhau, nhưng nặng phần nghiêng về phiá CIA và Cabot Lodge… Đó ! Cả người Mỹ, cựu  quân nhân Mỹ, thiếu gì sách báo để đọc, thiếu gì nguồn tin để được biết mà cũng vậy thôi. Mà cũng phải ! Chuyện “ của thiên hạ “, ai hơi đâu mà nhọc công tìm hiểu như chúng ta .

Các trại nuôi heo ở Việt Nam là ác mộng môi trường

(Vietnam’s pig farms an environmental nightmare)

Vo Kieu Bao Uyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 10 October 2022

https://docs.google.com/document/d/1eCI__WeuiATkYRjY4IiVEaBR82nD3FjR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong khi quốc gia gia tăng việc sản xuất heo, môi trường, và người dân, đang trả một cái giá cao.

ĐỒNG NAI, Việt Nam – Bây giờ là tháng 3 và Nguyễn Thị Bông đã than phiền về mùi hôi của phân heo trong làng số 5 của xã Phú An từ nhiều năm nay.  Bà và một nhóm đàn bà khác trong cộng đồng ở tỉnh Đồng Nai, ở miền nam Việt Nam, đã có đủ và họ muốn chánh quyền địa phương biết.

Trong năm 2014, trại nuôi heo 10.000 con và một loạt hố nước thải lộ thiên xuất hiện cạnh nhà bà trong tỉnh được biết như “thủ đô heo của Việt Nam.”  Ao cá gần nhà bà chẳng bao lâu trở nên đen ngòm vì nước thải từ trại.  Trong khi đàn ông và người trẻ trong làng đi học hay đi làm ở đồng ruộng xa nhà, những người đàn bà trung niên làm việc ở nhà như Bông chịu trực tiếp hầu hết ô nhiễm nầy.

Trại nuôi heo đã phủ kín không khí trong lành trong một vùng thôn quê bao quanh bởi đồi núi gần cao nguyên.  Nhưng làng của Bông không chỉ là cộng đồng duy nhất bị nghẹt thở vì chất thải của heo.  Có hàng trăm làng như thế ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam, quốc gia tiêu thụ heo đứng thứ nhì ở Á Châu sau Trung Hoa.

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 25 tháng 10 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/13174q0V78a4ES6eGPgN7JXQaT6izCHcN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine

Nguồn: Trương Cẩm, Liễu Ngọc Bằng, Trương Nhất Phàm, “乌战况值得关注的三个新动向”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 19/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

https://docs.google.com/document/d/1zVgI_SRHw51tcLyt6IP-u5QugyIQcCH3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 17 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích vào “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine và đánh vào các cơ sở năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine trong hai ngày liên tiếp. Một đặc điểm lớn trong hai đợt không kích này là quân đội Nga sử dụng bom bay [loitering munition] làm vũ khí tấn công. Điều này làm nên sự khác biệt so với các cuộc không kích Ukraine trước đây. Tiến triển nói trên của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã hé lộ những xu hướng biến động mới nào? Ngày 18/10, phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã phỏng vấn nhiều chuyên gia quân sự về vấn đề này.

 “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine lần đầu tiên bị tấn công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét