Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 21 tháng 11 năm 2022

 


Ts. Phạm Đình Bá - Tại sao Bộ Giáo dục tùy hứng về tổ chức thi IELTS?

20/11/2022

https://docs.google.com/document/d/17iXwMKTv8xPpP5ZtAoBKsOo07yJwIMmX/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo báo Tuổi Trẻ bảng tiếng Anh ngày 18/11/2022, bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-DT) Việt Nam đã cho phép công ty Individual Development Plan - IDP Education ngay lập tức tiếp tục tổ chức thi IELTS vào thứ Năm sau một tuần tạm dừng. [1]

Quyết định của bộ giáo dục có hiệu lực ngay lập tức và sẽ kéo dài 5 năm.

IDP Education là một trong hai đơn vị tổ chức kỳ thi IELTS tại Việt Nam. Theo báo Dân trí, Hội đồng Anh, đơn vị tổ chức thi IELTS khác tại Việt Nam, vẫn đang trong quá trình xem xét của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một tuần trước, Bộ đã hoãn tất cả các kỳ thi IELTS, một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất ở Việt Nam, với lý do lo ngại về chất lượng.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy học

21/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1N6iR2Lt3weV2tqVzTy-vWBEARcl6Q0ad/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xứ mình nhiều ngày lễ, trong đó có lễ riêng của nhà giáo, những người làm nghề dạy học. Cứ tới tháng 11 tây hằng năm, không chỉ thầy lẫn trò mà dư luận xã hội cũng lao xao chộn rộn về ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam.

Thú thực, chả bao giờ tôi nghĩ mình sẽ theo nghề dạy học, còn gọi là sư phạm, thế mà lại đứng bục giảng những 16 năm trời. Hồi nhỏ tôi rắn mày rắn mặt, chỉ thích đi bộ đội hoặc làm lính biên phòng, chứ không thích làm thầy giáo. Người định một đằng, trời quyết một nẻo, chả thể nào tính được.

Tôi học khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp tháng 12.1976. Khóa tôi là khóa bản lề chiến tranh và hòa bình. Nhập trường khi kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ra trường khi đất nước vừa chấm dứt chiến tranh.

Ts. Phạm Đình Bá - Tại sao thiếu xăng?

20/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1XK_uZndpL1dYuvLFaGVwAX0fz2AT0WzY/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo báo Reuter, vào tháng 11, các quan chức Việt Nam, nhằm giải quyết tình trạng thiếu xăng khiến một số trạm xăng phải đóng cửa, sẽ điều chỉnh cách tính giá nhiên liệu để giảm bớt thiệt hại cho các nhà bán lẻ và yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ nhu cầu vốn của các công ty nhiên liệu. [1]

Theo một bài đăng trên trang web của chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam bắt đầu từ ngày 11 tháng 11 sẽ tính đến việc tăng chi phí vận chuyển và các chi phí khác trong tính toán giá cơ sở sau khi các nhà bán lẻ bị thua lỗ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm thứ Ba đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu mua xăng dầu trong nước và quốc tế để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu trong nước.

Vụ tập kích Sơn Tây Phần 11

Nguyên bản tiếng Anh: The Raid

Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer

Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ

https://docs.google.com/document/d/1pncUDvm5YZitKacOjLPBuXh8HB_IdbQe/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

P11

Cuộc tập kích Sơn Tây là một cuộc hành quân đầu tiên của quân đội trong lịch sử Hoa Kỳ, được xúc tiến dưới sự kiểm soát trực tiếp của Văn phòng chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng hỗn hợp quân đội. Bộ tư lệnh trung gian do vị Tổng tư lệnh Thái Bình Dương chỉ huy cũng chỉ là một cơ quan được “thông báo” và nhận lệnh yểm trợ công tác này yểm trợ mà thôi chứ không được thay đổi gì kế hoạch cả. Một viên tướng 3 sao, sau khi được biết về cuộc tập kích này, tỏ ý thắc mắc tại sao cuộc hành quân này lại được Lầu Năm Góc trực tiếp chỉ huy. Ông ta hỏi Blackburn tại sao lại không để cho Bộ chỉ huy gồm có lục, hải, không quân, đóng tại căn cứ Macdin ở Florida điều khiển việc này. Bộ chỉ huy này được thành lập từ thập niên 60 để huấn luyện và di chuyển mọi lực lượng chiến thuật hỗn hợp ra các nước ngoài. Câu thắc mắc hoặc lời đề nghị của viên tướng này không ích lợi gì cả. Bộ chỉ huy tam quân này (STRICOM) ở cách xa các vùng Đông Nam Á thì việc điều khiển công tác liên hệ sẽ không sát thực tế. John W. Vogt yêu cầu viên tướng này gạt chuyện Sơn Tây riêng qua một bên để lo các việc khác của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp thì tốt hơn.

Lê Bá Vận - Tư Tưởng Hồ Chí Minh Ra Đời Là Một Kỳ Tích - Phần 1.

https://docs.google.com/document/d/1cAq1aVo7un3pcz0vtptcHQeLHaTcXkfN/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

PHẦN 1.

SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

Sự ra đời này năm 1991 là một kỳ tích lịch sử thành hình từ một người chết được ướp xác mấy chục năm trước và đảng Cọng sản Việt Nam (CSVN), người khai sinh.

Không như tại Trung Quốc, ngoài Chủ nghĩa Mác-Lê nay đã kém thế, nhường bước trước Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba đại diện của Giang Trạch Dân, Học thuyết Hồ Cẩm Đào và Tư tưởng Tập Cận Bình, để lưu dấu ấn chính trị, mỗi nhà lãnh đạo trình bày trước Đại hội Đảng triết lý trị quốc, khẩu hiệu chính trị của mình và được Đại hội chính thức ghi vào Điều lệ Đảng.

Đầu tháng 7/1976 Đại học Huế tổ chức khoá hè chính trị triết học duy vật biện chứng, kinh tế Mác-Lê cho các giáo chức “ngụy” được lưu dụng. Học tại Trường Đại học Khoa học ở tòa nhà Morin cũ, kéo dài bốn tuần lễ, cũng gọi là thoải mái, có các giảng viên từ Hà Nội vào thuyết trình.

Lê Bá Vận - Tư Tưởng Hồ Chí Minh Ra Đời Là Một Kỳ Tích - Phần 2.

           https://docs.google.com/document/d/1BdGX9ztS-8I-rz4NDK-3-TQpTiwAhU62/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một lời nói dối thường xuyên đủ lâu sẽ trở thành sự thật – V. LENIN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) tại Đại hội Đảng II họp tại Tuyên Quang tháng 2 năm 1951, tuyên bố với một ký giả ngoại quốc rằng: "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Mọi thứ đã được Marx, Lê nin và Mao nói hết cả rồi".

Nói lên sự thực là điều không tưởng trong xã hội cọng sản họa chăng sự việc rõ như ban ngày.

Thành ngữ Mỹ có câu : ”Mark my words”, hãy ghi lời tôi nói.

PHẦN 2.                                  

I) TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ QUA CÁC DANH NGÔN.

HCM không viết luận văn, luận thuyết. Các lãnh đạo cọng sản : Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông ngược lại trước tác nhiều công trình đồ sộ về các chủ đề này. Họ là những nhà tư tưởng lớn, độc đáo. Có sự cách biệt rõ giữa họ và Chủ tịch HCM.

Họ có những câu nói nổi bật thâm thúy, làm ta phải suy gẫm cho dù không đồng ý.

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 21 tháng 11 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1O_samM8KDezQceoAnRA8UGtbWZyaeYIz/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ

Nguồn: Von Martin van Creveld, “Es wird Verhandlungen geben – aber anders, als wir denken”, WELT, 18/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

20/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1CYlVQB4_IY0y0fMh9ygE_By0W1FGwLxL/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Volodymyr Zelensky vẫn khước từ mọi cuộc nói chuyện với Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể có đàm phán giữa Ukraine và Nga, nhà sử học quân sự Martin van Creveld nói. Theo ông có bốn điều có thể xảy ra.

Về lý thuyết, chiến tranh kết thúc khi một phe tham chiến bị đánh bại, không còn sức chiến đấu, và kẻ chiến thắng có thể làm theo ý mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các cuộc chiến tranh đều không có kết cục như vậy. Khi một cuộc chiến sắp kết thúc và không còn nhiều nghi ngờ về kết cuộc của nó, kẻ thua cuộc sẽ nỗ lực để đạt được những điều kiện tốt nhất có thể, trong khi kẻ chiến thắng cũng muốn tiết kiệm sức lực, chi phí và xương máu. Một khả năng khác là xuất hiện tình trạng bế tắc, buộc cả hai bên phải cân nhắc, xem liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không, và tìm kiếm một lối thoát.

Pierre Antoine Donnet* - Từ ASEAN đến G20: Trung quốc cố đánh bóng lại hình ảnh của mình khi đối mặt với Hoa Kỳ

De l'ASEAN au G20 : la Chine tente de redorer son blason face aux États-Unis

Nguồn: https://asialyst.com/fr/2022/11/12/asean-g20-chine-tente-redorer-blason-face-etats-unis/

20/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1FcklZ8ToParcEBBH7HG1Z56aL5LYDJP6/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true



Phải chăng các đường cong đang đảo ngược? Tại hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, bắt đầu vào hôm thứ Năm ngày 10 tháng 11 ở Phnom Penh và bế mạc vào hôm Chủ nhật tuần này ngày 13 tháng 11, cũng như tại hội nghị G20 được tổ chức ở Bali vào thứ Ba ngày 15 tháng 11 và thứ Tư ngày 16 tháng 11, Trung Quốc đang cố đánh bóng lại một hình ảnh bị hoen ố ít nhiều trên trường quốc tế. Về phía Hoa Kỳ, do Tổng thống Joe Biden đại diện, người đã phấn chấn lên sau kết quả các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, khá tích cực cho ông, Hoa Kỳ có ý định củng cố sự hiện diện của họ ở châu Á.

 

Cuộc họp Biden-Tập đánh dấu thay đổi trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc theo hướng kiểm soát tình trạng cạnh tranh khốc liệt

Nguồn: The Wall Street Journal

Khánh An lược dịch

https://docs.google.com/document/d/10GDHtUVl2E-aflfi9peVQQq4TaXahAhA/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 Cuộc họp, được sắp xếp qua nhiều tuần đàm phán ngầm, đã giúp thiết lập các biện pháp phòng ngừa mới khi mâu thuẫn giữa hai quốc gia ngày càng lớn

NUSA DUA, Indonesia—Vài tuần sau chuyến thăm Đài Loan vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, các cố vấn của Tổng thống Biden đã lặng lẽ mở các cuộc đàm phán ngầm với một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc. Bắc Kinh đã cắt đứt phần lớn các kênh liên lạc với chính phủ Hoa Kỳ và hai bên đang tìm cách cải thiện tình hình.

Theo các quan chức Hoa Kỳ, qua các cuộc gọi video và điện thoại thường xuyên trong suốt những tuần tiếp theo, họ đã sắp xếp cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi ông Biden đắc cử. Các cuộc đàm phán tiếp tục cho đến ngày diễn ra cuộc họp, với việc các quan chức cấp cao của chính quyền Biden họp với những người đồng cấp Trung Quốc cho đến 3 giờ sáng thứ Hai tại một khách sạn ở Bali, Indonesia, trước cuộc đàm phán ngày hôm đó, các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét