Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả (2) Nhưng mua được chính trị 

29/11/2022

 

Trận mở màn World Cup 2022 đã khẳng định một điều : Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá.

Equator, đội bóng trung bình của Nam Mỹ đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.

Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến 2 triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha. 

Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân”

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi no longer described as ‘people’s leader’ in China,” Nikkei Asia, 24/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

30/11/2022

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2022/11/46.-Xi-no-longer-described-as-peoples-leader-in-China.jpg

Nhà lãnh đạo cố gắng nở nụ cười ngoại giao, nhưng hành động công khai phê phán Thủ tướng Canada đã làm hỏng mất hình ảnh của ông.

Một tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngừng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân.” Không một tài liệu nào mới được xuất bản trên các trang web của chính phủ Trung Quốc nhắc tới cụm từ này.

Đó là một diễn biến đáng ngạc nhiên, vì cụm từ này đã được sử dụng nhiều lần trước và trong thời gian diễn ra đại hội toàn quốc. Một quan chức cấp cao tại Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, một cơ quan của đảng, đã gọi Tập là “lãnh tụ nhân dân” tại một cuộc họp báo. Truyền thông Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này hàng ngày trong thời gian diễn ra đại hội. Người ta thậm chí còn phát sóng một bài hát có tựa đề “lãnh tụ nhân dân.”

Nguyễn Kim - Dân Trung Cộng đã vùng dậy chống Tập Cận Bình

Chủ Nhật 27/11/2022, nhiều cơ quan truyền thông như The Diplomat, AP News, BBC News, CNN, . . . đã đồng loạt loan tin về những cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình đang xảy ra tại nhiều thành phố lớn và tại 50 trường đại học ở Trung Cộng.  Sinh viên và người dân trong các cuộc biểu tình đã hét to những khẩu hiệu “Tự do ngôn luận” và “Tập Cận Bình phải từ chức.”  Có khoảng 2,000 sinh viên của trường đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh nơi Tập Cận Bình theo học trước đây, đã yêu cầu nhà nước nới lỏng biện pháp chống đại dịch Covid 19.  

Những cuộc biểu tình này đã bùng nổ sau một vụ hỏa hoạn gây tử vong cho ít nhất 10 người trong một chung cư tại thành phố Urumpi, người dân tại chung cư đã bị nhốt trong nhà suốt 4 tháng để đối phó với đại dịch Covid.  Hàng triệu, hàng triệu người của hầu hết những thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Hải Châu, Trùng Khánh, . . . đã bị bó buộc ở trong nhà từ nhiều tháng nay.  Cái chết oan khiên của 10 thường dân có thể là ngọn lửa châm ngòi cho việc chống Tập Cận Bình và giới lãnh đạo hiện hành của Trung Cộng. 

Tổng thống Hàn Quốc: Sẽ có ‘phản ứng chưa từng thấy’ nếu Triều Tiên thử hạt nhân

Reuters 

30/11/2022

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. 

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cảnh báo sẽ có một phản ứng chung chưa từng có với các đồng minh nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân, đồng thời kêu gọi Trung Quốc giúp ngăn cản Triều Tiên theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn bị cấm.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 28/11, ông Yoon kêu gọi Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ông nói nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến việc các khí tài quân sự đổ vào khu vực.

Mỹ chọn phản ứng 'thận trọng' và 'thông minh' trước biểu tình chống zero-Covid tại Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Nguồn hình ảnh, Getty Images/ Chụp lại hình ảnh, 

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc 

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc liên quan đến lệnh phong tỏa vì Covid. Một số lập pháp đã cáo buộc Washington thất bại trong việc nắm bắt một thời khắc lịch sử, theo phân tích từ Reuters

Thế nhưng một số nhà phân tích cũng cho rằng sự thận trọng là một cách tiếp cận đúng đắn trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung tiềm ẩn nhiều bất ổn, và cả nguy cơ bị rơi vào diễn ngôn của Trung Quốc với cáo buộc "các thế lực nước ngoài" đang đứng đằng sau các cuộc biểu tình. 

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 30 tháng 11 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

NATO tăng cường viện trợ, cam kết Ukraine sẽ trở thành thành viên trong tương lai

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/11/Jens-Stoltenberg.jpg

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Ba (29/11) tái khẳng định cam kết của liên minh quân sự với Ukraine, nói rằng quốc gia bị chiến tranh tàn phá này một ngày nào đó sẽ trở thành thành viên của tổ chức an ninh lớn nhất thế giới, AP đưa tin.

Nhận xét của ông Stoltenberg được đưa ra khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và những người đồng cấp NATO tập trung tại Romania để kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine.

“Cánh cửa của NATO đang mở,” ông Stoltenberg nói, theo AP. “Nga không có quyền phủ quyết” đối với các quốc gia tham gia, ông nói khi đề cập đến việc Bắc Macedonia và Montenegro gia nhập liên minh an ninh gần đây. Ông nói rằng Phần Lan và Thụy Điển sẽ sớm trở thành thành viên chính thức của NATO. Các nước láng giềng Bắc Âu đã đăng ký làm thành viên vào tháng 4 trước lo ngại rằng Nga có thể nhắm mục tiêu tiếp theo vào họ.


“Chúng tôi cũng ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine,” cựu thủ tướng Na Uy nói.

Với tuyên bố này, ông Stoltenberg đã lặp lại lời cam kết của các nhà lãnh đạo NATO ở Bucharest vào năm 2008 rằng Ukraine và cả Gruzia sẽ gia nhập liên minh vào một ngày nào đó.

Một số quan chức và nhà phân tích tin rằng động thái này chịu trách nhiệm một phần cho cuộc chiến mà Nga phát động ở Ukraine vào tháng Hai. Tuy vậy ông Stoltenberg không đồng ý với nhận xét này.

Ông nói: “Tổng thống Putin không thể từ chối các quốc gia có chủ quyền đưa ra các quyết định có chủ quyền của riêng họ mà không phải là mối đe dọa đối với Nga. “Tôi nghĩ điều mà ông ấy sợ là dân chủ và tự do, và đó là thách thức chính đối với ông ấy.”

Mặc dù vậy, Ukraine sẽ không sớm gia nhập NATO. Nhiều trong số 30 đồng minh của NATO tin rằng trọng tâm bây giờ chỉ là đánh bại Nga.

Ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào để tìm cách đưa Ukraine gia nhập liên minh trong thời điểm hiện tại cũng có thể gây chia rẽ. 

Ông nói: “Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến và do đó chúng ta không nên làm gì có thể làm suy yếu sự thống nhất của các đồng minh để cung cấp hỗ trợ quân sự, nhân đạo, tài chính cho Ukraine, bởi vì chúng ta phải ngăn cản Tổng thống Putin giành chiến thắng”.

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày, Ngoại trưởng Blinken dự kiến sẽ công bố khoản viện trợ đáng kể của Hoa Kỳ cho mạng lưới năng lượng của Ukraine, các quan chức Hoa Kỳ cho biết. Mạng lưới năng lượng của Ukraine đã bị tàn phá trên toàn quốc kể từ đầu tháng 10 bởi các cuộc tấn công có chủ đích của Nga, trong cái mà các quan chức Hoa Kỳ gọi là một chiến dịch của Nga nhằm “vũ khí hóa cái lạnh mùa đông” sắp tới.

“Tất cả chúng ta đang phải trả giá cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Nhưng cái giá mà chúng ta phải trả là bằng tiền,” ông Stoltenberg nói hôm thứ Ba, “trong khi cái giá mà người Ukraine phải trả là bằng máu.”

Cuộc họp ở Romania – nơi có chung biên giới đất liền dài nhất của NATO với Ukraine – có thể sẽ bao gồm việc ​​NATO đưa ra những cam kết mới về hỗ trợ phi sát thương cho Ukraine như nhiên liệu, máy phát điện, vật tư y tế, thiết bị mùa đông và thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái.

Các đồng minh riêng lẻ cũng có khả năng công bố việc cung cấp thiết bị quân sự mới cho Ukraine, chủ yếu là các hệ thống phòng không mà Kyiv đang tìm kiếm để bảo vệ bầu trời của mình.

Ngân Hà (theo AP)

Meta bị phạt gần 1 tỷ USD vì để rò rỉ thông tin cá nhân người dùng

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/11/shutterstock_2065679765-meta.jpg

Hôm 28/11 vừa qua, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Ireland (DPC) đã thông báo phạt Meta (công ty mẹ của Facebook) số tiền 275 triệu USD do để rò rỉ thông tin cá nhân của hơn 500 triệu người dùng Facebook. Tính từ tháng 10 năm ngoái, DPC đã phạt Meta hơn 945 triệu USD, theo tờ RT.

Trong một tuyên bố, DPC cho biết một số công cụ tìm kiếm trên Facebook và Instagram do Meta cung cấp cho các nhà phát triển bên thứ 3 đã được sử dụng để lấy thông tin cá nhân của người dùng, trong đó có địa chỉ email, vị trí định vị và số điện thoại vào 2 thời điểm: tháng 5/2018 và tháng 9/2019.

Khoảng 553 triệu người dùng ở 106 quốc gia đã bị rò rỉ thông tin và nội dung liên quan đã bị đưa lên một diễn đàn của tin tặc.

Quyết định của DPC được đưa ra 2 tháng sau khi Meta bị khoảng 420 triệu USD vì sai phạm trong xử lý dữ liệu của người dùng Instagram chưa đủ tuổi vị thành niên và 8 tháng sau khi phạt gã khổng lồ công nghệ 17 triệu USD do vi phạm dữ liệu. Meta cũng bị DPC phạt khoảng 233 triệu USD vào tháng 10 năm ngoái vì những vi phạm minh bạch liên quan đến dịch vụ nhắn tin WhatsApp.

Tổng cộng, DPC đã phạt Meta khoảng 945 triệu USD kể từ tháng 10 năm ngoái, mặc dù con số này chưa đến 1% doanh thu năm 2021 của công ty. Cơ quan giám sát hiện tiến hành 13 cuộc điều tra thêm về các hoạt động của Meta.

Hầu hết các công ty công nghệ lớn, bao gồm Google, Apple, Facebook và Twitter, đều đặt trụ sở chính của Liên minh châu Âu (EU) tại Ireland, với lý do quốc gia này đánh thuế doanh nghiệp thấp. Theo đó, DPC đã yêu cầu đảm bảo các công ty này tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU, một luật về quyền riêng tư mở rộng được ban hành vào năm 2018.

Phan Anh

Ngũ Giác Đài: Tới 2035, Trung Quốc có thể có 1.500 đầu đạn hạt nhân 

30/11/2022 

Reuters 

Phi đạn đạn đạo liên lục địa DF-5B của Trung Quốc.

Phi đạn đạn đạo liên lục địa DF-5B của Trung Quốc. 

Trung Quốc có thể sẽ có kho dự trữ 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035 nếu nước này tiếp tục với tốc độ gầy dựng hạt nhân hiện tại, theo một báo cáo do Ngũ Giác Đài công bố ngày 29/11.

Con số này nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng của Hoa Kỳ về ý định mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, mặc dù các dự báo không cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ phát triển đầu đạn hạt nhân vốn đã rất nhanh của mình.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ nói trong một cuộc họp báo về báo cáo thường niên của Ngũ Giác Đài về quân đội Trung Quốc: “Họ đã gầy dựng nhanh chóng đến mức quá đáng không thể giữ kín.”

“Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu họ có đang chuyển hướng khỏi một chiến lược đề ra dựa trên điều họ gọi là biện pháp ngăn chặn tinh gọn và hiệu quả hay không.”

Báo cáo, chủ yếu đề cập đến các hoạt động trong năm 2021, cho biết Trung Quốc hiện có kho dự trữ hạt nhân hơn 400 đầu đạn.

Dự đoán của Ngũ Giác Đài về việc Trung Quốc có kho vũ khí hạt nhân 1.000 đầu đạn vào năm 2030 vẫn không thay đổi và dự báo cho năm 2035 dựa trên tốc độ mở rộng không thay đổi, quan chức vừa kể cho biết.

Trung Quốc nói kho vũ khí của họ kém hơn so với của Mỹ và Nga, và họ sẵn sàng đối thoại, nhưng chỉ khi nào Washington giảm kho dự trữ hạt nhân ngang bằng với Trung Quốc.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Hoa Kỳ có kho dự trữ khoảng 3.700 đầu đạn hạt nhân, trong đó có khoảng 1.740 đầu đạn đã được triển khai.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã báo hiệu trong Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 10 rằng Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng răn đe chiến lược, một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả vũ khí hạt nhân.

Báo cáo của Ngũ Giác Đài cũng nhắc lại mối lo ngại về việc Bắc Kinh gia tăng áp lực lên Đài Loan tự trị, một hòn đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.

Quan chức Hoa Kỳ nói Washington không thấy một cuộc xâm lược Đài Loan sắp xảy ra.

Biểu tình ở Trung Quốc khiến thị trường chứng khoán “chao đảo”, giá dầu sụt giảm

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/11/thi-truong-chung-khoang-sut-giam-o-TQ.jpg

Một đợt bùng phát các cuộc biểu tình hiếm thấy chống lại chính sách phòng chống dịch zero-COVID ở Trung Quốc đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán và năng lượng toàn cầu. (Nguồn: Panorama Images/ Shutterstock) 

Một vụ hỏa hoạn ở Urumqi, Tân Cương, đã gây ra các cuộc biểu tình hiếm thấy ở các thành phố lớn của Trung Quốc phản đối chính sách zero-COVID, và cũng làm giảm kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Ngày 28/11, thị trường chứng khoán toàn cầu bị sốc, giá dầu và giá hàng hóa giảm.

Hãng Reuters của Anh đưa tin, cuối tuần trước, Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố lớn khác ở Trung Quốc đã nổ ra các cuộc biểu tình hiếm thấy phản đối chính sách phòng chống dịch zero-COVID.

Từ đường phố của một số thành phố Trung Quốc, đến hàng chục khuôn viên trường đại học, những người biểu tình đã thể hiện sự phản kháng dân sự chưa từng có kể từ năm 2012.

Tối ngày 27/11, những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát vì chính sách zero-COVID ở Thượng Hải. Một sinh viên đại học ở Thượng Hải cho biết: “Điều chúng tôi phản đối là những hạn chế đối với quyền của người dân, hạn chế tự do cá nhân và cuộc sống dưới danh nghĩa ngăn chặn virus.”

Các cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-COVID cũng diễn ra ở Vũ Hán, Thượng Hải, Thành Đô và một phần của thủ đô Bắc Kinh.

Ngày 28/11, cảnh sát ở Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tra hiện trường các cuộc biểu tình vào cuối tuần. Tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên bác bỏ thông tin cho rằng có sự tức giận lan rộng ở Trung Quốc về chính sách zero-COVID.

Trung Quốc nới lỏng hạn chế chống Covid để xoa dịu người biểu tình

Sau mấy năm sống trong phong tỏa covid — hoặc với nỗi lo bị phong tỏa — nhiều người Trung Quốc đã cảm thấy quá đủ. Cuối tuần qua hàng chục nghìn người đã xuống đường ở Bắc Kinh, Thượng Hải và những nơi khác, trong một làn sóng phản đối chưa từng có để bày tỏ sự tức giận đối với chính phủ. “Chúng tôi không muốn bị phong tỏa, chúng tôi muốn tự do” là một trong các khẩu hiệu của họ.

Dĩ nhiên chính phủ sẽ không trao những quyền tự do ngôn luận mà người biểu tình yêu cầu. Nhưng họ muốn xoa dịu phần nào bằng cách nới lỏng mà không làm tê liệt hệ thống y tế quốc gia. Hôm thứ Ba, Ủy ban Y tế Quốc gia đã công bố kế hoạch “đẩy nhanh tiêm vắc-xin covid cho người cao tuổi.” Giới chức nói cho đến nay chỉ 66% người trên 80 tuổi đã được tiêm nhắc lại, sau khi đã tăng từ 40% hồi đầu tháng. Đó là một bước đi thực tế. Nhưng đối với những người đã dành cả cuối tuần để hô “Đả đảo Tập Cận Bình,” bấy nhiêu có thể là chưa đủ để xoa dịu cơn thịnh nộ của họ.

Tình hình kinh tế Ấn Độ

Không nhiều nước có được đà phục hồi kinh tế hậu covid-19 tích cực như Ấn Độ. Mức tăng trưởng năm trong quý hai của nước này lên tới 13,5% (dù là nhờ so với mức nền thấp của 2021). Đà phục hồi như vậy là một phần lý do tại sao IMF dự đoán Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7% trong năm 2022, qua đó thay Anh làm nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Nhưng tốc độ tăng trưởng có lẽ đang bình thường hóa phần nào. Dữ liệu được công bố vào thứ Tư nhiều khả năng cho thấy tăng trưởng năm nhỏ hơn nhiều so với mức 6,2% của quý 3, theo khảo sát các nhà kinh tế của Bloomberg.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ấn Độ; trong khi hoạt động sản xuất còn trì trệ. Bên cạnh đó là môi trường lãi suất cao dẫn đến thắt chặt dự kiến ​​cho đến năm sau (mặc dù có thuyên giảm). Nhưng đó không phải tin xấu. Ngoài việc giúp kiềm chế lạm phát, đang ở mức 6,8%, các nhà kinh tế tin nhu cầu trong nước yếu đi còn giúp giảm thâm hụt thương mại và tài khóa.

Lạm phát dường như đã đạt đỉnh ở châu Âu?

Phần lớn châu Âu đang chìm trong sương mù, hệt như triển vọng lạm phát của họ. Ở Mỹ, lạm phát đang dần giảm. Nhưng tại khu vực đồng euro, các nhà phân tích vẫn đang tự hỏi lạm phát có thể tăng đến đâu. Câu trả lời sẽ có trong dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng HICP của khối, được công bố vào thứ Tư. Nó sẽ giúp Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định tăng lãi suất bao nhiêu vào ngày 15 tháng 12.

Các ước tính ban đầu từ Đức và Tây Ban Nha cho tháng 11 cho thấy lạm phát toàn phần có thể đã qua đỉnh. Lạm phát theo năm ở Tây Ban Nha được ghi nhận ở mức 6,8% (giảm từ 7,3% của tháng 10). Còn tại Đức, lạm phát tính theo năm giảm 0,4 điểm phần trăm xuống còn 10%. Dữ liệu từ các bang của Đức cũng cho thấy điều tương tự. Nhưng lạm phát cơ bản hay lạm phát “cốt lõi,” trong đó không tính giá năng lượng và lương thực, và là thước đo tốt hơn cho áp lực lạm phát tương lai, vẫn còn cao ở cả Đức và Tây Ban Nha.

Đảng Dân chủ Mỹ sắp có dàn lãnh đạo mới ở Hạ viện 

Vào thứ Tư, phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, sau khi mất đa số trong cuộc bầu cử giữa kỳ, sẽ chọn các lãnh đạo mới. Nancy Pelosi, 82 tuổi, đã lãnh đạo họ suốt 19 năm qua. Steny Hoyer và Jim Clyburn, những người giữ vị trí số hai và số ba, cũng đã 83 và 82 tuổi. Cấu trúc quyền lực ở tuổi tám mươi này khiến các nghị sĩ Dân chủ trẻ tuổi đầy tham vọng thất vọng. Để xoa dịu họ, từ năm 2018 bà Pelosi đã hứa nhường chức vụ cao nhất vào năm 2022.

Người thay bà gần như chắc chắn sẽ là Hakeem Jeffries. Ở tuổi 52, ông là một nhân vật tự do chủ nghĩa nhưng thực dụng như bà Pelosi. Katherine Clark, 59 tuổi, và Pete Aguilar, 43 tuổi, sẽ là hai cấp phó. Được dàn xếp bởi Pelosi, người muốn có một quá trình chuyển đổi có trật tự, cơ cấu này cho thấy quyền lực to lớn của bà. Nhưng nội bộ đảng Cộng hòa không suôn sẻ như vậy. Những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn đang từ chối ủng hộ Kevin McCarthy, nhà lãnh đạo mới được bầu của đảng này tại Hạ viện—cho thấy sự chia rẽ khi đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện vào năm tới.

Hoa Kỳ - Quan chức Fed gửi đi tín hiệu chính sách ‘thắt chặt hơn thay vì nới lỏng’ 

Tác giả Naveen Athrappully 

Thứ tư, 30/11/2022

Quan chức Fed gửi đi tín hiệu chính sách ‘thắt chặt hơn thay vì nới lỏng’

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard trình bày trong cuộc phỏng vấn với AFP tại Hoa Thịnh Đốn, hôm 06/08/2019. (Ảnh: Alastair Pike/AFP qua Getty Images) 

Ông Jim Bullard, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, đã bác bỏ khả năng ngân hàng trung ương nới lỏng lập trường thắt chặt chính sách của mình, cảnh báo rằng thay vào đó, khả năng đó có thể trở nên mạnh mẽ hơn. 

Ông Bullard cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MarketWatch hôm 28/11: “Các thị trường đang định giá thấp rủi ro mà FOMC [Ủy ban Thị trường Mở Liên bang] sẽ phải thắt chặt hơn thay vì giảm thắt chặt để kiềm chế lạm phát rất lớn mà chúng ta có ở Hoa Kỳ.” Ông tin rằng Fed có thể dừng lại sau khi lãi suất vượt 5% và có thể “sẽ phải duy trì ở mức đó” trong năm 2023 và 2024. 

Lãi suất quỹ liên bang chỉ là 0.25% vào đầu năm, sau đó đã được đẩy lên 3.75–4.0% vào tháng 11. Chi phí đi vay hiện ở mức cao nhất kể từ năm 2008. 

Trong cuộc phỏng vấn trên, ông Bullard bác bỏ ý kiến ​​cho rằng Fed từ bỏ mục tiêu lạm phát 2%, cảnh báo rằng đó sẽ là một “ý tưởng hoàn toàn tồi tệ đối với môi trường này”. 

Một quyết định như vậy sẽ gây ra “sự hỗn loạn toàn cầu” liên quan đến lạm phát và đưa đất nước “gần như chắc chắn rơi vào tình trạng hỗn loạn của những năm 1970.” 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 12 tháng, một thước đo lạm phát hàng năm, ở mức 7.7% trong tháng Mười. CPI hàng năm đã duy trì ở mức hoặc cao hơn 7.5% cho mỗi tháng trong năm nay. So sánh một cách tương đối, vào tháng Một năm 2021, tỷ lệ lạm phát 12 tháng chỉ là 1.4%. 

Chính sách hạn chế

Ông Bullard nói rằng lãi suất theo chính sách của Fed cần đạt đến mức thấp nhất trong phạm vi 5.0–7.0% để đủ hạn chế lạm phát. 

Ông nói: “Thực tế là thị trường lao động quá mạnh cho phép chúng tôi theo đuổi chiến lược giảm lạm phát của mình ngay bây giờ và cố gắng kiểm soát lạm phát ngay bây giờ. Vì vậy, chúng tôi không diễn lại những năm 1970, khi FOMC vào thời điểm đó đã mất 15 năm để kiểm soát lạm phát.” 

Thừa nhận rằng suy thoái kinh tế là không thể tránh khỏi, vị quan chức Fed này cho biết ông đang kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng GDP dưới xu hướng vào năm 2023. 

Biên bản cuộc họp chính sách tháng này của FOMC đã chỉ ra rằng Fed không cho rằng áp lực lạm phát đang giảm bớt. 

Những người tham gia chỉ ra rằng rủi ro lạm phát vẫn “nghiêng về hướng tăng” và việc giảm lạm phát liên tục có thể đòi hỏi “các điều kiện tài chính thắt chặt hơn mức giả định”.

Cuộc khảo sát về Kỳ vọng của Người tiêu dùng vào tháng Mười năm 2022 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đã chỉ ra rằng kỳ vọng lạm phát của người Mỹ đã tăng lên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong khi đó, kỳ vọng thất nghiệp đạt mức cao nhất kể từ tháng 04/2020.

Naveen Athrappully 

Anh Naveen Athrappully là một phóng viên tin tức đưa tin về các sự kiện kinh doanh và thế giới cho The Epoch Times.

Vân Du biên dịch

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời 

30/11/2022 

Reuters 

Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 18/10/2017.

Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 18/10/2017. 

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời hôm 30/11 ở tuổi 96 vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng, Reuters dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

Ông Giang qua đời lúc 12:13 chiều tại thành phố Thượng Hải, quê hương của ông, Tân Hoa Xã loan tin và đăng một bức thư gửi của Đảng Cộng sản cầm quyền, quốc hội, chính phủ và quân đội gửi đến người dân Trung Quốc thông báo về sự ra đi của ông.

“Sự ra đi của đồng chí Giang Trạch Dân là một tổn thất khôn lường đối với Đảng, quân đội và nhân dân các dân tộc của chúng ta”, bức thư viết, cho biết thông báo được đưa ra với “sự đau buồn sâu sắc.”

Bức thư mô tả “Đồng chí Giang Trạch Dân kính yêu của chúng ta” là một nhà lãnh đạo kiệt xuất có uy tín cao, một người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại, một chính khách, nhà chiến lược quân sự và nhà ngoại giao, đồng thời là một chiến binh cộng sản đã được thử thách lâu năm.

Ông Giang lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc để che khuất sự im lặng sau cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn đối với những người biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 1989, nhưng ông đã đưa đất nước thoát khỏi sự cô lập ngoại giao sau đó, hàn gắn hàng rào với Hoa Kỳ và chứng kiến sự bùng nổ kinh tế chưa từng có.

Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông Giang xuất hiện trước công chúng là vào tháng 10/2019 cùng với các cựu lãnh đạo khác xem cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Dưới thời ông Giang, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh.

Ông Giang coi một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của mình là việc Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 sau hơn 150 năm cai trị của Anh, mặc dù việc trao trả lãnh thổ này đã được nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình thoả thuận vào năm 1984.

Quan trọng hơn có lẽ là thuyết “Ba đại diện” của ông, một lý thuyết tiến bộ với một cái tên khó hiểu, đã giúp định hình Trung Quốc hiện đại bằng cách mời các doanh nhân – những người từng bị săn đuổi như những con chó của chủ nghĩa tư bản - tham gia vào đảng cộng sản.

Bất chấp những tin đồn rằng ông muốn bám lấy quyền lực, ông Giang nghỉ hưu vào năm 2002, trao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo không đổ máu đầu tiên của Trung Quốc kể từ cuộc cách mạng năm 1949.

Bất ổn tiếp tục ở Quảng Châu khi người dân tức giận vì lệnh phong tỏa

Yvette Tan

BBC News 

clash in haizhu

Nguồn hình ảnh, Reuters/Chụp lại hình ảnh, 

Người dân ném mảnh vỡ và thủy tinh vào cảnh sát

Người dân ở thành phố Quảng Châu, Nam Trung Quốc đã đụng độ với cảnh sát trong đêm trong vụ biểu tình mới nhất phản đối các biện pháp chống dịch Covid nghiêm ngặt ở nước này. 

Hình ảnh chia sẻ trên mạng cho thấy cảnh sát mặc đồ bảo hộ trắng cầm lá chắn chống bạo động để đỡ các mảnh vụn và thủy tinh mà người biểu tình ném vào họ. 

Một video khác cho thấy người biểu tình bị còng tay đưa đi. 

Hôm thứ Tư, các quan chức Quảng Châu nói các biện pháp chống dịch Covid sẽ được nới lỏng ở một vài quận. 

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục. 

Theo các tin đăng trên mạng xã hội, các cuộc biểu tình xảy ra hôm thứ Ba và sáng sớm thứ Tư ở quận Hải Châu. 

Một người dân Quảng Châu nói với hãng tin AFP rằng ông thấy chừng 100 cảnh sát tập trung ở làng Houjiao ở quận Hải Châu và bắt giữ ba người đàn ông. 

Quận Hải Châu cũng là hiện trường nơi các cuộc biểu tình đầy giận dữ đã xảy ra hồi đầu tháng. 

Các cuộc bất ổn mới nhất diễn ra sau làn sóng biểu tình ở Trung Quốc hồi cuối tuần, được châm ngòi bởi hỏa hoạn tại một tòa nhà cao tầng ở vùng Tân Cương khiến 10 người thiệt mạng hôm thứ Năm tuần trước. Nhiều người Trung Quốc tin rằng các biện pháp chống dịch Covid ở thành phố này đã gián tiếp gây ra cái chết của người dân. Tuy nhiên chính quyền phủ nhận điều này. 

Điều này khiến người dân ở Thượng Hải và Bắc Kinh và các thành phố lớn xuống đường biểu tình, yêu cầu chính quyền chấm dứt các biện pháp chống Covid - và một số người kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức. 

Các cuộc biểu tình này tan dần sau khi có sự hiện diện của nhiều cảnh sát ở những nơi biểu tình diễn ra. 

Cơ quan an ninh Trung Quốc kêu gọi xử lý các "thế lực thù địch" và có tin cảnh sát đã liên lạc với người biểu tình, bắt họ phải cung cấp thông tin họ đã ở đâu làm gì. 

Hôm thứ Ba, nhân viên y tế được hỏi liệu có kế hoạch nới lỏng các biện pháp chống Covid trong bối cảnh đã xảy ra biểu tình - và một quan chức nói Trung Quốc sẽ "điều chỉnh" các biện pháp để kiểm soát "tác động tiêu cực lên đời sống và kế sinh nhai của người dân". 

Trung Quốc tiếp tục là nền kinh tế lớn duy nhất duy trì chính sách zero-Covid, với chính quyền địa phương dập các ổ dịch, dù nhỏ, bằng các biện pháp xét nghiệm đại trà, cách ly và phong tỏa gấp. 

Mặc dù Trung Quốc phát triển các loại vaccine Covid riêng của họ, chúng không hiệu quả bằng vaccine làm bằng công nghệ mRNA - chẳng hạn như Pfizer và Moderna - được sử dụng ở các nơi khác. 

Hai liều vaccine Pfizer/BioNTech có tác dụng bảo vệ người tiêm khỏi bị ốm nặng hay tử vong tới 90%, trong khi tỷ lệ này với Sinovac của Trung Quốc chỉ là 70%.

Người dân Trung Quốc cũng chưa được tiêm đủ liều. Còn quá ít người cao tuổi - những người có nguy cơ tử vong cao nhất vì Covid - đã được tiêm chủng. 

HIện cũng có rất ít "miễn nhiễm tự nhiên" từ những người đã bị Covid vì Trung Quốc đã ngăn không cho virus Corona vào cộng đồng. 

Điều này có nghĩa các chủng virus mới lan nhanh hơn rất nhiều so với chủng đầu xuất hiện ở Trung Quốc cách đây ba năm. Nguy cơ chủng virus mới thâm nhập vào Trung Quốc từ nước ngoài là thường xuyên hiện hữu. 


Việt Nam lo sợ hiệu ứng domino từ các cuộc biểu tình ở Trung Quốc

Chính quyền Việt Nam lo sợ hiệu ứng domino từ các cuộc biểu tình ở Trung Quốc

Người dân ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) biểu tình hôm 28/11 /Reuters 

Một số nhà bình luận thời sự ở Hà Nội cho rằng Việt Nam đang hạn chế đưa tin về những cuộc biểu tình rộng khắp tại Trung Quốc vì lo ngại hiệu ứng domino, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong báo chí.

Từ giữa tuần trước, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở các thành phố của Trung Quốc khi dân chúng bất bình với các biện pháp nghiêm ngặt thuộc chính sách Không COVID của quốc gia có hơn 1,4 tỷ dân.

Các cuộc biểu tình bùng phát sau cái chết của 10 người ở khu vực Tân Cương trong vụ hỏa hoạn chỉ vì lực lượng cứu hỏa không thể đến hiện trường dễ dàng do các hạn chế được áp dụng để phòng chống COVID.

Người biểu tình kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và yêu cầu Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức.

Tưởng Năng Tiến - Hun Sen

https://tuongnangtien.files.wordpress.com/2022/11/image.png?w=1024

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vừa có nhận định ngắn, về một vị quan chức cao cấp của xứ sở láng giềng (“Hunxen là nhà cai trị hiểu biết và bản lĩnh”) và đã nhận được không ít những lời lẽ tán đồng nồng nhiệt:  

Đình Ấm Nguyễn: Chính xác.Một thời tôi đã hiểu sai về anh này.

Phuong Lam: Nếu ko bản lĩnh thì ông ấy ko tồn tại đến hôm nay ạ.

Nguyễn Ngoc Anh: Ông ấy là kẻ thức thời.

Tran Trong Duc: Campuchia là một nước nhỏ nhưng có một nhà lãnh đạo mang tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc.

Tất cả quí vị thức giả thượng dẫn – tiếc thay – đều rất kiệm lời, không ai chịu nói thêm (đôi câu) về “bản lĩnh” của ông Samdech Hun Sen để người đọc được dịp mở mang tầm mắt. Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến London, Moscow, New York, Paris, Varsovie … (và cũng không cảm thấy hào hứng lắm, khi nghĩ đến những nơi xa xôi như thế) duy Kampuchea thì tôi có dịp lui tới rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ nhận ra được cái “tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc” của vị thủ tướng của đất nước này.

Bản tin ngày Thứ tư 30 tháng 11 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến - Hun Sen

https://docs.google.com/document/d/17lYx75xhcR_7RPM7oiDFjJu6ZT60Eiyo/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vừa có nhận định ngắn, về một vị quan chức cao cấp của xứ sở láng giềng (“Hunxen là nhà cai trị hiểu biết và bản lĩnh”) và đã nhận được không ít những lời lẽ tán đồng nồng nhiệt:  

Đình Ấm Nguyễn: Chính xác.Một thời tôi đã hiểu sai về anh này.

Phuong Lam: Nếu ko bản lĩnh thì ông ấy ko tồn tại đến hôm nay ạ.

Nguyễn Ngoc Anh: Ông ấy là kẻ thức thời.

Tran Trong Duc: Campuchia là một nước nhỏ nhưng có một nhà lãnh đạo mang tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc.

Tất cả quí vị thức giả thượng dẫn – tiếc thay – đều rất kiệm lời, không ai chịu nói thêm (đôi câu) về “bản lĩnh” của ông Samdech Hun Sen để người đọc được dịp mở mang tầm mắt. Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến London, Moscow, New York, Paris, Varsovie … (và cũng không cảm thấy hào hứng lắm, khi nghĩ đến những nơi xa xôi như thế) duy Kampuchea thì tôi có dịp lui tới rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ nhận ra được cái “tầm vóc thời đại làm rạng rỡ dân tộc” của vị thủ tướng của đất nước này.

Lần gần nhất tôi ghé qua Cambodia là hồi đầu tháng 11 năm 2022, trước khi khai mạc Hội Nghị Cấp Cao Asean – kỳ thứ 40 và 41, tại Phnom Penh – chừng độ một tuần. Bộ mặt thủ đô của xứ sở này, giờ đây, đã hoàn toàn đổi khác.

Phố xá ngăn nắp và sạch sẽ hơn thấy rõ, nhất là con đường Preah Sisowath Quay và khu công viên (Riverside Park) nằm ngay mé sông Tonle Sap. Lũ trẻ con trần truồng, đen đủi, nhếch nhác (vẫn thường lê la chơi đùa trước Hoàng Cung) đều đã … đi chỗ khác chơi. Những kẻ vô gia cư hay nằm vật vã trên ghế đá cũng không còn nữa. Đám hành khất cũng thế, cũng biến mất tiêu. Cứ như thể là họ chưa bao giờ có mặt trên đất nước này, dù chỉ một ngày.

Sự đổi thay không chỉ diễn ra ở Phnom Penh. Dọc Quốc Lộ 1, hằng trăm bức ảnh của Hun Sen (khi ngồi, lúc đứng) đã được gỡ bớt và thay bằng chân dung của hoàng gia: Quốc vương Norodom Sihamoni, phụ vương Norodom Sihanouk, và hoàng thái hậu Norodom Monineath.

Việt Nam lo sợ hiệu ứng domino từ các cuộc biểu tình ở Trung Quốc

RFA
29/11/2022

https://docs.google.com/document/d/171tClbHtxsIzhlFwWZl3yoGCbXULPl3-/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một số nhà bình luận thời sự ở Hà Nội cho rằng Việt Nam đang hạn chế đưa tin về những cuộc biểu tình rộng khắp tại Trung Quốc vì lo ngại hiệu ứng domino, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong báo chí.

Từ giữa tuần trước, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở các thành phố của Trung Quốc khi dân chúng bất bình với các biện pháp nghiêm ngặt thuộc chính sách Không COVID của quốc gia có hơn 1,4 tỷ dân.

Các cuộc biểu tình bùng phát sau cái chết của 10 người ở khu vực Tân Cương trong vụ hỏa hoạn chỉ vì lực lượng cứu hỏa không thể đến hiện trường dễ dàng do các hạn chế được áp dụng để phòng chống COVID.

Người biểu tình kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và yêu cầu Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức.

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả (2) Nhưng mua được chính trị

29/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1So4xaRLLGLRHXypL0_pfecF0LLo4T1qs/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trận mở màn World Cup 2022 đã khẳng định một điều : Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá.

Equator, đội bóng trung bình của Nam Mỹ đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.

Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến 2 triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha.

Qatar đã trở thành một siêu cường mini, thao túng các xung đột ở Trung Đông: Qatar đang là một đế quốc Hồi giáo khiến cả thế giới phải bàn với họ mỗi khi muốn đạt được điều gì ở Afghanistan.

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 30 tháng 11 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1iR9rK761sEUpLjZpzobjEi0y3_vIOvsX/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng thống Hàn Quốc: Sẽ có ‘phản ứng chưa từng thấy’ nếu Triều Tiên thử hạt nhân

Reuters

30/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1gdgro31b96a-_m9iSZ1jpkfXGr5KQBci/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cảnh báo sẽ có một phản ứng chung chưa từng có với các đồng minh nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân, đồng thời kêu gọi Trung Quốc giúp ngăn cản Triều Tiên theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn bị cấm.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 28/11, ông Yoon kêu gọi Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ông nói nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến việc các khí tài quân sự đổ vào khu vực.

Gabor Steingart - Tập Cận Bình đang đánh liều với mọi thứ do những người tiền nhiệm lập nên

Nguồn:  https://www.focus.de/politik/experten/gastbeitrag-von-gabor-steingart-xi-jinping-riskiert-alles-was-seine-vorgaenger-aufgebaut-haben_id_180413181.html

Phan Ba dịch

29/11/2022

https://docs.google.com/document/d/17aYUhmn-HD_LK0j3ag-caHeJHYWzpBgp/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Liệu Trung Quốc vẫn còn có một mô hình kinh doanh có khả năng hoạt động không? Câu hỏi này xuất hiện càng lúc càng nhiều hơn trong những ngày này. Tập Cận Bình nên tránh năm điều điên rồ vì chúng gây nguy hiểm cho sự cai trị của ông ta.

Tập Cận Bình đang đánh liều với hầu hết mọi thứ do những người tiền nhiệm của ông ta tạo dựng: từ khu vực tư nhân nội địa Trung Quốc đến mô hình xuất khẩu được ngưỡng mộ khắp nơi.

Sự kính trọng trước đó đã nhường chỗ cho nỗi sợ hãi, và nỗi sợ hãi giờ đây đã nhường chỗ cho sự nghi ngờ về việc liệu đất nước Trung Quốc này có còn một mô hình kinh doanh có khả năng hoạt động hay không.

Có năm điều điên rồ mà nhà cai trị chuyên quyền ấy phải đối mặt vì cuối cùng thì chúng gây nguy hiễm cho nền thống trị của ông ta.

Trung Quốc siết chặt kiểm soát ở nhiều nơi để ngăn biểu tình chống "Zero Covid"

Trọng Thành / RFI

29/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1wS5j99GRVNfFhccsoEc8ul7mMluRNWXa/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm nay, 29/11/2022, các lực lượng an ninh có mặt dày đặc tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc để ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid. Biểu tình dự kiến tại nhiều nơi ở Trung Quốc tối hôm qua, 28/11, đã không diễn ra.  

Theo hãng tin Pháp AFP, tại Thượng Hải, các nhóm an ninh túc trực sẵn tại mỗi cửa ra vào metro. Phố Urumqi, Thượng Hải, trung tâm của các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, bị kiểm soát chặt. Ít nhất 12 xe cảnh sát túc trực tại chỗ, theo ghi nhận của một phóng viên. Nhiều người biểu tình cho biết đã bị công an gọi đến để điều tra về việc tham gia vào các cuộc tuần hành những ngày vừa qua. Tình hình tương tự tại Bắc Kinh, công an được triển khai khắp nơi để sẵn sàng trấn áp bất cứ cuộc tập hợp nào. Riêng tại Hàng Châu, thành phố miền đông, cách Thượng Hải 170 km về phía nam, bất chấp sự hiện diện của công an, nhiều cuộc biểu tình nhỏ vẫn nổ ra.  

Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân”

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi no longer described as ‘people’s leader’ in China,” Nikkei Asia, 24/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

30/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1IE_5sPhZCOtITrLX_OoR9c-QyVaLwL6B/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà lãnh đạo cố gắng nở nụ cười ngoại giao, nhưng hành động công khai phê phán Thủ tướng Canada đã làm hỏng mất hình ảnh của ông.

Một tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngừng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân.” Không một tài liệu nào mới được xuất bản trên các trang web của chính phủ Trung Quốc nhắc tới cụm từ này.

Đó là một diễn biến đáng ngạc nhiên, vì cụm từ này đã được sử dụng nhiều lần trước và trong thời gian diễn ra đại hội toàn quốc. Một quan chức cấp cao tại Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, một cơ quan của đảng, đã gọi Tập là “lãnh tụ nhân dân” tại một cuộc họp báo. Truyền thông Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này hàng ngày trong thời gian diễn ra đại hội. Người ta thậm chí còn phát sóng một bài hát có tựa đề “lãnh tụ nhân dân.”

Mỹ chọn phản ứng 'thận trọng' và 'thông minh' trước biểu tình chống zero-Covid tại Trung Quốc?

BBS News

30/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1iacT7OfhliGnT-BsxLRX3dlSRBAkv0qF/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc liên quan đến lệnh phong tỏa vì Covid. Một số lập pháp đã cáo buộc Washington thất bại trong việc nắm bắt một thời khắc lịch sử, theo phân tích từ Reuters.

Thế nhưng một số nhà phân tích cũng cho rằng sự thận trọng là một cách tiếp cận đúng đắn trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung tiềm ẩn nhiều bất ổn, và cả nguy cơ bị rơi vào diễn ngôn của Trung Quốc với cáo buộc "các thế lực nước ngoài" đang đứng đằng sau các cuộc biểu tình.

Nguyễn Kim - Dân Trung Cộng đã vùng dậy chống Tập Cận Bình

30/11/2022

https://docs.google.com/document/d/15QFbH7aFHmqdIvZLxVgOvRBfk-TvMRMP/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chủ Nhật 27/11/2022, nhiều cơ quan truyền thông như The Diplomat, AP News, BBC News, CNN, . . . đã đồng loạt loan tin về những cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình đang xảy ra tại nhiều thành phố lớn và tại 50 trường đại học ở Trung Cộng.  Sinh viên và người dân trong các cuộc biểu tình đã hét to những khẩu hiệu “Tự do ngôn luận” và “Tập Cận Bình phải từ chức.”  Có khoảng 2,000 sinh viên của trường đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh nơi Tập Cận Bình theo học trước đây, đã yêu cầu nhà nước nới lỏng biện pháp chống đại dịch Covid 19.  

Tập Cận Bình: Tiến thoái lưỡng nan

Lê Tây Sơn
29/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1o7f3ZJ49Le59hNe-Szj2tBz4dy2ceuRV/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính sách “zero-Covid” đã đẩy Trung Quốc (TQ) vào cuộc khủng hoảng ngày càng sâu, đồng thời đặt ra những câu hỏi mới về tính hiệu quả của vaccine nội địa. Lãnh đạo Tập Cận Bình vẫn cố chấp không thừa nhận sai lầm để thoát ra vòng luẩn quẩn lockdown vốn vượt quá sức chịu đựng của người dân.

Cuộc khủng hoảng do tự mình gây ra

Trung Quốc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn và kéo dài do Covid-19 mà không có “sách hướng dẫn” hiệu quả nào để thoát ra. Sau hơn hai năm phong tỏa, xét nghiệm và cách ly tái đi tái lại để dập tắt các đợt lây nhiễm, phương pháp “zero-Covid” của quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đi vào ngõ cụt và đẩy người dân đến bước đường cùng phải phản ứng. Khao khát tự do ở mức cơ bản nhất và phi chính trị đã vượt qua nỗi sợ cái chết và tù đầy.