Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 14 tháng 11 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Trương Tửu

https://docs.google.com/document/d/1l7OaD646CBuxaRjKkwtvxY14bOYPBj8v/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngoại và mẹ tôi đều rất hảo rượu nên mâm cơm gia đình không bao giờ thiếu chai/ lọ và ly/cốc … Được nuôi dưỡng trong cái không khí luôn nồng nàn hơi men như thế nên tôi cũng uống rất đều, và bắt đầu lê la hàng quán, ngay từ lúc thiếu thời.

Quanh bàn rượu, đôi lần, tôi được nghe kể về bà Vương Nhuận Chi (phu nhân của nhà thơ Tô Đông Pha) mà không khỏi sinh lòng hảo cảm :

“Mười năm chia tay bạn, chiều tối chợt bạn xuất hiện. Mở cửa, tay nắm chặt tay, chẳng kịp hỏi tới nhà mình bằng thuyền hay bằng ngựa. Cũng chẳng kịp mời ngồi ghế hay ngồi giường. Hàn huyên qua loa, vội chạy vào nhà trong, thấp giọng hỏi vợ rằng :

Mình liệu có đấu rượu của Tô Đông Pha không?

Vợ tươi cười rút cành trâm vàng đang cài trên đầu trao cho. Thế là đủ ba ngày cơm rượu…”

Ts. Phạm Đình Bá - 50 năm xăng cục gạch và nhu cầu thay đổi

14/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1wKaeCxNRnbQIGrEQ0Z2uRcV3poIoOIMD/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bàn luận từ hai trường hợp so sánh

Ở Canada, tiền lương giờ tối thiểu là khoảng 15 đô Canada và sức mua xăng từ làm việc một giờ của người làm việc ở mức lương tối thiểu là khoảng 10 lít. Ở Việt Nam, tiền lương giờ tối thiểu là khoảng 19 ngàn [6], và sức mua tương đương là khoảng ¾ một lít xăng [7]. Dân mình nghĩ gì về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”? Phải chăng báo Tuổi Trẻ nên suy nghĩ về tính tối ưu của thể chế cai trị hiện nay?

Theo tôi, 50 năm qua là một chuổi dài những năm tháng lãng phí, trong khi các nước như Đài Loan và Hàn Quốc tiến triển còn ở nước ta, chúng nó ăn cắp từng xu của dân để tẩu tán tài sản ra nước ngoài, bao gồm cả những trường hợp người dân mình mua trạm xăng ở nhiều thành phố lớn ở Gia Nã Đại.

Nguyễn Huỳnh - Người Việt không còn mặn mà về các đối thoại nhân quyền?

13/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1ez31kgPp5Cebc614pqWkAfYQgfbpyIM5/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ghi nhận bước đầu tại Sài Gòn, thì dường như việc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 26 vừa qua có nội dung ra sao… cũng không thấy bàn luận trên các diễn đàn xã hội dân sự.

Cuộc gặp của phái đoàn ngoại giao Mỹ với người nhà một số tù nhân chính trị nổi tiếng ở Việt Nam hôm 1/11, tiếp đó là đối thoại nhân quyền lần thứ 26 với Hà Nội 2/11, diễn ra và kết thúc âm thầm. Điều này khác hẳn với không khí kêu gọi nhân quyền dưới thời Tổng thống Obama, rồi đến Trump; và lạ ở chỗ là người ta cũng dửng dưng khi không buồn so sánh trong chuyện nhân quyền thời Obama, Trump và Biden.

Hòa giải dân tộc nhìn từ cách đối xử với người đã mất trong chiến tranh

RFA phỏng vấn Gs. Alex Thái Võ. Trung tâm Việt Nam học, Đại học Kỹ thuật Texas, về chủ đề vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời sự này.

12/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1uanhijNrCS_SBG4pveCjsz_870JLCzhh/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ở phần trước, PGS. TS. Alex Thái Võ chia sẻ về chính sách hòa giải của hai chính phủ Việt Mỹ, về góc nhìn của ông đối với con đường hòa giải dân tộc, và ở phần 3, ông chia sẻ quan niệm và những hành động cụ thể của mình về hòa giải thông qua các ứng xử văn minh với người đã khuất trong chiến tranh. 

1. Nghĩa tử là nghĩa tận 

RFA: Cách đây gần hai mươi năm, phía Mỹ tìm thấy một chiếc máy bay rơi trong chiến tranh Việt Nam, trong đó họ tìm thấy khoảng 81 hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và bốn hài cốt người Mỹ. Họ mang hài cốt binh sỹ Mỹ về nước và đề nghị Chính phủ Việt Nam nhận những bộ hài cốt của quân nhân VNCH. Nhưng phía Việt Nam không nhận, và Mỹ phải mang về an nghỉ tại Hawaii và sau đó là California. 

Nguyễn Thế Anh - “Việt Nam thời Pháp đô hộ”: 90 năm và những định mệnh lịch sử

Khó có thể hiểu những vấn đề hiện nay nếu không biết về quá khứ.

November 1, 2022

Đọc nguyên tác gốc PDF file:

Tại đây

https://docs.google.com/document/d/1DJtOyywCdv3n6Xv1iN0YBFNW9YyDGOV-/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vào tháng 8/2022, nhiều người dân khiếu kiện đất đai đã quỳ lạy Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường trước Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh. Một nhóm cảnh sát cơ động đã hộ tống viên bí thư rời khỏi trụ sở giữa tiếng kêu la thống thiết của người dân. [1]

Quang cảnh ngày hôm đó gợi nhớ đến cuộc biểu tình chống sưu thuế nổ ra ở Quảng Nam hơn một trăm năm trước. Khi ấy, quan chức triều đình dưới sự chi phối của thực dân Pháp đã cậy quyền ỷ thế để ức hiếp dân chúng, tham ô tràn lan. Người dân ban đầu chỉ van xin các quan chức giảm sưu thuế nhưng rồi vụ việc bùng phát thành một cuộc nổi dậy. Sau sự kiện này, thực dân đã đàn áp tàn nhẫn các vùng nông thôn Quảng Nam.

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 14 tháng 11 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1-HwXRYPwSBETpba0Qa5o0LN4oaaN6W2v/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Pak Yiu  - Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ

Nguồn: Pak Yiu, “China’s Global Security Initiative: Xi’s wedge in the U.S.-led order,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

14/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1No87R13GMrsXSXtvIsCE4UGv_B-d0EnB/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chương trình lớn tiếp theo của Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực chọn phe và hợp lý hóa cuộc chiến Ukraine.

Bài phát biểu dài gần hai giờ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hơn 2.000 đại biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản năm nay chứa đầy những điệp khúc quen thuộc. Tuy nhiên, lần đầu tiên báo cáo công tác đề cập đến Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), báo hiệu một chủ đề quan trọng trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ của ông.

“Một nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã nhận xét rằng ‘các sinh vật khác nhau có thể cùng tồn tại mà không gây hại cho nhau, và các con đường khác nhau có thể chạy song song mà không ảnh hưởng đến nhau,” Tập nói trong báo cáo của mình. “Chỉ khi tất cả các quốc gia cùng theo đuổi lợi ích chung, chung sống hòa thuận và hợp tác vì lợi ích chung, thì mới có thịnh vượng bền vững và an ninh mới được đảm bảo.”

Theo Tập, “dựa trên tinh thần này,” Trung Quốc đã đề xuất GSI.

Nhưng GSI là gì?

Li Yuan * - Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?

Nguồn: Li Yuan, “China’s Business Elite See the Country That Let Them Thrive Slipping Away.” The New York Times, 07/11/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

13/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1VoXWATV_DIIr_zwMfzYDUIAcJc82zKoK/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vốn lâu nay xa lánh chính trị, tầng lớp doanh nhân Trung Quốc đang ngày càng lo lắng liệu họ có còn chỗ đứng trong hệ thống độc nhân trị của Tập Cận Bình hay không.

Nhiều thập niên qua, giới doanh nhân Trung Quốc về căn bản đã ký một hợp đồng bất thành văn với Đảng Cộng sản: để chúng tôi kiếm tiền và chúng tôi sẽ không quan tâm các vị dùng quyền lực của mình ra sao.

Như hầu hết người dân Trung Quốc, họ tin vào quan điểm của đảng rằng chế độ độc đảng mang đến một nền quản trị hiệu quả.

Pierre-Antoine Donnet * – OLaf Scholz độc diễn ở Bắc Kinh trong bối cảnh ngờ vực của phương Tây đối với Trung Quốc

13/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1jt8dIto5O9VL0JeNWMlqWjwYx0C8ZYRj/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thủ tướng Đức Olaf Sholz đã có chuyến thăm chớp nhoáng tới Bắc Kinh vào hôm thứ Sáu (ngày 4 tháng 11), trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nhóm G7 đến thăm Trung Quốc kể từ ba năm qua. Chuyến thăm của ông đã dấy lên những chỉ trích gay gắt ở châu Âu và ngay cả ở nước Đức, khi rạn nứt giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng gia tăng.

Chuyến thăm chỉ kéo dài 11 giờ, nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoan nghênh chuyến công du của Thủ tướng Đức. Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Đức tăng cường quan hệ với Trung Quốc, trong khi Olaf Sholtz đã ca ngợi ngành công nghiệp Đức và cho biết chuyến thăm của ông sẽ giúp “phát triển hơn nữa” quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Nếu Olaf Sholtz đã nói với báo chí nước ngoài rằng ông đã yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng “ảnh hưởng của mình” để Nga chấm dứt “cuộc chiến tranh xâm lược” chống lại Ukraine, thì người đối thoại ông đã đáp lại: “Trung Quốc và Đức cần phải tôn trọng lẫn nhau” và “cùng nhau chống lại các cuộc can thiệp” vào mối quan hệ của họ, theo lời tường thuật của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.

G20 ở Bali: Rắc rối ở thiên đường khi lãnh đạo thế giới nhóm họp

BBC News

11/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1_CnbXpsuskLFojFZoFMNvxjR5gK-kcuT/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến Nga-Ukraine và sự lấn lướt của Trung Quốc đã gây căng thẳng trước hội nghị thượng đỉnh.

Một thiên đường với những cây cọ và dứa, nắng, cát và sự thanh bình là những gì bạn nghĩ đến khi nói về Bali.

Nhưng tuần này, hòn đảo của Indonesia sẽ tổ chức cái có thể là phiên bản căng thẳng nhất của G20, hoặc Nhóm 20 quốc gia.

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm - bao gồm 19 nền kinh tế tiên tiến và mới nổi và EU - được thành lập sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1999. Và nó tự coi mình là một câu lạc bộ của các siêu cường quản lý các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét