Thiên Hạ Luận - Thử xếp vài chuyện rời rạc cạnh nhau
26/11/2022
"Tại sao cứ đến cuối năm là thủ đô lát đá vỉa hè? Không hiểu được!"...
Trân Văn
Tuần này, World Cup 2022 diễn ra ở Qatar là chủ đề chính trên mạng xã hội Việt ngữ. Thiên hạ bàn luận sôi nổi về những vấn đề có liên quan đến quốc gia đăng cai, về các đội tuyển tham gia World Cup 2022, về kết quả một số trận cầu nằm ngoài dự đoán, về cá độ và chuyện thắng cuộc - thua cuộc...
Tuy cuộc sống không chỉ có World Cup nhưng vì thu hút được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới, World Cup đã làm nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, dân sinh trở thành nhạt nhòa. Chẳng hạn rất ít người bận tâm đến những chuyện như Bệnh viện K Trung ương chỉ còn 4/7 máy xạ trị.
Philippines “quay lại” với đồng minh Mỹ, Việt Nam vẫn “chần chờ”
Bình luânj của Trần Công Thượng
26/11/2022
Quan hệ Mỹ - Philippines nồng ấm trở lại
Các quan chức cao cấp của Mỹ đã có một loạt chuyến thăm tới Philippines, đồng minh quân sự lâu đời của Washington ở Đông Nam Á. Đặc biệt, chặng dừng chân của Phó Tổng thống Kamala Harris hôm 21/11 tại tỉnh Palawan của quốc gia Đông Nam Á này cho thấy một điều gì đó mới mẻ. Bà Harris là quan chức Mỹ đầu tiên đến đó, mà theo các nhà quan sát, động thái này có ý nghĩa như một thông điệp gửi tới Trung Quốc, chứ không chỉ gửi tới Philippines.
Bà Harris đã thăm quan một tàu tuần duyên và nói chuyện với các quan chức Philippines ở Palawan để nhấn mạnh các giá trị và hy vọng của Mỹ đối với khu vực: “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thương mại hợp pháp không bị cản trở, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tự do hàng hải”. (1)
Kẹt xe, đèn giao thông, báo Tuổi trẻ, tính tò mò và tư duy phê phán
Phạm Đình Bá
27/11/2022
Theo báo Tuổi trẻ, tối 25/11/2022, giao thông qua khu vực ngã tư Ung Văn Khiêm - Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh, Sài gòn trở nên hỗn loạn, xe cộ kẹt cứng ngắt khi cột đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư này gặp sự cố, cứ giữ màu vàng hoài. [1]
Một người dân khu vực cho hay, bình thường, khu vực này cũng thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông do lượng lớn xe cộ tập trung vào giờ cao điểm. Nhưng hôm nay, đèn giao thông gặp sự cố nên gây ra ùn tắc nghiêm trọng. Sau vài giờ, cảnh sát giao thông, công an trật tự và các nhân viên sửa điện đã có mặt để sửa chữa thùng điện của trụ đèn giao thông và phân luồng đường.
Hubert Testard* - COP27: Vì sao Châu Á không còn cho thấy sự táo bạo trong cuộc chiến chống lại sự biến đổi khí hậu
Nguồn: COP27: pourquoi l'Asie ne montre plus d'audace contre le changement climatique, Asialyst, ngày 12/11/2022.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
27/11/2022
Sau nhiều thông báo quan trọng tại COP26, các nước châu Á-Thái Bình Dương đã làm khá ít việc trước khi bắt đầu COP27. Chỉ có Ấn Độ, Úc và Indonesia đã đưa ra những đóng góp mới có tầm quan trọng tương đối. Đúng là chương trình nghị sự của COP27, vốn tập trung vào việc triển khai các cam kết trước đây, các vấn đề tài trợ và thích ứng với sự biến đổi khí hậu, đã đặt khu vực châu Á đang phát triển vào một vị thế khá thoải mái. Trung Quốc và Nhóm G77, do Pakistan làm chủ tịch, có thể gây một áp lực tối đa lên các nước phát triển để gia tăng nỗ lực tài trợ cho các nước đang phát triển, và khiến các nước phát triển chấp nhận thảo luận về các khoản bù đắp cho những nước dễ tổn thương nhất. Mặt khác, Trung Quốc cũng lấy cớ chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi để đình chỉ sự hợp tác với Hoa Kỳ về vấn đề khí hậu và trì hoãn việc công bố bản kế hoạch hành động chống lại khí thải mê-tan.
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 28 tháng 11 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Minxin Pei * - Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực
Nguồn: Minxin Pei, “Xi Jinping and the Paradox of Power,” Foreign Affairs, 21/11/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
28/.11/2022
Những thất bại của Mao tiết lộ cho chúng ta biết điều gì về hệ quả của việc tập trung quyền lực?
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã giành chiến thắng toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào giữa tháng 10. Như được kỳ vọng, ông đã giành được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ, ngoài ra còn tìm cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ bằng những người trung thành với mình. Trong một màn phô trương quyền lực chính trị, ông buộc hai đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương phải nghỉ hưu, dù cả hai đều chưa đến tuổi nghỉ hưu không chính thức là 68. Ngôi sao trẻ đang lên, Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và là người được cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bảo trợ, cũng đã bị phế truất thẳng thừng ngay phút cuối.
Trung Quốc: Biểu tình phản đối Covid lan rộng, Tập Cận Bình đối mặt thách thức chưa từng có
BBC News
28/11/2022
Tại sân trường đại học danh tiếng Thanh Hoa ở Bắc Kinh hôm Chủ nhật 27/11, cũng có cảnh người biểu tình cầm tờ giấy trắng.
"Tấm giấy trắng đại diện cho tất cả mọi thứ mà chúng tôi muốn nói nhưng không thể nói được", Johnny, 26 tuổi, một người tham gia biểu tình ở Bắc Kinh nói với Reuters.
Johnny nói, "Tôi đến đây để bày tỏ sự thành kính đối với những nạn nhân trong vụ hỏa hoạn, tôi thật sự hy vọng chúng tôi có thể chứng kiến những biện pháp chống Covid này chấm dứt. Chúng tôi muốn sống trở lại một cuộc sống bình thường. Chúng tôi muốn có danh dự."
Hôm thứ bảy 26/11, cũng có một video, tuy nhiên không thể kiểm chứng độc lập, được đó là cảnh một phụ nữ đứng trên bậc thềm tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh giơ cao tấm giấy trắng trước khi một người đàn ông không xác định danh tính bước vào và giật lấy.
Người đàn ông này sau đó chửi đám đồng biểu tình, "Một ngày kia các người sẽ trả giá tất cả cho những gì đã làm", trong một video mà Reuters xem được.
Và rồi đám đồng hét lại, "Nhà nước sẽ cũng phải trả giá cho những gì đã làm".
Tổng thống Đài Loan từ chức lãnh đạo đảng sau thất bại bầu cử địa phương
27/11/2022
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn từ chức lãnh đạo Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền vào ngày thứ Bảy sau khi chiến lược của bà mô tả các cuộc bầu cử địa phương là thể hiện thái độ thách thức trước sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc không giành được sự ủng hộ của cử tri.
Các cuộc bầu cử thị trưởng, quận trưởng và ủy viên hội đồng địa phương bề ngoài là về các vấn đề trong nước như đại dịch COVID-19 và tội phạm, và những người được bầu sẽ không có tiếng nói trực tiếp về chính sách của Trung Quốc.
Nhưng bà Thái đã mô tả các cuộc bầu cử này không chỉ là một cuộc bỏ phiếu địa phương, nói rằng thế giới đang theo dõi cách Đài Loan bảo vệ nền dân chủ của mình trong bối cảnh căng thẳng quân sự với Trung Quốc, nước tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của mình.
Điều gì xảy ra nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ?
Tác giả Katabella Roberts
26/11/2022
Trung Quốc, với dân số hơn 1.4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quốc gia này có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6.7% kể từ năm 2012, một phần nhờ vào vị trí thống trị của họ trong lĩnh vực sản xuất và xuất cảng hàng hóa giá rẻ.
Tính đến năm 2022, Trung Quốc đạt mức GDP là 17.7 ngàn tỷ USD, chỉ đứng sau Hoa Kỳ với GDP là 22.9 ngàn tỷ USD. Nhiều nhà kinh tế đã dự báo rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Tuy nhiên, nền kinh tế của quốc gia này đã mất dần động lực trong năm nay khi phải thích nghi theo chiến lược nghiêm ngặt zero COVID. Do đó, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng trong nước thực sự bị đình trệ, giống như trong giai đoạn đầu của đại dịch, trong khi nhu cầu toàn cầu giảm và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao.
Hoa Kỳ : Cãi nhau như mổ bò, xả súng vẫn loạn
Mỹ Anh
26/11/2022
Lý lẽ căn bản nhất của việc sở hữu súng là bảo vệ nhưng những vụ xả súng bừa bãi đã khiến nước Mỹ phần nào giống như một đất nước vô chính phủ chẳng khác gì các quốc gia Nam Mỹ nơi bọn tội phạm ma túy vãi súng loạn cào cào.
Trong hơn 10 ngày, nước Mỹ thức dậy với một phiên bản tin tức hệt nhau vào ba buổi sáng khác nhau: Xả súng bừa bãi gây chết người. Ba người chết, tuần trước, trên một chiếc xe buýt trường đại học. Năm người thiệt mạng, vào thứ Bảy, trong một hộp đêm. Sáu người tử vong, vào thứ Ba, trong một siêu thị Walmart.
Venezuela :Thỏa thuận ''lịch sử'' giữa chính quyền và đối lập Venezuela, Mỹ nới lỏng cấm vận
Minh Anh | Thu Hằng
RFI
27/11/2022
Ngày 26/11/2022, tại Mêhicô, chính quyền Venezuela và phe đối lập đã ký « một thỏa thuận bán phần thứ hai về mặt bảo trợ xã hội ». Đây là một bước tiến mới trong khuôn khổ các cuộc đàm phán tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài tại Venezuela, khiến hơn 7 triệu người phải bỏ ra nước ngoài.
Theo AFP, Colombia và Hoa Kỳ, hai trong số các nước theo dõi tiến trình đàm phán (cùng với Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Mêhicô) đã vận động để chính phủ và đối lập Venezuela ngồi lại vào bàn đàm phán sau 15 tháng đình chỉ.
Ngoại trưởng Mêhicô, nước tổ chức cuộc họp, hoan nghênh thỏa thuận là « một hy vọng cho toàn châu Mỹ Latinh » và là « chiến thắng của chính trị ». Một quan chức cấp cao Hoa Kỳ đánh giá đây là « một bước đi đúng hướng quan trọng » và « hoan nghênh (hai bên) nối lại đàm phán ».
Thông tín viên RFI Gwendolina Duval tường trình từ Mêhicô :
« Thỏa thuận giữa chính phủ Venezuela và phe đối lập đã chính thức nối lại phần nào các cuộc đàm phán. Rất nhiều khúc mắc về tương lai đất nước vẫn bị bỏ ngỏ, nhưng đối với ông Dag Nylander, nhà ngoại giao Na Uy phụ trách tiến hành đàm phán, đây là một bước mang tính lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét